Tạo mọi điều kiện phát huy năng lực của mỗi cán bộ, công chức, viên chức
- Thứ ba - 10/01/2017 08:12
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Lê Thành Long tại Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) cơ quan Bộ Tư pháp năm 2016.
CBCCVC nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của Bộ, ngành
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016, Thứ trưởng Lê Tiến Châu cho biết, Bộ Tư pháp đã giúp Chính phủ trình Quốc hội thông qua 02 luật, cho ý kiến với 03 luật; thẩm định 291 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và 92 điều ước quốc tế. Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật năm 2016 có nhiều điểm sáng; Bộ đã kiểm tra hơn 3.000 văn bản; bước đầu phát hiện 124 văn bản trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền ban hành, đến nay, có 33 văn bản đã được xử lý. Bộ đã thẩm định 783 thủ tục hành chính (TTHC), tham gia ý kiến đối với 594 TTHC, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính, góp phần tiết kiệm chi phí, nguồn lực trong xã hội.
Các mặt công tác khác như công tác THADS, công tác theo dõi thi hành pháp luật, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, công tác tổ chức xây dựng ngành... đều đạt những kết quả tích cực. Lần đầu tiên, Bộ đã tham mưu để tiếp cận pháp luật trở thành một tiêu chí thành phần của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Bộ cũng triển khai thành công phần mềm đăng ký khai sinh tại 12 tỉnh/thành phố; tham mưu, trình Chủ tịch nước giải quyết hơn 6.000 hồ sơ quốc tịch, giải quyết và hướng dẫn giải quyết trên 2.500 trường hợp nuôi con nuôi trong nước và hơn 550 trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài...
Bên cạnh đó, công tác năm 2016 của cơ quan Bộ Tư pháp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như còn lúng túng trong triển khai Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật còn nhiều khó khăn; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ quan tư pháp địa phương còn chậm...
Chăm lo đời sống và bảo vệ tốt quyền và lợi ích của CBCCVC
Hội nghị đã được nghe nhiều tham luận liên quan đến công tác tổ chức cán bộ cơ quan Bộ, tình hình sử dụng ngân sách nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ, giải pháp nâng cao đời sống CBCCVC, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, công tác thi đua – khen thưởng. Theo đó, Công đoàn Bộ cũng như các cấp công đoàn đã thực hiện các chế độ, chính sách, chăm lo đời sống và bảo vệ quyền và lợi ích của CBCCVC, góp phần động viên CBCCVC và người lao động. Công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan Bộ từng bước có sự đổi mới. Công tác chăm lo đời sống CBCCVC cơ quan Bộ tiếp tục được bảo đảm thực hiện tốt. Các đơn vị thuộc Bộ đã thực hiện tiết kiệm chi phí được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của từng đơn vị, qua đó đã tiết kiệm được một phần chi phí để chi thu nhập tăng thêm cho CBCCVC và người lao động.
Quyết tâm vượt khó hoàn thành 09 nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm 2017
Tại Hội nghị, CBCCVC cơ quan Bộ đã đưa ra nhiều kiến nghị và nhận được giải đáp thỏa đáng từ lãnh đạo các đơn vị liên quan. Qua thảo luận sôi nổi, trong năm 2017, CBCCVC, người lao động cơ quan Bộ Tư pháp quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra, đặc biệt là 09 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2017. Cùng với hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục thực hiện tốt các quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tăng cường tổ chức các hoạt động nói chuyện chuyên đề, giao lưu văn nghệ, thi đấu thể thao, thăm quan, nghỉ mát nhằm nâng cao đời sống tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức.
Biểu dương các kết quả công tác đạt được trong năm 2016, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh những điểm tích cực trong thực hiện Quy chế dân chủ; giữ vững kỷ cương, kỷ luật công vụ; công tác thi đua – khen thưởng đi vào thực chất; nỗ lực cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho CBCCVC, nhất là cán bộ trẻ... Theo Bộ trưởng, có được những thành công này là sự cố gắng của mỗi CBCCVC và sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắn điểm lại một số tồn tại, hạn chế như công tác xây dựng văn bản vẫn chưa đúng kế hoạch đề ra, đời sống cán bộ còn không ít khó khăn. Vì vậy, với những thách thức đặt ra của năm 2017, Bộ trưởng yêu cầu phải xác định thứ tự ưu tiên của các công việc chuyên môn sao cho sử dụng tốt nhất những công cụ pháp lý được giao cho Bộ, ngành Tư pháp như thẩm định, kiểm tra... để trả lời được câu hỏi mà Thủ tướng nêu là làm thế nào cho Bộ, ngành Tư pháp mạnh lên. Ghi nhận các kiến nghị của đại biểu, Bộ trưởng đề nghị phải tạo môi trường làm việc bình đẳng, tạo mọi điều kiện phát huy năng lực của mỗi cá nhân CBCCVC.
Tại Hội nghị, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Bộ Tư pháp đã trao tặng các danh hiệu thi đua khen thưởng cho các tập thể, cá nhân. Cụ thể:
Huân chương Lao động hạng Ba cho 03 cá nhân: ông Nguyễn Bá Yên, nguyên Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể; bà Lê Thị Hoàng Yến, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ chuyên trách, thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp; bà Phạm Thái Hà, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua, khen thưởng.
Cờ thi đua Chính phủ cho 03 tập thể: Văn phòng Bộ; Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 01 tập thể (Vụ Thi đua, khen thưởng) và 01 cá nhân (bà Đỗ Hoàng Yến, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp).
Cờ thi đua Ngành Tư pháp cho 12 tập thể: Vụ Pháp luật dân sự kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Viện Khoa học pháp lý, Trường Trung cấp luật Buôn Ma Thuột, Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính, Cục Trợ giúp pháp lý, Học viện Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự và Cục Bổ trợ tư pháp.
Chiến sĩ thi đua Ngành Tư pháp cho 01 cá nhân: ông Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước.
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn cho 02 cá nhân: ông Đinh Trung Tụng, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp và ông Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý và xử lý vi phạm hành chính.
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016, Thứ trưởng Lê Tiến Châu cho biết, Bộ Tư pháp đã giúp Chính phủ trình Quốc hội thông qua 02 luật, cho ý kiến với 03 luật; thẩm định 291 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và 92 điều ước quốc tế. Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật năm 2016 có nhiều điểm sáng; Bộ đã kiểm tra hơn 3.000 văn bản; bước đầu phát hiện 124 văn bản trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền ban hành, đến nay, có 33 văn bản đã được xử lý. Bộ đã thẩm định 783 thủ tục hành chính (TTHC), tham gia ý kiến đối với 594 TTHC, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính, góp phần tiết kiệm chi phí, nguồn lực trong xã hội.
Các mặt công tác khác như công tác THADS, công tác theo dõi thi hành pháp luật, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, công tác tổ chức xây dựng ngành... đều đạt những kết quả tích cực. Lần đầu tiên, Bộ đã tham mưu để tiếp cận pháp luật trở thành một tiêu chí thành phần của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Bộ cũng triển khai thành công phần mềm đăng ký khai sinh tại 12 tỉnh/thành phố; tham mưu, trình Chủ tịch nước giải quyết hơn 6.000 hồ sơ quốc tịch, giải quyết và hướng dẫn giải quyết trên 2.500 trường hợp nuôi con nuôi trong nước và hơn 550 trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài...
Bên cạnh đó, công tác năm 2016 của cơ quan Bộ Tư pháp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như còn lúng túng trong triển khai Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật còn nhiều khó khăn; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ quan tư pháp địa phương còn chậm...
Chăm lo đời sống và bảo vệ tốt quyền và lợi ích của CBCCVC
Hội nghị đã được nghe nhiều tham luận liên quan đến công tác tổ chức cán bộ cơ quan Bộ, tình hình sử dụng ngân sách nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ, giải pháp nâng cao đời sống CBCCVC, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, công tác thi đua – khen thưởng. Theo đó, Công đoàn Bộ cũng như các cấp công đoàn đã thực hiện các chế độ, chính sách, chăm lo đời sống và bảo vệ quyền và lợi ích của CBCCVC, góp phần động viên CBCCVC và người lao động. Công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan Bộ từng bước có sự đổi mới. Công tác chăm lo đời sống CBCCVC cơ quan Bộ tiếp tục được bảo đảm thực hiện tốt. Các đơn vị thuộc Bộ đã thực hiện tiết kiệm chi phí được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của từng đơn vị, qua đó đã tiết kiệm được một phần chi phí để chi thu nhập tăng thêm cho CBCCVC và người lao động.
Quyết tâm vượt khó hoàn thành 09 nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm 2017
Tại Hội nghị, CBCCVC cơ quan Bộ đã đưa ra nhiều kiến nghị và nhận được giải đáp thỏa đáng từ lãnh đạo các đơn vị liên quan. Qua thảo luận sôi nổi, trong năm 2017, CBCCVC, người lao động cơ quan Bộ Tư pháp quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra, đặc biệt là 09 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2017. Cùng với hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục thực hiện tốt các quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tăng cường tổ chức các hoạt động nói chuyện chuyên đề, giao lưu văn nghệ, thi đấu thể thao, thăm quan, nghỉ mát nhằm nâng cao đời sống tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức.
Biểu dương các kết quả công tác đạt được trong năm 2016, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh những điểm tích cực trong thực hiện Quy chế dân chủ; giữ vững kỷ cương, kỷ luật công vụ; công tác thi đua – khen thưởng đi vào thực chất; nỗ lực cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho CBCCVC, nhất là cán bộ trẻ... Theo Bộ trưởng, có được những thành công này là sự cố gắng của mỗi CBCCVC và sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắn điểm lại một số tồn tại, hạn chế như công tác xây dựng văn bản vẫn chưa đúng kế hoạch đề ra, đời sống cán bộ còn không ít khó khăn. Vì vậy, với những thách thức đặt ra của năm 2017, Bộ trưởng yêu cầu phải xác định thứ tự ưu tiên của các công việc chuyên môn sao cho sử dụng tốt nhất những công cụ pháp lý được giao cho Bộ, ngành Tư pháp như thẩm định, kiểm tra... để trả lời được câu hỏi mà Thủ tướng nêu là làm thế nào cho Bộ, ngành Tư pháp mạnh lên. Ghi nhận các kiến nghị của đại biểu, Bộ trưởng đề nghị phải tạo môi trường làm việc bình đẳng, tạo mọi điều kiện phát huy năng lực của mỗi cá nhân CBCCVC.
Tại Hội nghị, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Bộ Tư pháp đã trao tặng các danh hiệu thi đua khen thưởng cho các tập thể, cá nhân. Cụ thể:
Huân chương Lao động hạng Ba cho 03 cá nhân: ông Nguyễn Bá Yên, nguyên Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể; bà Lê Thị Hoàng Yến, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ chuyên trách, thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp; bà Phạm Thái Hà, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua, khen thưởng.
Cờ thi đua Chính phủ cho 03 tập thể: Văn phòng Bộ; Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 01 tập thể (Vụ Thi đua, khen thưởng) và 01 cá nhân (bà Đỗ Hoàng Yến, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp).
Cờ thi đua Ngành Tư pháp cho 12 tập thể: Vụ Pháp luật dân sự kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Viện Khoa học pháp lý, Trường Trung cấp luật Buôn Ma Thuột, Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính, Cục Trợ giúp pháp lý, Học viện Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự và Cục Bổ trợ tư pháp.
Chiến sĩ thi đua Ngành Tư pháp cho 01 cá nhân: ông Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước.
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn cho 02 cá nhân: ông Đinh Trung Tụng, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp và ông Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý và xử lý vi phạm hành chính.