Tổng kết công tác tư pháp năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2017
- Thứ hai - 26/12/2016 03:50
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hôm nay 23/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị Tổng kết công tác tư pháp năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2017. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trong toàn quốc.
Năm 2016, Bộ Tư pháp đã ban hành Chương trình hành động của ngành Tư pháp và tổ chức triển khai thực hiện, trong đó tập trung chỉ đạo 10 nhóm nhiệm vụ lớn và đã đạt được nhiều kết quả.
Các nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp ngày càng đảm bảo chất lượng, tiến độ so với kế hoạch đề ra từ đầu năm
Công tác chỉ đạo điều hành được đổi mới, kịp thời triển khai các chủ trương, chính sách, các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, đặc biệt là bám sát chủ trương về xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ; việc phối hợp giữa Bộ, Ngành Tư pháp với một số Bộ, ngành khác được thực hiện chủ động, hiệu quả hơn.
Công tác chỉ đạo điều hành được đổi mới, kịp thời triển khai các chủ trương, chính sách, các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, đặc biệt là bám sát chủ trương về xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ; việc phối hợp giữa Bộ, Ngành Tư pháp với một số Bộ, ngành khác được thực hiện chủ động, hiệu quả hơn.
Việc xây dựng, hoàn thiện các VBQPPL tiếp tục được chú trọng đầu tư nguồn lực, với nhiều quy định bảo đảm tốt hơn các quyền con người, quyền công dân, phục vụ tốt hơn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp. Bộ Tư pháp cùng các Bộ, ngành đã giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội thông qua 12 luật, nghị quyết; (riêng Bộ Tư pháp đã giúp Chính phủ trình Quốc hội thông qua 02 luật và cho ý kiến với 03 luật khác), trong đó có những dự án luật quan trọng để triển khai thi hành Hiến pháp 2013.
Việc thẩm định VBQPPL, đặc biệt là các nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh được thực hiện khẩn trương, bảo đảm tiến độ. Toàn Ngành Tư pháp đã tổ chức thẩm định 11.885 dự thảo VBQPPL (tăng 24,7% so với năm 2015), trong đó có 5.298 dự thảo VBQPPL do các Sở Tư pháp và 5.417 dự thảo do các Phòng Tư pháp thẩm định; Tổ chức Pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã thẩm định 880 văn bản; Bộ Tư pháp đã thẩm định 291 dự thảo VBQPPL và 92 điều ước quốc tế, đặc biệt là Bộ đã đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành thẩm định đối với 50/50 nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh theo Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, với việc đề nghị cắt giảm nhiều thủ tục, giấy phép, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Công tác PBGDPL, nhất là các văn bản liên quan đến bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp được toàn Ngành tập trung đẩy mạnh; công tác hoà giải ở cơ sở tạo được điểm nhấn quan trọng qua việc tổ chức thành công cuộc thi Hoà giải viên giỏi lần thứ III. Thi hành án dân sự đạt kết quả cao, vượt chỉ tiêu cả về việc và về tiền; tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống THADS.
Công tác hộ tịch có nhiều khởi sắc, nhất là áp dụng thí điểm phần mềm đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân, gắn với triển khai Luật hộ tịch, bước đầu đạt hiệu quả, kịp thời phục vụ nhân dân. Bộ Tư pháp và các địa phương đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách TTHC trong cấp phiếu LLTP; đến nay đã có 56/63 Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phương thức cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính và 60/63 Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phương thức đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến. Nhờ đó, tình trạng chậm thời hạn cấp Phiếu LLTP tại các Sở Tư pháp đã từng bước được giải quyết.
Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ, Ngành được triển khai khá toàn diện trong các lĩnh vực như: trong công tác chỉ đạo điều hành qua môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành (như: hệ thống thông tin về lý lịch tư pháp; CSDL quốc gia về thủ tục hành chính; CSDL về văn bản quy phạm pháp luật thống nhất từ Trung ương tới địa phương). Cổng thông tin điện tử; các Trang thông tin điện tử của Bộ ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực; an toàn, an ninh thông tin mạng được bảo đảm. Nhằm đẩy mạnh việc xây dựng Chính phủ điện tử, Bộ Tư pháp đang tập trung hoàn thiện các ứng dụng để cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 trong lĩnh vực lý lịch tư pháp, đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ.
Việc tham gia ý kiến pháp lý đối với các vụ việc, các sự kiện liên quan đến môi trường, đầu tư quốc tế... được thực hiện kịp thời, có chất lượng; hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật phục vụ tốt việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ, Ngành.
Các lĩnh vực công tác khác của Bộ cũng có nhiều kết quả quan trọng.
Năm 2017, triển khai đồng bộ và hiệu quả các nhiệm vụ tư pháp trong điều kiện mới
Báo cáo tổng kết công tác tư pháp đã đưa ra phương hướng, giải pháp để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời cũng nêu các nhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh vực của Bộ, ngành.
Thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2017 trong bối cảnh đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 Khoá XII và các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt chú trọng các yêu cầu về xây dựng Nhà nước pháp quyền, tăng cường dân chủ XHCN, hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp và khởi nghiệp, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của quốc gia và của từng địa phương.
Năm 2017, Bộ, ngành Tư pháp xác định 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung nguồn lực để thực hiện. Cùng đó là các giải pháp chủ yếu, đó là: Xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, có tính khả thi cao, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương. Chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện các kế hoạch công tác ngay từ đầu năm; tăng cường công tác phối hợp giữa Bộ với các cơ quan và cấp ủy, chính quyền các cấp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; chú trọng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đối với đội ngũ cán bộ tư pháp ở cơ sở; phát huy hiệu quả các công cụ quản lý kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và thi đua - khen thưởng…
Xây dựng thể chế bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, công tác tư pháp liên quan đến người dân và những gì liên quan đến người dân là vô cùng quan trọng. Trong suốt năm 2016, Bộ, ngành Tư pháp đã chỉ đạo, tập trung xây dựng thể chế - đây là lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, do đó, Bộ đã nỗ lực cao trong xây dựng, thẩm định văn bản nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho đầu tư kinh doanh và khởi nghiệp.
Thủ tướng vui mừng cho biết, đây là năm đầu tiên Chính phủ không còn nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành của các Luật, Pháp lệnh đã có hiệu lực. Phản ứng chính sách và pháp luật đã được Bộ Tư pháp chú trọng thực hiện kịp thời hơn, những quy định trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân đã được Bộ Tư pháp “tuýt còi” tương đối kịp thời.
Điểm lại kết quả công tác trong các lĩnh vực công tác của Bộ, thay mặt Chính phủ,Thủ tướng đã ghi nhận, biểu dương đánh giá cao sự tiến bộ của Bộ, ngành Tư pháp năm 2016. Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của Bộ, ngành như: Công tác xây dựng pháp luật đã có nhiều tiến bộ, nhưng chất lượng văn bản còn thiếu ổn định nên thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung; Luật ban hành nhiều nhưng việc thực thi pháp luật còn yếu, chưa nghiêm; Thủ tục hành chính còn phức tạp, cản trở sự phát triển; dư luận tiêu cực trong lĩnh vực thi hành án dân sự vẫn còn; Phong cách, kiến thức, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ tư pháp còn hạn chế; Công tác thẩm định ở một số ngành, địa phương còn yếu kém và vẫn còn sai sót...
Thủ tướng yêu cầu: Năm 2017, Bộ, ngành cần đẩy mạnh công tác xây dựng gắn với thi hành pháp luật, đây vừa là công cụ để quản lý xã hội, vừa là công cụ để Nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước; Chủ động hơn nữa trong xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả hơn; Chủ động tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ các giải pháp đổi mới thể chế, nhất là thể chế liên quan đến đầu tư kinh doanh, khởi nghiệp, giảm thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi.
Thủ tướng yêu cầu, Bộ Tư pháp phải làm tốt hơn nữa việc lập chương trình xây dựng pháp luật, phải là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng, tiến độ của thể chế, chương trình xây dựng pháp luật. Thủ tướng cũng cho rằng, Bộ Tư pháp cần tham mưu, thẩm định thế nào để khi pháp luật trao quyền cho bất cứ ai đều phải có cơ chế hiệu quả để kiểm soát quyền lực đó, kể cả Thủ tướng.
Bộ Tư pháp và ngành tư pháp các cấp cần làm tốt hơn nhiệm vụ theo dõi, thi hành pháp luật, làm tham mưu cho Chính phủ, chính quyền các cấp để khắc phục tình trạng nhờn luật trong chính bộ máy Nhà nước và trong toàn xã hội; chủ động tham mưu về các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong chỉ đạo điều hành hàng ngày.
“Mỗi một vấn đề, khó khăn vướng mắc của người dân, doanh nghiệp đều có nguyên nhân, cũng có thể do thể chế, do thực thi, nhận thức, cách làm của cán bộ. Các đồng chí cần theo dõi sát tình hình đất nước, cảm nhận được hơi thở cuộc sống, có ngay các tham mưu, đề xuất để chúng ta có phản ứng chính sách kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu Chính phủ đặt ra là quyết liệt hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp”.
Bộ Tư pháp cần cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối mạng dữ liệu trên phạm vi cả nước, bảo đảm công khai, minh bạch, kiên quyết chống nhũng nhiễu tiêu cực. Quản lý, điều hành mạnh mẽ hơn về công tác thi hành án dân sự. Tăng cường kỷ luật kỷ cương trong đội ngũ chấp hành viên.
Thủ tướng yêu cầu phải tái cơ cấu nội bộ ngành tư pháp, thực hiện đúng Nghị quyết Trung ương 4. Các bộ, ngành, địa phương phải quan tâm kiện toàn tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc cấp tỉnh trong tổng biên chế được giao, trong đó có ngành tư pháp, để bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Bày tỏ trăn trở với thu nhập của cán bộ, công chức nói chung và ngành tư pháp khi mà Chính phủ đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề nhưng lại chưa lo được đời sống tốt hơn cho cán bộ, công chức, Thủ tướng nói: “Tôi rất hiểu ai cũng có cuộc sống. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, chúng ta đang triển khai đề án cải cách tiền lương, thực hiện các Kết luận 63, 64 của Trung ương, tôi đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cả nước cần quan tâm hơn nữa đến anh em làm pháp chế, pháp luật. Tôi đề nghị, dù ít hay nhiều, nhưng tất cả chúng ta cùng có biện pháp và động viên tinh thần, vận dụng vật chất trong khả năng cho phép và dành tình cảm để động viên anh em, giúp anh em làm công tác tư pháp an tâm công tác, cống hiến cho ngành, cho đất nước”.
Xóa bỏ các rào cản của thể chế để thể chế trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội,
Trân trọng cảm ơn Thủ tướng đã quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với Bộ, ngành Tư pháp, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng, những kết quả mà Bộ, ngành đã đạt được chỉ là bước khởi đầu trong nhiệm kỳ mới của Chính phủ và vẫn còn chưa đáp ứng được với kỳ vọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Những chỉ đạo của Thủ tướng không chỉ là nguồn cổ vũ động viên đối với Bộ, ngành mà còn là định hướng công tác của Bộ, ngành trong năm 2017. Bộ trưởng khẳng định sẽ nghiêm túc tiếp thu những chỉ đạo sâu sắc của Thủ tướng tại Hội nghị và hứa sẽ quán triệt đầy đủ tới cán bộ toàn ngành. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Bộ trưởng mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Thủ tướng đối với công tác tư pháp và mong các bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao.
Điểm lại một số kết quả nổi bật và hạn chế, tồn tại của công tác tư pháp trong năm 2016, Bộ trưởng yêu cầu: năm 2017 là năm then chốt của nhiệm kỳ mới và là năm đầu tiên triển khai các Nghị quyết và chủ trương lớn của Quốc hội, trong bối cảnh này, Bộ trưởng đề nghị tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
Bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và nhiệm vụ trọng tâm đã nêu tại Báo cáo, xóa bỏ rào cản về thể chế, khắc phục những lạc hậu về thể chế, để thể chế trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục xử lý những vấn đề phát sinh hoặc tích tụ trong thời gian dài làm ảnh hướng đến phát triển kinh tế - xã hội; Tăng cường theo dõi thi hành pháp luật, xử lý các ván đề pháp lý phát sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính mà trước hết là thủ tục hành chính trong lĩnh vực của Bộ, ngành; Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành Tư pháp.
Bộ trưởng đề nghị các đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp lưu tâm tới một số giải pháp như: Chủ động đề xuất tham mưu Bộ, ngành, UBND thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ trọng tâm nêu tại Báo cáo; sớm ban hành Kế hoạch công tác năm 2017 và chỉ đạo quyết liệt để thực hiện nhiệm vụ ngay từ đầu năm.
Bộ trưởng tin tưởng với sự quan tâm của người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương, công tác tư pháp năm 2017 sẽ đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tại Hội nghị, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhì cho đồng chí Hà Hùng Cường, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Việc thẩm định VBQPPL, đặc biệt là các nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh được thực hiện khẩn trương, bảo đảm tiến độ. Toàn Ngành Tư pháp đã tổ chức thẩm định 11.885 dự thảo VBQPPL (tăng 24,7% so với năm 2015), trong đó có 5.298 dự thảo VBQPPL do các Sở Tư pháp và 5.417 dự thảo do các Phòng Tư pháp thẩm định; Tổ chức Pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã thẩm định 880 văn bản; Bộ Tư pháp đã thẩm định 291 dự thảo VBQPPL và 92 điều ước quốc tế, đặc biệt là Bộ đã đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành thẩm định đối với 50/50 nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh theo Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, với việc đề nghị cắt giảm nhiều thủ tục, giấy phép, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Công tác PBGDPL, nhất là các văn bản liên quan đến bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp được toàn Ngành tập trung đẩy mạnh; công tác hoà giải ở cơ sở tạo được điểm nhấn quan trọng qua việc tổ chức thành công cuộc thi Hoà giải viên giỏi lần thứ III. Thi hành án dân sự đạt kết quả cao, vượt chỉ tiêu cả về việc và về tiền; tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống THADS.
Công tác hộ tịch có nhiều khởi sắc, nhất là áp dụng thí điểm phần mềm đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân, gắn với triển khai Luật hộ tịch, bước đầu đạt hiệu quả, kịp thời phục vụ nhân dân. Bộ Tư pháp và các địa phương đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách TTHC trong cấp phiếu LLTP; đến nay đã có 56/63 Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phương thức cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính và 60/63 Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phương thức đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến. Nhờ đó, tình trạng chậm thời hạn cấp Phiếu LLTP tại các Sở Tư pháp đã từng bước được giải quyết.
Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ, Ngành được triển khai khá toàn diện trong các lĩnh vực như: trong công tác chỉ đạo điều hành qua môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành (như: hệ thống thông tin về lý lịch tư pháp; CSDL quốc gia về thủ tục hành chính; CSDL về văn bản quy phạm pháp luật thống nhất từ Trung ương tới địa phương). Cổng thông tin điện tử; các Trang thông tin điện tử của Bộ ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực; an toàn, an ninh thông tin mạng được bảo đảm. Nhằm đẩy mạnh việc xây dựng Chính phủ điện tử, Bộ Tư pháp đang tập trung hoàn thiện các ứng dụng để cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 trong lĩnh vực lý lịch tư pháp, đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ.
Việc tham gia ý kiến pháp lý đối với các vụ việc, các sự kiện liên quan đến môi trường, đầu tư quốc tế... được thực hiện kịp thời, có chất lượng; hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật phục vụ tốt việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ, Ngành.
Các lĩnh vực công tác khác của Bộ cũng có nhiều kết quả quan trọng.
Năm 2017, triển khai đồng bộ và hiệu quả các nhiệm vụ tư pháp trong điều kiện mới
Báo cáo tổng kết công tác tư pháp đã đưa ra phương hướng, giải pháp để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời cũng nêu các nhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh vực của Bộ, ngành.
Thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2017 trong bối cảnh đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 Khoá XII và các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt chú trọng các yêu cầu về xây dựng Nhà nước pháp quyền, tăng cường dân chủ XHCN, hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp và khởi nghiệp, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của quốc gia và của từng địa phương.
Năm 2017, Bộ, ngành Tư pháp xác định 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung nguồn lực để thực hiện. Cùng đó là các giải pháp chủ yếu, đó là: Xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, có tính khả thi cao, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương. Chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện các kế hoạch công tác ngay từ đầu năm; tăng cường công tác phối hợp giữa Bộ với các cơ quan và cấp ủy, chính quyền các cấp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; chú trọng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đối với đội ngũ cán bộ tư pháp ở cơ sở; phát huy hiệu quả các công cụ quản lý kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và thi đua - khen thưởng…
Xây dựng thể chế bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, công tác tư pháp liên quan đến người dân và những gì liên quan đến người dân là vô cùng quan trọng. Trong suốt năm 2016, Bộ, ngành Tư pháp đã chỉ đạo, tập trung xây dựng thể chế - đây là lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, do đó, Bộ đã nỗ lực cao trong xây dựng, thẩm định văn bản nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho đầu tư kinh doanh và khởi nghiệp.
Thủ tướng vui mừng cho biết, đây là năm đầu tiên Chính phủ không còn nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành của các Luật, Pháp lệnh đã có hiệu lực. Phản ứng chính sách và pháp luật đã được Bộ Tư pháp chú trọng thực hiện kịp thời hơn, những quy định trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân đã được Bộ Tư pháp “tuýt còi” tương đối kịp thời.
Điểm lại kết quả công tác trong các lĩnh vực công tác của Bộ, thay mặt Chính phủ,Thủ tướng đã ghi nhận, biểu dương đánh giá cao sự tiến bộ của Bộ, ngành Tư pháp năm 2016. Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của Bộ, ngành như: Công tác xây dựng pháp luật đã có nhiều tiến bộ, nhưng chất lượng văn bản còn thiếu ổn định nên thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung; Luật ban hành nhiều nhưng việc thực thi pháp luật còn yếu, chưa nghiêm; Thủ tục hành chính còn phức tạp, cản trở sự phát triển; dư luận tiêu cực trong lĩnh vực thi hành án dân sự vẫn còn; Phong cách, kiến thức, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ tư pháp còn hạn chế; Công tác thẩm định ở một số ngành, địa phương còn yếu kém và vẫn còn sai sót...
Thủ tướng yêu cầu: Năm 2017, Bộ, ngành cần đẩy mạnh công tác xây dựng gắn với thi hành pháp luật, đây vừa là công cụ để quản lý xã hội, vừa là công cụ để Nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước; Chủ động hơn nữa trong xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả hơn; Chủ động tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ các giải pháp đổi mới thể chế, nhất là thể chế liên quan đến đầu tư kinh doanh, khởi nghiệp, giảm thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi.
Thủ tướng yêu cầu, Bộ Tư pháp phải làm tốt hơn nữa việc lập chương trình xây dựng pháp luật, phải là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng, tiến độ của thể chế, chương trình xây dựng pháp luật. Thủ tướng cũng cho rằng, Bộ Tư pháp cần tham mưu, thẩm định thế nào để khi pháp luật trao quyền cho bất cứ ai đều phải có cơ chế hiệu quả để kiểm soát quyền lực đó, kể cả Thủ tướng.
Bộ Tư pháp và ngành tư pháp các cấp cần làm tốt hơn nhiệm vụ theo dõi, thi hành pháp luật, làm tham mưu cho Chính phủ, chính quyền các cấp để khắc phục tình trạng nhờn luật trong chính bộ máy Nhà nước và trong toàn xã hội; chủ động tham mưu về các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong chỉ đạo điều hành hàng ngày.
“Mỗi một vấn đề, khó khăn vướng mắc của người dân, doanh nghiệp đều có nguyên nhân, cũng có thể do thể chế, do thực thi, nhận thức, cách làm của cán bộ. Các đồng chí cần theo dõi sát tình hình đất nước, cảm nhận được hơi thở cuộc sống, có ngay các tham mưu, đề xuất để chúng ta có phản ứng chính sách kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu Chính phủ đặt ra là quyết liệt hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp”.
Bộ Tư pháp cần cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối mạng dữ liệu trên phạm vi cả nước, bảo đảm công khai, minh bạch, kiên quyết chống nhũng nhiễu tiêu cực. Quản lý, điều hành mạnh mẽ hơn về công tác thi hành án dân sự. Tăng cường kỷ luật kỷ cương trong đội ngũ chấp hành viên.
Thủ tướng yêu cầu phải tái cơ cấu nội bộ ngành tư pháp, thực hiện đúng Nghị quyết Trung ương 4. Các bộ, ngành, địa phương phải quan tâm kiện toàn tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc cấp tỉnh trong tổng biên chế được giao, trong đó có ngành tư pháp, để bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Bày tỏ trăn trở với thu nhập của cán bộ, công chức nói chung và ngành tư pháp khi mà Chính phủ đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề nhưng lại chưa lo được đời sống tốt hơn cho cán bộ, công chức, Thủ tướng nói: “Tôi rất hiểu ai cũng có cuộc sống. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, chúng ta đang triển khai đề án cải cách tiền lương, thực hiện các Kết luận 63, 64 của Trung ương, tôi đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cả nước cần quan tâm hơn nữa đến anh em làm pháp chế, pháp luật. Tôi đề nghị, dù ít hay nhiều, nhưng tất cả chúng ta cùng có biện pháp và động viên tinh thần, vận dụng vật chất trong khả năng cho phép và dành tình cảm để động viên anh em, giúp anh em làm công tác tư pháp an tâm công tác, cống hiến cho ngành, cho đất nước”.
Xóa bỏ các rào cản của thể chế để thể chế trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội,
Trân trọng cảm ơn Thủ tướng đã quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với Bộ, ngành Tư pháp, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng, những kết quả mà Bộ, ngành đã đạt được chỉ là bước khởi đầu trong nhiệm kỳ mới của Chính phủ và vẫn còn chưa đáp ứng được với kỳ vọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Những chỉ đạo của Thủ tướng không chỉ là nguồn cổ vũ động viên đối với Bộ, ngành mà còn là định hướng công tác của Bộ, ngành trong năm 2017. Bộ trưởng khẳng định sẽ nghiêm túc tiếp thu những chỉ đạo sâu sắc của Thủ tướng tại Hội nghị và hứa sẽ quán triệt đầy đủ tới cán bộ toàn ngành. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Bộ trưởng mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Thủ tướng đối với công tác tư pháp và mong các bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao.
Điểm lại một số kết quả nổi bật và hạn chế, tồn tại của công tác tư pháp trong năm 2016, Bộ trưởng yêu cầu: năm 2017 là năm then chốt của nhiệm kỳ mới và là năm đầu tiên triển khai các Nghị quyết và chủ trương lớn của Quốc hội, trong bối cảnh này, Bộ trưởng đề nghị tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
Bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và nhiệm vụ trọng tâm đã nêu tại Báo cáo, xóa bỏ rào cản về thể chế, khắc phục những lạc hậu về thể chế, để thể chế trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục xử lý những vấn đề phát sinh hoặc tích tụ trong thời gian dài làm ảnh hướng đến phát triển kinh tế - xã hội; Tăng cường theo dõi thi hành pháp luật, xử lý các ván đề pháp lý phát sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính mà trước hết là thủ tục hành chính trong lĩnh vực của Bộ, ngành; Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành Tư pháp.
Bộ trưởng đề nghị các đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp lưu tâm tới một số giải pháp như: Chủ động đề xuất tham mưu Bộ, ngành, UBND thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ trọng tâm nêu tại Báo cáo; sớm ban hành Kế hoạch công tác năm 2017 và chỉ đạo quyết liệt để thực hiện nhiệm vụ ngay từ đầu năm.
Bộ trưởng tin tưởng với sự quan tâm của người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương, công tác tư pháp năm 2017 sẽ đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tại Hội nghị, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhì cho đồng chí Hà Hùng Cường, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.