Phối hợp thông tin, truyền thông công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp
- Thứ hai - 14/08/2017 14:55
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sáng 11/8, Bộ Tư pháp phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp thông tin, truyền thông về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2017 – 2021.
Đến dự và chủ trì lễ ký kết chương trình phối hợp có các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng: Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Tham dự buổi lễ có các Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam…
Phát biểu tại Lễ ký, Bộ trưởng Lê Thành Long cảm ơn sự phối hợp, hợp tác của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần giúp Bộ, ngành Tư pháp vượt qua thách thức, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Bộ trưởng tin tưởng việc ký kết Chương trình sẽ thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa các bên được thường xuyên, đúng định hướng và đạt hiệu quả cao hơn nữa, góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ mỗi cơ quan, đồng thời cùng chung tay, chung sức xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, quyết liệt hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tán thành với những nhận định của Bộ trưởng Lê Thành Long, Tổng Giám đốc Trần Bình Minh và Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ đều khẳng định mong muốn của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam trong việc hợp tác với Bộ, ngành Tư pháp để có được những thông tin pháp luật hữu ích, chính xác, góp phần nâng cao kiến thức pháp luật của người dân, làm cầu nối giữa người dân với các cơ quan xây dựng, thực thi pháp luật.
Tại buổi lễ, lãnh đạo 3 cơ quan đã thống nhất các nội dung phối hợp cụ thể giai đoạn 2017 – 2021, tập trung vào các hoạt động sau:
Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, góp ý đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, dự án gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan.
Thứ hai, thông tin, tuyên truyền trên các kênh sóng của hai Đài về: quan điểm, chủ trương, chính sách trong các văn bản pháp luật mới; các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đang trong quá trình soạn thảo, lấy ý kiến, văn bản liên quan đến các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành tư pháp; gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong xây dựng, thi hành pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật, giới thiệu, phổ biến các mô hình PBGDPL mới hiệu quả; giáo dục, vận động người dân xây dựng ý thức tìm hiểu pháp luật và chấp hành pháp luật; thông tin phản ánh tình hình dư luận xã hội, tâm tư nguyện vọng của nhân dân đối với các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp; …
Thứ ba, cử chuyên gia, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ tham gia các chương trình, chuyên mục, phỏng vấn trong chương trình phát thanh, truyền hình của Đài; tham gia giải đáp pháp luật, tháo gỡ vướng mắc về pháp lý.
Thứ tư, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho báo cáo viên, đội ngũ báo cáo viên của Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam; đội ngũ cán bộ, công chức, phóng viên, biên tập viên, được phân công triển khai thực hiện các nội dung phối hợp và tham gia tuyên truyền PBGDPL.
Thứ năm, trao đổi, cung cấp thông tin về hoạt động quản lý chỉ đạo, điều hành thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp thông qua người phát ngôn của Bộ Tư pháp; các cuộc họp báo định kỳ, đột xuất; các sự kiện do Bộ, ngành Tư pháp tổ chức và các hình thức trao đổi, cung cấp thông tin khác.
Thứ sáu, tổ chức hội thảo, tọa đàm, họp sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả phối hợp trên cơ sở Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hàng năm; nghiên cứu đề xuất các giải pháp, mô hình phối hợp hiệu quả.
Phát biểu tại Lễ ký, Bộ trưởng Lê Thành Long cảm ơn sự phối hợp, hợp tác của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần giúp Bộ, ngành Tư pháp vượt qua thách thức, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Bộ trưởng tin tưởng việc ký kết Chương trình sẽ thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa các bên được thường xuyên, đúng định hướng và đạt hiệu quả cao hơn nữa, góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ mỗi cơ quan, đồng thời cùng chung tay, chung sức xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, quyết liệt hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tán thành với những nhận định của Bộ trưởng Lê Thành Long, Tổng Giám đốc Trần Bình Minh và Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ đều khẳng định mong muốn của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam trong việc hợp tác với Bộ, ngành Tư pháp để có được những thông tin pháp luật hữu ích, chính xác, góp phần nâng cao kiến thức pháp luật của người dân, làm cầu nối giữa người dân với các cơ quan xây dựng, thực thi pháp luật.
Tại buổi lễ, lãnh đạo 3 cơ quan đã thống nhất các nội dung phối hợp cụ thể giai đoạn 2017 – 2021, tập trung vào các hoạt động sau:
Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, góp ý đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, dự án gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan.
Thứ hai, thông tin, tuyên truyền trên các kênh sóng của hai Đài về: quan điểm, chủ trương, chính sách trong các văn bản pháp luật mới; các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đang trong quá trình soạn thảo, lấy ý kiến, văn bản liên quan đến các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành tư pháp; gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong xây dựng, thi hành pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật, giới thiệu, phổ biến các mô hình PBGDPL mới hiệu quả; giáo dục, vận động người dân xây dựng ý thức tìm hiểu pháp luật và chấp hành pháp luật; thông tin phản ánh tình hình dư luận xã hội, tâm tư nguyện vọng của nhân dân đối với các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp; …
Thứ ba, cử chuyên gia, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ tham gia các chương trình, chuyên mục, phỏng vấn trong chương trình phát thanh, truyền hình của Đài; tham gia giải đáp pháp luật, tháo gỡ vướng mắc về pháp lý.
Thứ tư, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho báo cáo viên, đội ngũ báo cáo viên của Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam; đội ngũ cán bộ, công chức, phóng viên, biên tập viên, được phân công triển khai thực hiện các nội dung phối hợp và tham gia tuyên truyền PBGDPL.
Thứ năm, trao đổi, cung cấp thông tin về hoạt động quản lý chỉ đạo, điều hành thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp thông qua người phát ngôn của Bộ Tư pháp; các cuộc họp báo định kỳ, đột xuất; các sự kiện do Bộ, ngành Tư pháp tổ chức và các hình thức trao đổi, cung cấp thông tin khác.
Thứ sáu, tổ chức hội thảo, tọa đàm, họp sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả phối hợp trên cơ sở Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hàng năm; nghiên cứu đề xuất các giải pháp, mô hình phối hợp hiệu quả.