Bộ Tư pháp họp báo Quý I/2017
- Thứ năm - 27/04/2017 15:34
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sáng 26/4, Bộ Tư pháp đã tổ chức buổi họp báo Quý I/2017. Ông Đỗ Đức Hiển – Chánh Văn phòng Bộ, người phát ngôn của Bộ Tư pháp chủ trì buổi họp.
Chia sẻ về tình hình công tác tư pháp trong Quý I/2017, Chánh Văn phòng Bộ Đỗ Đức Hiển cho biết: Bộ, ngành Tư pháp đã bám sát Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm một cách có hiệu quả. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, xử lý, rà soát VBQPPL tiếp tục được triển khai tích cực ngay từ đầu năm, góp phần nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự thảo VBQPPL. Cụ thể: Bộ Tư pháp đã tích cực phối hợp với các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội hoàn thiện để trình tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV thông qua đối với 03 dự án luật và 01 dự thảo Nghị quyết; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 03/4 văn bản, đang tiếp tục hoàn thiện để trình Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại; đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ theo các kế hoạch triển khai thi hành các luật sắp có hiệu lực thi hành: Luật đấu giá tài sản, Luật tiếp cận thông tin. Bộ đã thẩm định 41 dự thảo VBQPPL, 22 đề nghị xây dựng VBQPPL và 24 điều ước quốc tế; đã kiểm tra 903 văn bản của các Bộ, ngành, địa phương; bước đầu phát hiện 16 văn bản sai về nội dung (06 văn bản của Bộ, cơ quan ngang Bộ, 10 văn bản của địa phương) và đã ra 16 thông báo đối với các văn bản sai nói trên. Hiện nay, có 13 văn bản đã xử lý, các văn bản còn lại đang trong quá trình xử lý theo quy định.
Trong công tác THADS, Bộ đã tích cực thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác THADS; tập trung giải quyết các vụ việc thi hành án trọng điểm, các vụ việc thi hành án liên quan đến tín dụng ngân hàng, các vụ việc khiếu nại tố cáo phức tạp, kéo dài. Kết quả THADS từ ngày 01/10/2016 đến ngày 31/3/2017 như sau: Về việc, tổng số việc phải thi hành là 578.515 việc, trong đó: số có điều kiện thi hành là 435.752 việc, chiếm 75,32% trong tổng số phải thi hành. Số giải quyết xong trong số có điều kiện thi hành là 225.116 việc, tăng 5,89% so với cùng kỳ năm 2016; đạt tỉ lệ 51,66% (tăng 3,24% so với cùng kỳ năm 2016); Về tiền: Tổng số phải thi hành là 136.226 tỷ 184 triệu 233 nghìn đồng, trong đó: số có điều kiện thi hành là 92.681 tỷ 814 triệu 052 nghìn đồng, chiếm 68,04% trong tổng số phải thi hành. Số thi hành xong trong số có điều kiện thi hành là 16.908 tỷ 704 triệu 065 nghìn đồng, tăng 81,24% so với cùng kỳ năm 2016; đạt tỉ lệ 18,24% (tăng 8,18% so với cùng kỳ năm 2016)....
Tại cuộc họp báo, các phóng viên cũng được cung cấp thông tin về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp Quý II/2017, tình hình triển khai thi hành Luật đấu giá tài sản, những nội dung cơ bản của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại và một số vấn đề cụ thể khác.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề đấu giá biển số xe, bà Nguyễn Thị Mai, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp cho biết: hiện nay không có vướng mắc gì về pháp luật đấu giá tài sản đối với vấn đề này. Luật đấu giá tài sản chỉ quy định về trình tự thủ tục bán đấu giá tài sản, còn tài sản nào được bán đấu giá thì do các luật nội dung quy định. Nếu pháp luật chuyên ngành có quy định bán đấu giá biển số xe đẹp thì sẽ thực hiện theo thủ tục của luật bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên bà cũng lưu ý biển số xe không chỉ là tài sản đơn thuần mà còn là công cụ điều tiết của nhà nước trong quản lý đô thị, do đó cần cân nhắc lợi ích thu được từ bán đấu giá biển số xe với lợi ích quản lý trật tự an ninh đô thị.
Bên cạnh đó, đại diện các đơn vị thuộc Bộ đã trả lời chi tiết và đầy đủ những vấn đề được các phóng viên quan tâm khác như: quy định về công khai xin lỗi người bị oan sai trong Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước; quy định của Dự thảo Nghị định của Bộ Công an về điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình; một số nội dung của Bộ luật hình sự…
Trong công tác THADS, Bộ đã tích cực thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác THADS; tập trung giải quyết các vụ việc thi hành án trọng điểm, các vụ việc thi hành án liên quan đến tín dụng ngân hàng, các vụ việc khiếu nại tố cáo phức tạp, kéo dài. Kết quả THADS từ ngày 01/10/2016 đến ngày 31/3/2017 như sau: Về việc, tổng số việc phải thi hành là 578.515 việc, trong đó: số có điều kiện thi hành là 435.752 việc, chiếm 75,32% trong tổng số phải thi hành. Số giải quyết xong trong số có điều kiện thi hành là 225.116 việc, tăng 5,89% so với cùng kỳ năm 2016; đạt tỉ lệ 51,66% (tăng 3,24% so với cùng kỳ năm 2016); Về tiền: Tổng số phải thi hành là 136.226 tỷ 184 triệu 233 nghìn đồng, trong đó: số có điều kiện thi hành là 92.681 tỷ 814 triệu 052 nghìn đồng, chiếm 68,04% trong tổng số phải thi hành. Số thi hành xong trong số có điều kiện thi hành là 16.908 tỷ 704 triệu 065 nghìn đồng, tăng 81,24% so với cùng kỳ năm 2016; đạt tỉ lệ 18,24% (tăng 8,18% so với cùng kỳ năm 2016)....
Tại cuộc họp báo, các phóng viên cũng được cung cấp thông tin về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp Quý II/2017, tình hình triển khai thi hành Luật đấu giá tài sản, những nội dung cơ bản của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại và một số vấn đề cụ thể khác.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề đấu giá biển số xe, bà Nguyễn Thị Mai, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp cho biết: hiện nay không có vướng mắc gì về pháp luật đấu giá tài sản đối với vấn đề này. Luật đấu giá tài sản chỉ quy định về trình tự thủ tục bán đấu giá tài sản, còn tài sản nào được bán đấu giá thì do các luật nội dung quy định. Nếu pháp luật chuyên ngành có quy định bán đấu giá biển số xe đẹp thì sẽ thực hiện theo thủ tục của luật bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên bà cũng lưu ý biển số xe không chỉ là tài sản đơn thuần mà còn là công cụ điều tiết của nhà nước trong quản lý đô thị, do đó cần cân nhắc lợi ích thu được từ bán đấu giá biển số xe với lợi ích quản lý trật tự an ninh đô thị.
Bên cạnh đó, đại diện các đơn vị thuộc Bộ đã trả lời chi tiết và đầy đủ những vấn đề được các phóng viên quan tâm khác như: quy định về công khai xin lỗi người bị oan sai trong Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước; quy định của Dự thảo Nghị định của Bộ Công an về điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình; một số nội dung của Bộ luật hình sự…