Bộ Tư pháp tiếp tục xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại phục vụ người dân và doanh nghiệp

Bộ Tư pháp tiếp tục xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại phục vụ người dân và doanh nghiệp
Sáng nay – 01/6, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đã chủ trì Hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm về chỉ số cải cách năm 2017 và giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính của Bộ Tư pháp trong thời gian tới. Đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ và đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp Hà Nội tham dự.
Chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của Bộ Tư pháp tăng 02 bậc so với năm 2016
Báo cáo tổng quan về kết quả Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tư pháp năm 2017, đồng chí Nguyễn Quốc Hoàn, Phó Chánh Văn phòng Bộ cho biết, tổng số điểm theo Par Index 2017 của Bộ Tư pháp là 83.93/100 điểm xếp thứ 04/19 Bộ, tăng 02 bậc so với năm 2016.
So sánh tổng quan có thể thấy rằng, việc xếp hạng của Bộ Tư pháp tăng 02 bậc so với năm 2016 đã thể hiện sự quyết tâm của Lãnh đạo Bộ cũng như nỗ lực của các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. Trong 7 lĩnh vực đánh giá chỉ số cải cách hành chính cấp Bộ năm 2017 có 04 lĩnh vực đạt kết quả cao so với năm 2016: công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính (được 11.5/12 điểm đạt 95,83%, Bộ Tư pháp là 01 trong 03 Bộ có chỉ số thành phần chỉ đạo điều hành cải cách hành chính cao nhất); lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ (được 14,78/17 điểm đạt 86,92%,  duy trì vị trí thứ 2 như năm 2016); lĩnh vực xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và lĩnh vực hiện đại hóa hành chính (được 15,13/17 đạt 89% tăng 09 bậc từ bậc 15 năm 2016 lên thứ 6 năm 2017); lĩnh vực hiện đại hóa hành chính (được 15,08/17,7 điểm đạt 86,17%  tăng 03 bậc từ bậc 7 năm 2016 lên bậc 04 năm 2017).
1
Bên cạnh việc khởi sắc trong các nội dung cải cách hành chính thuộc diện chấm điểm thẩm định thì Bộ Tư pháp cũng đạt vị trí xếp hạng cao hơn qua kết quả điều tra xã hội, điều đó phản ánh cách nhìn và sự ủng hộ tốt hơn đối với các chủ trương, nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ Tư pháp.
Mặc dù tăng 02 bậc so với năm 2016, nhưng qua rà soát số điểm trừ của Bộ Tư pháp cũng cho thấy trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính vẫn còn hạn chế như: việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao chưa đạt tiến độ như yêu cầu; việc thực hiện công bố thủ tục hành chính, nhập, đăng tải công khai thủ tục hành chính vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính còn chậm; việc sắp xếp tổ chức bộ máy và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ còn chậm; số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ bố trí viên chức theo đề án vị trí việc làm chưa đạt 100% theo yêu cầu... Kết quả điều tra xã hội học tuy xếp thứ hạng cao hơn nhưng vẫn thuộc nhóm thấp (xếp thứ 10/19 Bộ).
Sử dụng mạnh mẽ, khai thác triệt để các phần mềm đã được Bộ trang bị      
Tại Hội nghị, đại diện một số đơn vị đã đánh giá cụ thể về từng lĩnh vực có liên quan đến đơn vị đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác cải cách thủ tục hành chính trong năm 2018, theo ông Trần Anh Đức – Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật đề xuất phải thực hiện nghiêm và đồng bộ các chủ trương, định hướng về kiểm soát, cải cách thủ tục hành chính đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra; nghiên cứu xây dựng văn bản QPPL hướng dẫn việc đánh giá tác động thủ tục hành chính trong quy trình đề nghị, xây dựng văn bản QPPL; tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật ban hành văn bản QPPL, các quy định pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính....; Ông Lê Văn Duyên Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin thì nhấn mạnh đến giải pháp tiếp tục triển khai sử dụng mạnh mẽ, khai thác triệt để các phần mềm đã được trang bị để phục vụ hiệu quả cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị; đề xuất, trao đổi, phối hợp chặt chẽ với Cục Công nghệ thông tin khi nghiên cứu, xây dựng, triển khai các phần mềm chuyên ngành của đơn vị mình...
 
11

Phấn đấu với chính mình trong công tác cải cách hành chính
Đồng chí Phạm Minh Hùng - Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính Bộ Nội vụ ghi nhận và giải đáp các vướng mắc xung quanh kết quả cải cách hành chính liên quan đến Bộ Tư pháp. Nhắc đến một số lĩnh vực bị trừ điểm, đồng chí cho rằng cần phải làm rõ nguyên nhân bị trừ điểm, việc cải thiện chỉ số thành phần cải cách hành chính ngoài 6 cơ quan đầu mối của Bộ Tư pháp thì nên đi sâu vào các tiêu chí đóng góp của các đơn vị thuộc Bộ, phải chỉ ra được đơn vị nào làm mất điểm chung của Bộ, từ đó với có giải pháp khắc phục. Cũng theo ông, kết quả chung của Bộ Tư pháp là 83,93/100 điểm, đứng thứ 4/19, nhưng nhìn vào điểm số thì các Bộ chênh lệch rất ít, có khi chỉ 0.25 điểm. Theo ông, thứ bậc không quan trọng bằng việc bản thân các Bộ so sánh với điểm tuyệt đối (100 điểm) để biết mình cần phải phấn đấu theo tiêu chí nào – phấn đấu với chính mình”. Do vậy, bản thân các Bộ phải phấn đấu với chính mình trong công tác cải cách hành chính. 
11
Tránh mất điểm ở những nhiệm vụ định khungĐồng quan điểm với đồng chí Phạm Minh Hùng, Chuyên gia cao cấp Đinh Trung Tụng - nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng cho rằng, đối với việc Bộ Tư pháp bị trừ điểm, cần phải xác định rõ đơn vị nào chịu trách nhiệm chính, đơn vị nào cộng đồng trách nhiệm, các đơn vị phải cùng phối hợp để làm rõ nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục. Nguyên Thứ trưởng cũng cho rằng, các lĩnh vực bị trừ điểm chủ yếu do nguyên nhân chủ quan, do vậy việc khắc phục là trong khả năng của các đơn vị để Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tư pháp ngày càng được cải thiện và tiếp tục nằm trong nhóm đầu.   
Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đã ghi nhận và biểu dương kết quả mà các đơn vị thuộc Bộ đã cố gắng trong năm qua để đưa Bộ Tư pháp trở thành một trong những Bộ có sự cải thiện trong cải cách hành chính. Để tiếp tục cải thiện chỉ số cải cách hành chính, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đề nghị thủ trưởng các đơn vị phải trực tiếp quan tâm đến công tác cải cách hành chính từ những việc nhỏ nhất, lồng ghép cải cách hành chính trong các Chương trình, Kế hoạch hoạt động của đơn vị và thường xuyên rà soát hàng tháng trong giao ban của đơn vị; đặc biệt chú trọng những đơn vị nào được chỉ định là có hiệu quả ảnh hưởng đến chỉ số thành phần thì Thủ trưởng đơn vị cần gắng hơn và khắc phục trong năm 2018.
Đối với các lĩnh vực bị trừ điểm, Thứ trưởng cũng đề nghị các đơn vị cần phải rút kinh nghiệm, đơn vị đầu mối đã có giải pháp khắc phục, nhưng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan phải phối kết hợp để thực hiện. Trên cơ sở ý kiến phát biểu của đại diện các Bộ, các đơn vị thuộc Bộ tham dự Hội nghị, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị có liên quan để ghi nhận, tổng hợp, đề xuất giải pháp để tiếp tục cải thiện Chỉ số cải cách hành chính và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành.
 
 

Tác giả bài viết: An Như

Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn)