Đoàn công tác liên ngành kêt thúc chuyến khảo sát và học tập kinh nghiệm tại Cộng hòa Pháp
- Thứ hai - 03/04/2017 08:51
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tiếp tục chương trình học tập, nghiên cứu về quản lý công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính tại Cộng hòa Pháp trong khuôn khổ Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” (“Đề án 165”), Đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng dẫn đầu đã có các buổi làm việc với Hạ Nghị viện, Bộ Tư pháp và Hội đồng thừa phát lại quốc gia của Pháp.
Tại Hạ Nghị viện, Đoàn đã được giới thiệu sâu về chức năng, nhiệm vụ của Nghị viện cũng như quy trình lập pháp. Nghị viện gồm hai viện gồm Hạ nghị viện và Thượng nghị viện. Hạ nghị viện gồm không quá 577 thành viên, được thành lập bằng phổ thông đầu phiếu toàn quốc, nhiệm kỳ 5 năm. Hạ nghị viện đại diện chung cho các tầng lớp dân cư và được bầu theo tỷ lệ dân số. Tương quan quyền hạn giữa hai viện cho thấy quyền lực của Hạ nghị viện có tính ưu thế so với quyền lực của Thượng nghị viện. Theo quy định tại điều 45 và 46 của Hiến pháp Pháp, mỗi dự luật hay sáng kiến luật phải được cả hai viện biểu quyết tán thành. Nếu có bất đồng, hai viện phải thành lập 1 Ủy ban hỗn hợp để thảo luận và quyết định. Nếu ủy ban này không thống nhất thì Chính phủ sau khi đề nghị hai viện xem xét lại, có thể yêu cầu Hạ nghị viện đưa ra “lời nói cuối cùng với 2/3 số phiếu thuận trở lên. Điều 49 Hiến pháp Pháp quy định Hạ nghị viện có thể buộc Chính phủ giải tán bằng cách bỏ phiếu bất tín nhiệm sau 48 giờ kể từ khi có ít nhất 1/10 số hạ nghị sỹ đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm. Trong lĩnh vực lập pháp, thẩm quyền của Nghị viện bị giới hạn trong phạm vi 15 lĩnh vực theo quy định tại điều 34 Hiến pháp, ví dụ: quyền công dân và những bảo đảm cơ bản cho công dân thực hiện các quyền, tự do, xác nhận nghĩa vụ về tài sản hoặc nhân thân .... Ngoài những lĩnh vực trên, Chính phủ có quyền lập quy độc lập của mình mà không cần phải xin ý kiến Nghị viện.
Tại Bộ Tư pháp, Đoàn đã được nghe đại diện Bộ Tư pháp Pháp trình bày khái quát về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp Pháp là cơ quan thuộc Chính phủ Pháp chịu trách nhiệm quản lý giám sát các hoạt động của toàn bộ hệ thống tư pháp (hệ thống tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm; viện công tố từ trung ương xuống địa phương; hệ thống trại giam). Bộ Tư pháp còn được giao đặc trách nhiệm vụ xây dựng pháp luật trong các lĩnh vực cải cách hiến pháp, dân sự, hình sự, pháp luật châu Âu và quốc tế, tư pháp vị thành niên. Theo truyền thống lịch sử, Bộ trưởng Tư pháp nắm quyền kiêm Chưởng Ấn, tức là người giữ quốc ấn của đất nước để chứng thực tính pháp lý của các văn bản Hiến pháp, luật… Ngoài ra, đại diện Bộ Tư pháp Pháp còn giới thiệu quy trình mẫu về cải cách Bộ luật dân sự Napoleon năm 1804, bao gồm các giai đoạn từ khâu tổng kết thực tiễn, lên ý tưởng, xây dựng dự thảo, lấy ý kiến tham vấn các bộ, ngành, lập báo cáo đánh giá tác động, trình Chính phủ xin ý kiến Tham Chính viện, hoàn thiện hồ sơ để Chính phủ đưa ra thảo luận tại Hội đồng Bộ trưởng và trình dự luật sang Nghị viện, theo đuổi quy trình “con thoi’’ giữa hai viện.
Tại Hội đồng thừa phát lại quốc gia Pháp, đoàn đã được 02 Phó Chủ tịch Hội đồng giới thiệu kinh nghiệm về mô hình tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Hội đồng Thừa phát lại quốc gia Pháp mong muốn triển khai có hiệu quả Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Hội đồng Thừa phát lại Quốc gia Pháp được ký kết ngày 21/4/2015, cụ thể là sớm thống nhất kế hoạch hợp tác năm 2017 giữa Hội đồng Thừa phát lại quốc gia Pháp và Bộ Tư pháp Việt Nam, đồng thời thống nhất với Bộ Tư pháp về việc tiếp tục tổ chức hợp tác kết nghĩa giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của hai nước.
Trong quá trình học tập, các thành viên Đoàn công tác đều có thái độ học tập nghiêm túc, tham gia thảo luận tích cực, chấp hành nghiêm túc quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý đoàn đi công tác nước ngoài cũng như luật pháp của nước sở tại. Kết thúc khóa học, tất cả các thành viên trong Đoàn đều được Trường Hành chính quốc gia Pháp (ENA) cấp chứng chỉ đào tạo.
Tại Bộ Tư pháp, Đoàn đã được nghe đại diện Bộ Tư pháp Pháp trình bày khái quát về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp Pháp là cơ quan thuộc Chính phủ Pháp chịu trách nhiệm quản lý giám sát các hoạt động của toàn bộ hệ thống tư pháp (hệ thống tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm; viện công tố từ trung ương xuống địa phương; hệ thống trại giam). Bộ Tư pháp còn được giao đặc trách nhiệm vụ xây dựng pháp luật trong các lĩnh vực cải cách hiến pháp, dân sự, hình sự, pháp luật châu Âu và quốc tế, tư pháp vị thành niên. Theo truyền thống lịch sử, Bộ trưởng Tư pháp nắm quyền kiêm Chưởng Ấn, tức là người giữ quốc ấn của đất nước để chứng thực tính pháp lý của các văn bản Hiến pháp, luật… Ngoài ra, đại diện Bộ Tư pháp Pháp còn giới thiệu quy trình mẫu về cải cách Bộ luật dân sự Napoleon năm 1804, bao gồm các giai đoạn từ khâu tổng kết thực tiễn, lên ý tưởng, xây dựng dự thảo, lấy ý kiến tham vấn các bộ, ngành, lập báo cáo đánh giá tác động, trình Chính phủ xin ý kiến Tham Chính viện, hoàn thiện hồ sơ để Chính phủ đưa ra thảo luận tại Hội đồng Bộ trưởng và trình dự luật sang Nghị viện, theo đuổi quy trình “con thoi’’ giữa hai viện.
Tại Hội đồng thừa phát lại quốc gia Pháp, đoàn đã được 02 Phó Chủ tịch Hội đồng giới thiệu kinh nghiệm về mô hình tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Hội đồng Thừa phát lại quốc gia Pháp mong muốn triển khai có hiệu quả Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Hội đồng Thừa phát lại Quốc gia Pháp được ký kết ngày 21/4/2015, cụ thể là sớm thống nhất kế hoạch hợp tác năm 2017 giữa Hội đồng Thừa phát lại quốc gia Pháp và Bộ Tư pháp Việt Nam, đồng thời thống nhất với Bộ Tư pháp về việc tiếp tục tổ chức hợp tác kết nghĩa giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của hai nước.
Trong quá trình học tập, các thành viên Đoàn công tác đều có thái độ học tập nghiêm túc, tham gia thảo luận tích cực, chấp hành nghiêm túc quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý đoàn đi công tác nước ngoài cũng như luật pháp của nước sở tại. Kết thúc khóa học, tất cả các thành viên trong Đoàn đều được Trường Hành chính quốc gia Pháp (ENA) cấp chứng chỉ đào tạo.