Cần quan tâm tuyển dụng cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã có chất lượng
- Thứ năm - 10/08/2017 16:34
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tiếp tục chương trình công tác, chiều ngày 8/8, Bộ trưởng Lê Thành Long và Đoàn công tác đã đến làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Cao Bằng. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Trước đó, sáng ngày 8/8, Bộ trưởng đã đến dâng hương tại Khu di tích Pác Pó, trồng cây lưu niệm tại khuôn viên Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (huyện Hà Quảng, Cao Bằng); thăm Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự (THADS) Cao Bằng.
Tại buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Cao Bằng, Bộ trưởng Lê Thành Long chúc mừng tỉnh Cao Bằng về những thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng cũng cảm ơn sự đón tiếp nhiệt thành, nồng hậu của cấp ủy, chính quyền địa phương với Đoàn công tác.
Thông tin thêm với tỉnh về nhiệm vụ ngày càng nặng nề của ngành Tư pháp, Bộ trưởng cho biết trong điều kiện nguồn lực có hạn, Bộ, ngành Tư pháp đã phải nỗ lực rất lớn và đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đối với công tác THADS hiện cũng rất nhiều khó khăn, phức tạp vì đụng chạm đến quyền lợi của các bên nhưng THADS cũng đã đạt những kết quả tốt. Những nỗ lực này đã được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận.
Biểu dương những kết quả trong công tác tư pháp, THADS Cao Bằng, Bộ trưởng cũng cảm ơn sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các cơ quan chức năng trên địa bàn để Tư pháp, THADS hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thời gian tới, Bộ trưởng đề nghị tỉnh tạo điều kiện để Tư pháp tham gia tham mưu cho tỉnh các vấn đề pháp lý, tránh để khiếu nại hay bồi thường. Với việc triển khai Luật Hộ tịch, Cao Bằng cần lưu ý trong việc tuyển dụng cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã có chất lượng trong điều kiện đang thiếu về số lượng. Tỉnh quan tâm hơn trong việc bố trí kinh phí cho phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý, sâu sát hơn trong chỉ đạo với công tác THADS.
Bí thư Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hoàng Xuân Ánh cam kết trong phạm vi có thể, sẽ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo Tư pháp, THADS để đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thi hành án dân sự ngày càng khẳng định vị thế
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh, 6 tháng đầu năm 2017, Cao Bằng đạt mức tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,84% cao hơn so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu đạt 257,18 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ. Thu ngân sách đạt trên 600 tỷ, môi trường đầu tư có nhiều khởi sắc, nhiều dự án đầu tư được đăng ký triển khai và thực hiện, số doanh nghiệp thành lập mới tăng. Công tác chỉ đạo 6 chương trình trọng tâm của tỉnh được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả, an sinh xã hội được bảo đảm.
Công tác tư pháp, THADS cũng được tỉnh quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều kết quả trên các nhiệm vụ trọng tâm: công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; công tác kiểm soát thủ tục hành chính; quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật; công tác quản lý phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải; hộ tịch quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp; công tác bổ trợ tư pháp; trợ giúp pháp lý, tiếp dân; xây dựng ngành…
Về công tác THADS, 10 tháng, Cao Bằng đã thi hành xong 1.359 việc, thu hơn 13 tỷ đồng. So với chỉ tiêu, nhiệm vụ Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS giao, Cao Bằng đã đạt và vượt ¾ chỉ tiêu được giao cả về việc và tiền và số tiền có điều kiện chuyển kỳ sau. Kết quả THADS 9 tháng năm 2017 Cao Bằng xếp thứ 11 toàn quốc về việc và xếp thứ 4 toàn quốc về tiền. Các mặt công tác khác thực hiện có hiệu quả. “Công tác THADS đang ngày càng khẳng định vị thế, vai trò trong hệ thống chính trị của tỉnh và ngày càng nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương”, Chủ tịch Hoàng Xuân Ánh nhận xét.
Tuy nhiên, cũng theo Chủ tịch Hoàng Xuân Ánh, một số lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Tư pháp ở địa phương chưa đi vào thực chất, chất lượng không cao, không khả thi, sự phối hợp giữa các ngành còn chưa chặt chẽ. Một khó khăn khác nổi lên là biên chế tư pháp của Cao Bằng còn rất thiếu, đặc biệt cấp huyện (trung bình hiện có 3 biên chế/phòng), đội ngũ luật sư còn thiếu, công chứng viên còn mỏng. Cạnh đó là việc thiếu thốn về kinh phí ảnh hưởng đến hoạt động chung. Là tỉnh miền núi nhiều khó khăn nên những khó khăn của Cao Bằng trong công tác THADS cũng rất đặc thù. Đó là số việc về ma túy ngày càng gia tăng, nhiều vụ tham nhũng có giá trị lớn nhưng đương sự phải thụ hình lâu năm, không có tài sản thi hành; 12/13 Chi cục THADS chưa được đầu tư xây dựng kho vật chứng; cơ sở vật chất nhiều nơi còn rất hạn chế, đời sống cán bộ nhiều khó khăn. Do đó, UBND tỉnh đề nghị Bộ, Tổng cục quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng kho vật chứng; có chế độ đãi ngộ với công chức, nhất là đối với trường hợp đi luân chuyển đến vùng sâu, vùng xa, biên giới; giao chỉ tiêu phù hợp đối với mỗi địa phương. Đối với công tác tư pháp, khẩn trương sửa đổi Nghị định 55/2011/NĐ-CP về pháp chế ngành, xây dựng chính sách đồng bộ nhằm thu hút, đãi ngộ hơn đối với giám định viên, quan tâm bố trí hỗ trợ kinh phí, nhất là khi thực hiện các đề án về phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý tại địa phương.
Tư pháp cần tham mưu quyết liệt hơn
Trước đó, thăm và làm việc với Sở Tư pháp Cao Bằng, Bộ trưởng Lê Thành Long ghi nhận những kết quả trong công tác tư pháp Cao Bằng đã đạt được, đồng thời đánh giá Sở Tư pháp đã nhìn thẳng vào các khó khăn tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, có 2 vấn đề Bộ trưởng lưu ý Sở Tư pháp, đó là việc tham mưu cho tỉnh cần phải làm quyết liệt hơn; cần có giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy vì hiện cán bộ của Cao Bằng còn thiếu so với mặt bằng chung của cả nước. Bên cạnh đó, cần tham mưu tốt việc thực hiện các luật mới, cùng đó, phát triển các nghề tư pháp; cân nhắc kỹ việc lập thêm các Chi nhánh Trợ giúp pháp lý; tăng cường quản lý các lĩnh vực nghề tư pháp đi cùng với tăng cường thanh tra, kiểm tra; đổi mới công tác chỉ đạo điều hành và sử dụng tốt công nghệ thông tin để “bù” vào sự thiếu hụt nguồn nhân lực.
Về công tác THADS, Bộ trưởng ghi nhận đã có nhiều chuyển biến tích cực, có những cách làm mới “ghi dấu ấn”. Những khó khăn của Cao Bằng cũng là những khó khăn chung, tuy nhiên khó hơn vì Cao Bằng là tỉnh còn nghèo, do đó THADS phải nỗ lực hơn để xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh, trong công tác chỉ đạo điều hành cần quyết liệt hơn. Thời gian tới, Bộ trưởng yêu cầu THADS Cao Bằng phải tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; thực hiện đúng quy định pháp luật, không được để chậm thi hành án; tiếp tục tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự phối hợp của các cơ quan liên quan. Vấn đề phụ cấp cho vùng sâu, vùng xa, Bộ trưởng hứa sẽ xem xét, tuy nhiên không được vượt quá quy định.
Tại buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Cao Bằng, Bộ trưởng Lê Thành Long chúc mừng tỉnh Cao Bằng về những thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng cũng cảm ơn sự đón tiếp nhiệt thành, nồng hậu của cấp ủy, chính quyền địa phương với Đoàn công tác.
Thông tin thêm với tỉnh về nhiệm vụ ngày càng nặng nề của ngành Tư pháp, Bộ trưởng cho biết trong điều kiện nguồn lực có hạn, Bộ, ngành Tư pháp đã phải nỗ lực rất lớn và đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đối với công tác THADS hiện cũng rất nhiều khó khăn, phức tạp vì đụng chạm đến quyền lợi của các bên nhưng THADS cũng đã đạt những kết quả tốt. Những nỗ lực này đã được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận.
Biểu dương những kết quả trong công tác tư pháp, THADS Cao Bằng, Bộ trưởng cũng cảm ơn sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các cơ quan chức năng trên địa bàn để Tư pháp, THADS hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thời gian tới, Bộ trưởng đề nghị tỉnh tạo điều kiện để Tư pháp tham gia tham mưu cho tỉnh các vấn đề pháp lý, tránh để khiếu nại hay bồi thường. Với việc triển khai Luật Hộ tịch, Cao Bằng cần lưu ý trong việc tuyển dụng cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã có chất lượng trong điều kiện đang thiếu về số lượng. Tỉnh quan tâm hơn trong việc bố trí kinh phí cho phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý, sâu sát hơn trong chỉ đạo với công tác THADS.
Bí thư Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hoàng Xuân Ánh cam kết trong phạm vi có thể, sẽ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo Tư pháp, THADS để đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thi hành án dân sự ngày càng khẳng định vị thế
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh, 6 tháng đầu năm 2017, Cao Bằng đạt mức tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,84% cao hơn so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu đạt 257,18 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ. Thu ngân sách đạt trên 600 tỷ, môi trường đầu tư có nhiều khởi sắc, nhiều dự án đầu tư được đăng ký triển khai và thực hiện, số doanh nghiệp thành lập mới tăng. Công tác chỉ đạo 6 chương trình trọng tâm của tỉnh được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả, an sinh xã hội được bảo đảm.
Công tác tư pháp, THADS cũng được tỉnh quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều kết quả trên các nhiệm vụ trọng tâm: công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; công tác kiểm soát thủ tục hành chính; quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật; công tác quản lý phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải; hộ tịch quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp; công tác bổ trợ tư pháp; trợ giúp pháp lý, tiếp dân; xây dựng ngành…
Về công tác THADS, 10 tháng, Cao Bằng đã thi hành xong 1.359 việc, thu hơn 13 tỷ đồng. So với chỉ tiêu, nhiệm vụ Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS giao, Cao Bằng đã đạt và vượt ¾ chỉ tiêu được giao cả về việc và tiền và số tiền có điều kiện chuyển kỳ sau. Kết quả THADS 9 tháng năm 2017 Cao Bằng xếp thứ 11 toàn quốc về việc và xếp thứ 4 toàn quốc về tiền. Các mặt công tác khác thực hiện có hiệu quả. “Công tác THADS đang ngày càng khẳng định vị thế, vai trò trong hệ thống chính trị của tỉnh và ngày càng nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương”, Chủ tịch Hoàng Xuân Ánh nhận xét.
Tuy nhiên, cũng theo Chủ tịch Hoàng Xuân Ánh, một số lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Tư pháp ở địa phương chưa đi vào thực chất, chất lượng không cao, không khả thi, sự phối hợp giữa các ngành còn chưa chặt chẽ. Một khó khăn khác nổi lên là biên chế tư pháp của Cao Bằng còn rất thiếu, đặc biệt cấp huyện (trung bình hiện có 3 biên chế/phòng), đội ngũ luật sư còn thiếu, công chứng viên còn mỏng. Cạnh đó là việc thiếu thốn về kinh phí ảnh hưởng đến hoạt động chung. Là tỉnh miền núi nhiều khó khăn nên những khó khăn của Cao Bằng trong công tác THADS cũng rất đặc thù. Đó là số việc về ma túy ngày càng gia tăng, nhiều vụ tham nhũng có giá trị lớn nhưng đương sự phải thụ hình lâu năm, không có tài sản thi hành; 12/13 Chi cục THADS chưa được đầu tư xây dựng kho vật chứng; cơ sở vật chất nhiều nơi còn rất hạn chế, đời sống cán bộ nhiều khó khăn. Do đó, UBND tỉnh đề nghị Bộ, Tổng cục quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng kho vật chứng; có chế độ đãi ngộ với công chức, nhất là đối với trường hợp đi luân chuyển đến vùng sâu, vùng xa, biên giới; giao chỉ tiêu phù hợp đối với mỗi địa phương. Đối với công tác tư pháp, khẩn trương sửa đổi Nghị định 55/2011/NĐ-CP về pháp chế ngành, xây dựng chính sách đồng bộ nhằm thu hút, đãi ngộ hơn đối với giám định viên, quan tâm bố trí hỗ trợ kinh phí, nhất là khi thực hiện các đề án về phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý tại địa phương.
Tư pháp cần tham mưu quyết liệt hơn
Trước đó, thăm và làm việc với Sở Tư pháp Cao Bằng, Bộ trưởng Lê Thành Long ghi nhận những kết quả trong công tác tư pháp Cao Bằng đã đạt được, đồng thời đánh giá Sở Tư pháp đã nhìn thẳng vào các khó khăn tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, có 2 vấn đề Bộ trưởng lưu ý Sở Tư pháp, đó là việc tham mưu cho tỉnh cần phải làm quyết liệt hơn; cần có giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy vì hiện cán bộ của Cao Bằng còn thiếu so với mặt bằng chung của cả nước. Bên cạnh đó, cần tham mưu tốt việc thực hiện các luật mới, cùng đó, phát triển các nghề tư pháp; cân nhắc kỹ việc lập thêm các Chi nhánh Trợ giúp pháp lý; tăng cường quản lý các lĩnh vực nghề tư pháp đi cùng với tăng cường thanh tra, kiểm tra; đổi mới công tác chỉ đạo điều hành và sử dụng tốt công nghệ thông tin để “bù” vào sự thiếu hụt nguồn nhân lực.
Về công tác THADS, Bộ trưởng ghi nhận đã có nhiều chuyển biến tích cực, có những cách làm mới “ghi dấu ấn”. Những khó khăn của Cao Bằng cũng là những khó khăn chung, tuy nhiên khó hơn vì Cao Bằng là tỉnh còn nghèo, do đó THADS phải nỗ lực hơn để xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh, trong công tác chỉ đạo điều hành cần quyết liệt hơn. Thời gian tới, Bộ trưởng yêu cầu THADS Cao Bằng phải tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; thực hiện đúng quy định pháp luật, không được để chậm thi hành án; tiếp tục tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự phối hợp của các cơ quan liên quan. Vấn đề phụ cấp cho vùng sâu, vùng xa, Bộ trưởng hứa sẽ xem xét, tuy nhiên không được vượt quá quy định.