Bộ trưởng Lê Thành Long giải trình ý kiến của Đại biểu Quốc hội về dự án Luật đấu giá tài sản
- Thứ ba - 25/10/2016 01:13
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sáng 24/10, trong phiên thảo luận tại Hội trường về dự án Luật đấu giá tài sản, Bộ trưởng Lê Thành Long đã có giải trình ý kiến của Đại biểu Quốc hội về dự luật nêu trên.
Kính thưa Quốc hội!
Trước hết cho phép tôi thay mặt Ban soạn thảo và Ủy ban Kinh tế Quốc hội với tư cách cơ quan thẩm tra xin cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội đã góp ý. Chúng tôi đã ghi chép khá đầy đủ, sẽ có gỡ băng tất cả các ý kiến, đặc biệt những ý kiến cụ thể vào từng điều khoản của các vị đại biểu chúng tôi sẽ nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý một cách phù hợp.
Đi vào nhóm một số vấn đề:
Thứ nhất, luật này phải xác định rõ đây là luật thủ tục, không phải luật nội dung. Chính vì thế tất cả những vấn đề liên quan đến nội dung như tài sản bán đấu giá đã được quy định, liên quan đến thi hành án đã quy định trong Luật thi hành án, liên quan đến quyền sử dụng đất đã có trong Luật đất đai, đến các tài sản khác của nhà nước đã có trong Luật quản lý và sử dụng tài sản của nhà nước, đến giám định cũng ở đấy cả, các hệ quả liên quan đến những quan hệ mà nó xác lập trước khi chúng ta bán đấu giá và sau khi chúng ta bán đấu giá đều đã được xử lý ở đâu đó. Ví dụ như pháp luật về dân sự bảo vệ quyền của người thứ ba ngay tình. Rất nhiều các câu hỏi, các vấn đề đặt ra ở đây theo tôi đã được xử lý ở các luật chuyên ngành và đây là luật thủ tục sẽ không can thiệp vào xử lý các trường hợp cụ thể, ví dụ như tranh chấp về quyền sở hữu, xác lập quan hệ nọ, quan hệ kia ra làm sao.
Trên tinh thần như vậy các loại tài sản được quy định bán đấu giá đã được liệt kê trên cơ sở pháp luật hiện hành tại Khoản 1, Điều 3. Còn nếu vấn đề gì còn thiếu thì chúng tôi sẽ có rà soát thêm. Tuy nhiên, tinh thần Ban soạn thảo đã cố gắng đến mức tối đa rà được các quy định của pháp luật hiện hành.
Có một ý liên quan đến tài sản cá nhân ở Khoản 2, Điều 3. Ở đây mang tính chất khuyến khích, còn trên thực tế các tài sản cá nhân gần như chưa có bán đấu giá. Chúng ta đưa vào Khoản 2, Điều 3 và gắn với tài sản của tổ chức, cá nhân đó là phương án trả giá xuống. Trả giá xuống là một trong những trường hợp có đại biểu Quốc hội hỏi tại làm sao lại không công khai giá khởi điểm thì chính là trường hợp này và trên thực tế rất ít.
Thứ hai, quan hệ của Luật đấu giá tài sản với các luật khác. Đây là luật về hình thức, về trình tự, thủ tục, cho nên khi chúng ta so sánh với các luật khác thì chúng ta hãy lấy nội dung. Vậy, trình tự, thủ tục về bán đấu giá ở các luật khác được quy định ra sao? Chúng tôi đã rà và thấy duy nhất có một luật đó là Luật thương mại quy định có 27 điều khác nhau, quy định về trình tự thủ tục về bán đấu giá tài sản của thương nhân. Còn lại là không có, từ Luật đất đai cho đến thi hành án cho đến tất cả các luật khác đều dẫn chiếu đến quy định của Nghị định 17 về bán đấu giá. Có nghĩa trình tự thủ tục là dẫn chiếu ngược trở lại đây và sắp tới khi chúng ta có luật này thì dẫn chiếu đến luật này. Còn lại Luật thương mại chúng tôi đã rà và về cơ bản thống nhất về trình tự, thủ tục, các bước.
Có một số điểm có sự khác nhau, tôi cũng đồng ý với đại biểu Nguyễn Mạnh Cường đó là theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật những cái sau có giá trị vượt trội, nếu nói về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản thì luật này ban hành sau phải tuân theo. Như vậy, về nguyên tắc chúng ta phải bãi một số quy định khác ở trong Luật thương mại nhưng khác với luật này, chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát. Có điều bãi Luật thương mại chúng ta đang trong chương trình sẽ trình Quốc hội cho ý kiến vào năm 2017 và thông qua vào năm 2018. Chúng ta thấy rằng để xử lý trên thực tế xem có cần thiết phải trực diện luôn để bãi không nếu chỉ vướng một vài điều theo chúng tôi không quan trọng lắm. Còn lại các luật khác đều dẫn chiếu đến đây nên không có chuyện mâu thuẫn giữa dự thảo bộ luật này với các luật khác trong trường hợp được Quốc hội thông qua.
Thứ ba là vấn đề liên quan đến nghề này. Ở đây có hạn chế về hình thức doanh nghiệp, có yêu cầu cao về tiêu chuẩn và kinh nghiệm của những người được chọn để đào tạo, đào tạo nghề, tập sự hành nghề rồi mới được ra hành nghề. Triết lý chúng ta theo ở đây, đây là một nghề tư pháp, một nghề đặc thù. Đặc biệt, thiết kế luật của chúng ta ở đây cơ bản bán tài sản của nhà nước nên nếu không chuẩn theo nghề, không có đạo đức đầy đủ, không có quy định chặt chẽ thì người thiệt hại đầu tiên sẽ là nhà nước và tình trạng quân xanh, quân đỏ, dìm giá, thông đồng thực tế rất nhiều. Tên tinh thần như vậy về hình thức hành nghề chỉ có hai loại doanh nghiệp là công ty tư nhân và công ty hợp danh. Vì chúng ta cho rằng cần phải đối nhân và cần phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hành vi của mình và đối với những hệ quả mà mình xảy ra.
Một điểm nữa là không trái với Hiến pháp và không trái với Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư. Hiến pháp quy định chúng ta có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, không quy định cụ thể về vấn đề đấu giá tài sản. Tự do kinh doanh tại Điều 7 của Luật kinh doanh quy định đây là một nghề kinh doanh có điều kiện. Như vậy, chúng ta đã theo quy định của Điều 7 Luật đầu tư. Còn Luật doanh nghiệp tại Điều 3 quy định trong trường hợp luật đặc thù, luật cụ thể, luật chuyên ngành mà quy định thì theo luật này. Ở đây hoàn toàn không có chuyện là không phù hợp với Hiến pháp và không phải không phù hợp với Luật doanh nghiệp cũng như Luật đầu tư.
Các quy định liên quan đến đào tạo nghề, đến tiêu chuẩn. Chúng tôi đã có rà soát và thấy có một số các chức danh cần phải có trình độ đào tạo mang tính chất tương đồng gắn với công việc, bản chất công việc của nghề đấu giá viên. Chúng tôi liệt kê ra một số các đối tượng như vậy với bao nhiêu năm được hành nghề, bao niêu năm được miễn. Câu chuyện 5 năm hay 3 năm đối với hành nghề sẽ có thể tính toán thảo luận thêm để xem như thế nào phù hợp với thực tế. Đây là một nghề đặc thù, chúng ta lại là nghề kinh doanh có điều kiện, cho nên chúng ta phải thiết kế một cách phù hợp.
Về trình tự, thủ tục bán đấu giá trên thực tế, đặc biệt thực tiễn thi hành Nghị định 17, chúng tôi đã cố gắng tới mức tối đa để quy định về trình tự, thủ tục từ việc niêm yết, thông báo đến nâng tỷ lệ tiền đặt trước, trong quá trình đấu giá thì người có tài sản có quyền gì, đề nghị dừng đấu giá chẳng hạn, để tránh tình trạng quân xanh, quân đỏ và quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm, về cơ bản đã tối đa. Đồng thời, trong Bộ luật hình sự mới năm 2015 có một điều quy định về việc thông đồng, dìm giá, ở trong bộ luật bây giờ đã xử lý hình sự rồi. Tuy nhiên, xin tiếp thu các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để xem những gì còn có thể chặt chẽ hơn để chúng ta tiếp tục đưa vào để đảm bảo làm sao bán cho công khai, minh bạch, bảo đảm được quyền lợi của nhà nước và bảo đảm được quyền lợi của người có quyền.
Về tổ chức xã hội nghề nghiệp, thiết kế ở đây là tổ chức xã hội nghề nghiệp ở cấp Trung ương hướng tới sẽ tự quản trong một số lĩnh vực. Ở đây còn lại phần của tỉnh, theo quy định của pháp luật về hội. Tuy nhiên, trên thực tế tính toán như thế nào để thành lập ở các tỉnh là câu chuyện khác. Ví dụ, như có những tỉnh chỉ có 1 đến 2 đấu giá viên, có những tỉnh, thành phố hơn 100, sau này xử lý ra sao ở cấp tỉnh thì sẽ theo quy định của pháp luật về hội. Tôi cho rằng không cần thiết phải quy định cụ thể trong này. Còn hiệp hội toàn quốc, định hướng sẽ quản một số việc bồi dưỡng về nghề nghiệp. Ở một số nước kinh nghiệm có một số nơi chỉ quy định về thành lập hiệp hội toàn quốc của đấu giá viên, như Pháp, Đan Mạch.
Về VAMC đó là hiện tượng tức thời của nền kinh tế. Chúng ta có câu chuyện về xử lý nợ và VAMC đang hoạt động theo Nghị định 53 của Chính phủ. Ngoài việc bán đấu giá còn nhiều việc khác. Khi Chính phủ trình có phương án quy định một vài điều mang tính chất nguyên tắc. Cần phải xử lý nợ xấu vì đó là hiện tượng mang tính chất nhất thời của nền kinh tế nên Chính phủ có Nghị định 53. Theo đó VAMC được làm khá nhiều việc, trong đó có việc đã mua nợ xấu về rồi thì bán đi. Trong bán có hình thức bán đấu giá. Bán thì VAMC có thể ký hợp đồng với các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để bán, là trung tâm dịch vụ bán đấu giá hoặc doanh nghiệp bán đấu giá hoặc tự mình bán. Mặc dù nó là hiện tượng tức thời nhưng làm sao cũng phải có quy định nên mới đưa vào một điều ở Chương VIII là điều khoản thi hành. Trong quá trình tham gia ý kiến như bây giờ dự thảo có là 2 điều ở Mục 3, Chương IV liên quan đến vấn đề này. Chúng tôi thấy về nguyên tắc có thể chấp nhận được phương án 1 này, nhưng cần làm rõ là VAMC chỉ được bán tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm cho nợ xấu. Đây không phải là một tổ chức bán đấu giá hoạt động được như trung tâm dịch vụ đấu giá hoặc các doanh nghiệp đấu giá khác. Trong quá trình bán đấu giá đó nếu ký hợp đồng với đấu giá viên là một câu chuyện, còn nếu tự mình bán thì trình tự, thủ tục là phải theo quy định của Luật đấu giá này. Cho đến bây giờ thực tế cho thấy VAMC chưa tự bán mà chủ yếu là ký hợp đồng với các tổ chức đấu giá chuyên nghiệp để bán.
Điểm cuối cùng, chuyển đổi trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đây là một quy chế đang tồn tại, bây giờ có 62 trung tâm, trung tâm của Trà Vinh đã giải tán nên chúng ta không đặt vấn đề là thành lập trung tâm này mà tinh thần ở đây là các trung tâm này sẽ hoạt động với tư cách là một dịch vụ, tổ chức cung cấp dịch vụ công và tiến tới làm sao làm ăn tốt để duy trì được, còn ở những nơi làm ăn không được hoặc có đủ các .doanh nghiệp thì có mô hình chuyển đổi. Nhưng không thể nào xây dựng được mô hình chung cho toàn quốc sẽ không thực tế. Chính vì vậy cho nên có một vấn đề quy định về nguyên tắc ở đây và giao cho các địa phương tùy theo thực tế của mình để xem có cần phải chuyển đổi hay không chuyển đổi. Tôi nghĩ nếu hoạt động tốt hoàn toàn có thể tự mình được và để thực hiện nhiệm vụ chính trị và đặc biệt ở 14 tỉnh bây giờ chưa có các doanh nghiệp thì câu chuyện tiếp tục tồn tại và củng cố hoạt động của trung tâm này cũng là một ý chúng ta nên ủng hộ. Đó là một số các nội dung cơ bản nhất, tôi xin báo cáo giải trình thêm các thông tin để các vị đại biểu Quốc hội nắm được.
Xin trân trọng cảm ơn!
Trước hết cho phép tôi thay mặt Ban soạn thảo và Ủy ban Kinh tế Quốc hội với tư cách cơ quan thẩm tra xin cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội đã góp ý. Chúng tôi đã ghi chép khá đầy đủ, sẽ có gỡ băng tất cả các ý kiến, đặc biệt những ý kiến cụ thể vào từng điều khoản của các vị đại biểu chúng tôi sẽ nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý một cách phù hợp.
Đi vào nhóm một số vấn đề:
Thứ nhất, luật này phải xác định rõ đây là luật thủ tục, không phải luật nội dung. Chính vì thế tất cả những vấn đề liên quan đến nội dung như tài sản bán đấu giá đã được quy định, liên quan đến thi hành án đã quy định trong Luật thi hành án, liên quan đến quyền sử dụng đất đã có trong Luật đất đai, đến các tài sản khác của nhà nước đã có trong Luật quản lý và sử dụng tài sản của nhà nước, đến giám định cũng ở đấy cả, các hệ quả liên quan đến những quan hệ mà nó xác lập trước khi chúng ta bán đấu giá và sau khi chúng ta bán đấu giá đều đã được xử lý ở đâu đó. Ví dụ như pháp luật về dân sự bảo vệ quyền của người thứ ba ngay tình. Rất nhiều các câu hỏi, các vấn đề đặt ra ở đây theo tôi đã được xử lý ở các luật chuyên ngành và đây là luật thủ tục sẽ không can thiệp vào xử lý các trường hợp cụ thể, ví dụ như tranh chấp về quyền sở hữu, xác lập quan hệ nọ, quan hệ kia ra làm sao.
Trên tinh thần như vậy các loại tài sản được quy định bán đấu giá đã được liệt kê trên cơ sở pháp luật hiện hành tại Khoản 1, Điều 3. Còn nếu vấn đề gì còn thiếu thì chúng tôi sẽ có rà soát thêm. Tuy nhiên, tinh thần Ban soạn thảo đã cố gắng đến mức tối đa rà được các quy định của pháp luật hiện hành.
Có một ý liên quan đến tài sản cá nhân ở Khoản 2, Điều 3. Ở đây mang tính chất khuyến khích, còn trên thực tế các tài sản cá nhân gần như chưa có bán đấu giá. Chúng ta đưa vào Khoản 2, Điều 3 và gắn với tài sản của tổ chức, cá nhân đó là phương án trả giá xuống. Trả giá xuống là một trong những trường hợp có đại biểu Quốc hội hỏi tại làm sao lại không công khai giá khởi điểm thì chính là trường hợp này và trên thực tế rất ít.
Thứ hai, quan hệ của Luật đấu giá tài sản với các luật khác. Đây là luật về hình thức, về trình tự, thủ tục, cho nên khi chúng ta so sánh với các luật khác thì chúng ta hãy lấy nội dung. Vậy, trình tự, thủ tục về bán đấu giá ở các luật khác được quy định ra sao? Chúng tôi đã rà và thấy duy nhất có một luật đó là Luật thương mại quy định có 27 điều khác nhau, quy định về trình tự thủ tục về bán đấu giá tài sản của thương nhân. Còn lại là không có, từ Luật đất đai cho đến thi hành án cho đến tất cả các luật khác đều dẫn chiếu đến quy định của Nghị định 17 về bán đấu giá. Có nghĩa trình tự thủ tục là dẫn chiếu ngược trở lại đây và sắp tới khi chúng ta có luật này thì dẫn chiếu đến luật này. Còn lại Luật thương mại chúng tôi đã rà và về cơ bản thống nhất về trình tự, thủ tục, các bước.
Có một số điểm có sự khác nhau, tôi cũng đồng ý với đại biểu Nguyễn Mạnh Cường đó là theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật những cái sau có giá trị vượt trội, nếu nói về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản thì luật này ban hành sau phải tuân theo. Như vậy, về nguyên tắc chúng ta phải bãi một số quy định khác ở trong Luật thương mại nhưng khác với luật này, chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát. Có điều bãi Luật thương mại chúng ta đang trong chương trình sẽ trình Quốc hội cho ý kiến vào năm 2017 và thông qua vào năm 2018. Chúng ta thấy rằng để xử lý trên thực tế xem có cần thiết phải trực diện luôn để bãi không nếu chỉ vướng một vài điều theo chúng tôi không quan trọng lắm. Còn lại các luật khác đều dẫn chiếu đến đây nên không có chuyện mâu thuẫn giữa dự thảo bộ luật này với các luật khác trong trường hợp được Quốc hội thông qua.
Thứ ba là vấn đề liên quan đến nghề này. Ở đây có hạn chế về hình thức doanh nghiệp, có yêu cầu cao về tiêu chuẩn và kinh nghiệm của những người được chọn để đào tạo, đào tạo nghề, tập sự hành nghề rồi mới được ra hành nghề. Triết lý chúng ta theo ở đây, đây là một nghề tư pháp, một nghề đặc thù. Đặc biệt, thiết kế luật của chúng ta ở đây cơ bản bán tài sản của nhà nước nên nếu không chuẩn theo nghề, không có đạo đức đầy đủ, không có quy định chặt chẽ thì người thiệt hại đầu tiên sẽ là nhà nước và tình trạng quân xanh, quân đỏ, dìm giá, thông đồng thực tế rất nhiều. Tên tinh thần như vậy về hình thức hành nghề chỉ có hai loại doanh nghiệp là công ty tư nhân và công ty hợp danh. Vì chúng ta cho rằng cần phải đối nhân và cần phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hành vi của mình và đối với những hệ quả mà mình xảy ra.
Một điểm nữa là không trái với Hiến pháp và không trái với Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư. Hiến pháp quy định chúng ta có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, không quy định cụ thể về vấn đề đấu giá tài sản. Tự do kinh doanh tại Điều 7 của Luật kinh doanh quy định đây là một nghề kinh doanh có điều kiện. Như vậy, chúng ta đã theo quy định của Điều 7 Luật đầu tư. Còn Luật doanh nghiệp tại Điều 3 quy định trong trường hợp luật đặc thù, luật cụ thể, luật chuyên ngành mà quy định thì theo luật này. Ở đây hoàn toàn không có chuyện là không phù hợp với Hiến pháp và không phải không phù hợp với Luật doanh nghiệp cũng như Luật đầu tư.
Các quy định liên quan đến đào tạo nghề, đến tiêu chuẩn. Chúng tôi đã có rà soát và thấy có một số các chức danh cần phải có trình độ đào tạo mang tính chất tương đồng gắn với công việc, bản chất công việc của nghề đấu giá viên. Chúng tôi liệt kê ra một số các đối tượng như vậy với bao nhiêu năm được hành nghề, bao niêu năm được miễn. Câu chuyện 5 năm hay 3 năm đối với hành nghề sẽ có thể tính toán thảo luận thêm để xem như thế nào phù hợp với thực tế. Đây là một nghề đặc thù, chúng ta lại là nghề kinh doanh có điều kiện, cho nên chúng ta phải thiết kế một cách phù hợp.
Về trình tự, thủ tục bán đấu giá trên thực tế, đặc biệt thực tiễn thi hành Nghị định 17, chúng tôi đã cố gắng tới mức tối đa để quy định về trình tự, thủ tục từ việc niêm yết, thông báo đến nâng tỷ lệ tiền đặt trước, trong quá trình đấu giá thì người có tài sản có quyền gì, đề nghị dừng đấu giá chẳng hạn, để tránh tình trạng quân xanh, quân đỏ và quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm, về cơ bản đã tối đa. Đồng thời, trong Bộ luật hình sự mới năm 2015 có một điều quy định về việc thông đồng, dìm giá, ở trong bộ luật bây giờ đã xử lý hình sự rồi. Tuy nhiên, xin tiếp thu các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để xem những gì còn có thể chặt chẽ hơn để chúng ta tiếp tục đưa vào để đảm bảo làm sao bán cho công khai, minh bạch, bảo đảm được quyền lợi của nhà nước và bảo đảm được quyền lợi của người có quyền.
Về tổ chức xã hội nghề nghiệp, thiết kế ở đây là tổ chức xã hội nghề nghiệp ở cấp Trung ương hướng tới sẽ tự quản trong một số lĩnh vực. Ở đây còn lại phần của tỉnh, theo quy định của pháp luật về hội. Tuy nhiên, trên thực tế tính toán như thế nào để thành lập ở các tỉnh là câu chuyện khác. Ví dụ, như có những tỉnh chỉ có 1 đến 2 đấu giá viên, có những tỉnh, thành phố hơn 100, sau này xử lý ra sao ở cấp tỉnh thì sẽ theo quy định của pháp luật về hội. Tôi cho rằng không cần thiết phải quy định cụ thể trong này. Còn hiệp hội toàn quốc, định hướng sẽ quản một số việc bồi dưỡng về nghề nghiệp. Ở một số nước kinh nghiệm có một số nơi chỉ quy định về thành lập hiệp hội toàn quốc của đấu giá viên, như Pháp, Đan Mạch.
Về VAMC đó là hiện tượng tức thời của nền kinh tế. Chúng ta có câu chuyện về xử lý nợ và VAMC đang hoạt động theo Nghị định 53 của Chính phủ. Ngoài việc bán đấu giá còn nhiều việc khác. Khi Chính phủ trình có phương án quy định một vài điều mang tính chất nguyên tắc. Cần phải xử lý nợ xấu vì đó là hiện tượng mang tính chất nhất thời của nền kinh tế nên Chính phủ có Nghị định 53. Theo đó VAMC được làm khá nhiều việc, trong đó có việc đã mua nợ xấu về rồi thì bán đi. Trong bán có hình thức bán đấu giá. Bán thì VAMC có thể ký hợp đồng với các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để bán, là trung tâm dịch vụ bán đấu giá hoặc doanh nghiệp bán đấu giá hoặc tự mình bán. Mặc dù nó là hiện tượng tức thời nhưng làm sao cũng phải có quy định nên mới đưa vào một điều ở Chương VIII là điều khoản thi hành. Trong quá trình tham gia ý kiến như bây giờ dự thảo có là 2 điều ở Mục 3, Chương IV liên quan đến vấn đề này. Chúng tôi thấy về nguyên tắc có thể chấp nhận được phương án 1 này, nhưng cần làm rõ là VAMC chỉ được bán tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm cho nợ xấu. Đây không phải là một tổ chức bán đấu giá hoạt động được như trung tâm dịch vụ đấu giá hoặc các doanh nghiệp đấu giá khác. Trong quá trình bán đấu giá đó nếu ký hợp đồng với đấu giá viên là một câu chuyện, còn nếu tự mình bán thì trình tự, thủ tục là phải theo quy định của Luật đấu giá này. Cho đến bây giờ thực tế cho thấy VAMC chưa tự bán mà chủ yếu là ký hợp đồng với các tổ chức đấu giá chuyên nghiệp để bán.
Điểm cuối cùng, chuyển đổi trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đây là một quy chế đang tồn tại, bây giờ có 62 trung tâm, trung tâm của Trà Vinh đã giải tán nên chúng ta không đặt vấn đề là thành lập trung tâm này mà tinh thần ở đây là các trung tâm này sẽ hoạt động với tư cách là một dịch vụ, tổ chức cung cấp dịch vụ công và tiến tới làm sao làm ăn tốt để duy trì được, còn ở những nơi làm ăn không được hoặc có đủ các .doanh nghiệp thì có mô hình chuyển đổi. Nhưng không thể nào xây dựng được mô hình chung cho toàn quốc sẽ không thực tế. Chính vì vậy cho nên có một vấn đề quy định về nguyên tắc ở đây và giao cho các địa phương tùy theo thực tế của mình để xem có cần phải chuyển đổi hay không chuyển đổi. Tôi nghĩ nếu hoạt động tốt hoàn toàn có thể tự mình được và để thực hiện nhiệm vụ chính trị và đặc biệt ở 14 tỉnh bây giờ chưa có các doanh nghiệp thì câu chuyện tiếp tục tồn tại và củng cố hoạt động của trung tâm này cũng là một ý chúng ta nên ủng hộ. Đó là một số các nội dung cơ bản nhất, tôi xin báo cáo giải trình thêm các thông tin để các vị đại biểu Quốc hội nắm được.
Xin trân trọng cảm ơn!