Bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của công dân
- Thứ năm - 03/08/2017 14:40
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ngày 02/8, phối hợp với Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (USAID/GIG), Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo quán triệt nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL) và góp ý dự thảo Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ. Phát biểu khai mạc Hội thảo với sự tham dự của đại diện các cơ quan Tư pháp khu vực phía Bắc, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đã nhấn mạnh vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL trong bối cảnh hiện nay.
Đã có cơ sở pháp lý vững chắc
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nêu rõ, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa trong việc tạo cơ hội TCPL cho người dân ở cơ sở, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc hỗ trợ, đảm bảo, tạo điều kiện cho người dân TCPL. Nhiệm vụ này mới được thực hiện từ năm 2013, bắt đầu triển khai làm thử việc đánh giá, công nhận ở 5 địa phương theo Quyết định số 09 của Thủ tướng Chính phủ. Giai đoạn làm thử cho thấy việc thực hiện đã góp phần tạo chuyển biến mạnh trong việc nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của công dân và thiết thực góp phần vào cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, đồng thời gắn với việc triển khai tiêu chí TCPL trong Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.
Từ thành công của giai đoạn làm thử và tầm quan trọng của việc xây dựng các địa phương đạt chuẩn TCPL, theo Thứ trưởng Hiếu, Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Quyết định số 619/QĐ-TTg quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL để tạo cơ sở pháp lý một cách vững chắc để thực hiện thống nhất và đồng bộ nhiệm vụ này trên toàn quốc. Để thực hiện Quyết định 619, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BTP quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu TCPL, Hội đồng đánh giá TCPL và một số nội dung xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL. Bộ Tư pháp cũng khẩn trương chỉ đạo nghiên cứu, chỉnh lý và hoàn thiện cuốn Sổ tay hướng dẫn xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL. Tài liệu này được kỳ vọng là sẽ rất hữu ích, mang tính cầm tay, chỉ việc để các địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL.
TS Michael Trueblood - Giám đốc Phòng Phát triển kinh tế và quản trị nhà nước, Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ cho biết, trong nhiều năm qua, đặc biệt vùng sâu vùng xa, người dân, nhất là người dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu só vẫn còn hạn chế trong tiếp cận thông tin pháp luật. Hoan nghênh việc ban hành Quyết định 619 trong bối cảnh như trên, ông Trueblood mong đợi việc triển khai sẽ nâng cao nhận thức người dân trong xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL, thực hiện quyền được thông tin về pháp luật của công dân mà Hiến pháp đã quy định.
Địa phương phải “xắn tay” cùng Bộ Tư pháp
Theo Phó Vụ trưởng Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Phan Hồng Nguyên, so với Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg, quy định về xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL theo Quyết định 619 có nhiều đổi mới quan trọng. Trong đó các tiêu chí, chỉ tiêu TCPL được giảm bớt, chỉ còn 5 tiêu chí (giảm 3 tiêu chí) và 25 chỉ tiêu (giảm 16 chỉ tiêu), tập trung vào các nội dung có liên quan đến TCPL cho người dân. Quyết định 619 cũng thu hẹp đối tượng đánh giá, công nhận đạt chuẩn TCPL, thay vì đánh giá đối với 3 cấp tỉnh, huyện, xã, nay chỉ tập trung đánh giá cấp xã để bảo đảm tính khả thi, gắn kết, thống nhất với xây dựng, đánh giá xã đạt nông thôn mới. Một điểm mới quan trọng nữa là Quyết định 619 quy định đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng và thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cấp xã nhằm tăng tính khách quan, minh bạch trong đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL.
Phó Trưởng phòng PBGDPL (Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang) Phạm Văn Tĩnh đặt vấn đề, xã đạt chuẩn TCPL là tiêu chí mới được bổ sung vào Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Vậy trong trường hợp một xã đạt tiêu chí nông thôn mới mà chưa đạt chuẩn TCPL thì có được “nợ” không? Đây cũng là băn khoăn của nhiều địa phương khác được nêu tại Hội thảo.
Trưởng phòng PBGDPL (Sở Tư pháp TP Hà Nội) Vũ Thị Thanh Tú lại quan niệm, đến thời điểm hiện tại đã có đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật triển khai xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL, nhất là với Thông tư 07 mới được Bộ Tư pháp ban hành. Do đó, các địa phương cần “xắn tay” với Bộ Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ này. Đồng tình với bà Tú, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên Trần Thanh Hưng tự tin cho rằng, cấp xã đều có thể làm được bởi các văn bản đã tạo nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, nhiều đại biểu đề nghị, quá trình thực hiện cần linh hoạt, hài hòa với nhiệm vụ của địa phương, chứ không nên cứng nhắc theo các quy định trong văn bản.
Lắng nghe các ý kiến, Vụ trưởng Vụ PBGDPL (Bộ Tư pháp) Đỗ Xuân Lân cho biết, việc xây dựng xã đạt chuẩn TCPL không phải là việc mới được giao cho địa phương mà qua rà soát đã tổng hợp các nhiệm vụ giao cho chính quyền cấp xã hiện hành, gom lại trong một văn bản để có sự triển khai một cách hệ thống, toàn diện. Giải pháp để triển khai nhiệm vụ này một cách hiệu quả phụ thuộc vào từng địa phương nhưng ông Lân bày tỏ: “Trên cơ sở tuân thủ luật pháp, chúng ta cần rất mềm dẻo, linh hoạt, kiên trì trong quá trình triển khai thực hiện, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vướng ở đâu thì báo cáo để tháo gỡ”.
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nêu rõ, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa trong việc tạo cơ hội TCPL cho người dân ở cơ sở, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc hỗ trợ, đảm bảo, tạo điều kiện cho người dân TCPL. Nhiệm vụ này mới được thực hiện từ năm 2013, bắt đầu triển khai làm thử việc đánh giá, công nhận ở 5 địa phương theo Quyết định số 09 của Thủ tướng Chính phủ. Giai đoạn làm thử cho thấy việc thực hiện đã góp phần tạo chuyển biến mạnh trong việc nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của công dân và thiết thực góp phần vào cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, đồng thời gắn với việc triển khai tiêu chí TCPL trong Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.
Từ thành công của giai đoạn làm thử và tầm quan trọng của việc xây dựng các địa phương đạt chuẩn TCPL, theo Thứ trưởng Hiếu, Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Quyết định số 619/QĐ-TTg quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL để tạo cơ sở pháp lý một cách vững chắc để thực hiện thống nhất và đồng bộ nhiệm vụ này trên toàn quốc. Để thực hiện Quyết định 619, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BTP quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu TCPL, Hội đồng đánh giá TCPL và một số nội dung xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL. Bộ Tư pháp cũng khẩn trương chỉ đạo nghiên cứu, chỉnh lý và hoàn thiện cuốn Sổ tay hướng dẫn xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL. Tài liệu này được kỳ vọng là sẽ rất hữu ích, mang tính cầm tay, chỉ việc để các địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL.
TS Michael Trueblood - Giám đốc Phòng Phát triển kinh tế và quản trị nhà nước, Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ cho biết, trong nhiều năm qua, đặc biệt vùng sâu vùng xa, người dân, nhất là người dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu só vẫn còn hạn chế trong tiếp cận thông tin pháp luật. Hoan nghênh việc ban hành Quyết định 619 trong bối cảnh như trên, ông Trueblood mong đợi việc triển khai sẽ nâng cao nhận thức người dân trong xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL, thực hiện quyền được thông tin về pháp luật của công dân mà Hiến pháp đã quy định.
Địa phương phải “xắn tay” cùng Bộ Tư pháp
Theo Phó Vụ trưởng Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Phan Hồng Nguyên, so với Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg, quy định về xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL theo Quyết định 619 có nhiều đổi mới quan trọng. Trong đó các tiêu chí, chỉ tiêu TCPL được giảm bớt, chỉ còn 5 tiêu chí (giảm 3 tiêu chí) và 25 chỉ tiêu (giảm 16 chỉ tiêu), tập trung vào các nội dung có liên quan đến TCPL cho người dân. Quyết định 619 cũng thu hẹp đối tượng đánh giá, công nhận đạt chuẩn TCPL, thay vì đánh giá đối với 3 cấp tỉnh, huyện, xã, nay chỉ tập trung đánh giá cấp xã để bảo đảm tính khả thi, gắn kết, thống nhất với xây dựng, đánh giá xã đạt nông thôn mới. Một điểm mới quan trọng nữa là Quyết định 619 quy định đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng và thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cấp xã nhằm tăng tính khách quan, minh bạch trong đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL.
Phó Trưởng phòng PBGDPL (Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang) Phạm Văn Tĩnh đặt vấn đề, xã đạt chuẩn TCPL là tiêu chí mới được bổ sung vào Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Vậy trong trường hợp một xã đạt tiêu chí nông thôn mới mà chưa đạt chuẩn TCPL thì có được “nợ” không? Đây cũng là băn khoăn của nhiều địa phương khác được nêu tại Hội thảo.
Trưởng phòng PBGDPL (Sở Tư pháp TP Hà Nội) Vũ Thị Thanh Tú lại quan niệm, đến thời điểm hiện tại đã có đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật triển khai xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL, nhất là với Thông tư 07 mới được Bộ Tư pháp ban hành. Do đó, các địa phương cần “xắn tay” với Bộ Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ này. Đồng tình với bà Tú, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên Trần Thanh Hưng tự tin cho rằng, cấp xã đều có thể làm được bởi các văn bản đã tạo nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, nhiều đại biểu đề nghị, quá trình thực hiện cần linh hoạt, hài hòa với nhiệm vụ của địa phương, chứ không nên cứng nhắc theo các quy định trong văn bản.
Lắng nghe các ý kiến, Vụ trưởng Vụ PBGDPL (Bộ Tư pháp) Đỗ Xuân Lân cho biết, việc xây dựng xã đạt chuẩn TCPL không phải là việc mới được giao cho địa phương mà qua rà soát đã tổng hợp các nhiệm vụ giao cho chính quyền cấp xã hiện hành, gom lại trong một văn bản để có sự triển khai một cách hệ thống, toàn diện. Giải pháp để triển khai nhiệm vụ này một cách hiệu quả phụ thuộc vào từng địa phương nhưng ông Lân bày tỏ: “Trên cơ sở tuân thủ luật pháp, chúng ta cần rất mềm dẻo, linh hoạt, kiên trì trong quá trình triển khai thực hiện, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vướng ở đâu thì báo cáo để tháo gỡ”.