Xây dựng cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội phải hướng tới phục vụ cho sinh viên
- Thứ năm - 02/03/2017 09:54
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sáng 28/2, Bộ trưởng Lê Thành Long đã chủ trì buổi làm việc của Lãnh đạo Bộ với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Ban Quản lý) về phương án thiết kế kiến trúc Dự án xây dựng cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Dự án).
Báo cáo kết quả làm việc của Hội đồng tuyển chọn Phương án thiết kế kiến trúc Dự án (Hội đồng), ông Nguyễn Tiến Hưng, Giám đốc Ban Quản lý cho biết: Dự án xây dựng cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có diện tích 27 ha, tổng vốn đầu tư xây dựng khoảng 1.800 tỷ đồng, là công trình lớn của Bộ Tư pháp. Nhà thầu tư vấn đã nghiên cứu công phu, đầy đủ và đưa ra 03 phương án thiết kế đảm bảo yêu cầu của một đồ án kiến trúc ở giai đoạn đề xuất ý tưởng. Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, tích cực, Ban Quản lý và Hội đồng đã thống nhất lựa chọn phương án 1 là phương án để tiến hành nghiên cứu các bước tiếp theo.
Cụ thể, với cảm hứng từ các hình tượng con rồng thời Lý, trống đồng, hoa sen và bộ Hình thư thời Lý, phương án này được đánh giá là phân khu chức năng hợp lý, thuận tiện cho sự liên hệ của các khu làm việc, nghiên cứu và học tập của sinh viên; tính chất đặc trưng của các khu chức năng được nhấn mạnh; không gian trong và ngoài nhà phong phú, hình khối kiến trúc đơn giản nhưng hiện đại, phong cách… Tuy nhiên, Ban Quản lý lưu ý đơn vị tư vấn một số vấn đề về chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, quy mô đầu tư, tổ chức giao thông, kiến trúc và kết cầu công trình, thời gian hoàn chỉnh phương án thiết kế. Nhà thầu tư vấn và Hội đồng đã giới thiệu và giải trình các vấn đề có liên quan tới phương án thiết kế.
Cho ý kiến về phương án thiết kế, Thứ trưởng Lê Tiến Châu yêu cầu hệ thống giao thông của Dự án phải đảm bảo thuận lợi, tránh xung đột, khu thư viện của sinh viên nên tách rời với khu vực hành chính – hiệu bộ. Thứ trưởng cũng đề nghị đẩy nhanh tiến độ Dự án để đảm bảo công trình có thể khởi công trong năm 2018.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc thì cho rằng cần xác định rõ nhu cầu sử dụng và đặt người học làm trung tâm trong quá trình thiết kế Dự án, đồng thời cân nhắc về điểm nhấn của toàn bộ công trình.
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu lưu ý cần bám sát đặc thù của Dự án là cơ sở 2 của nhà trường để xác định công năng sử dụng và quy mô xây dựng phù hợp. Tính toán kỹ lưỡng về phân kỳ đầu tư để đảm bảo hiệu quả đầu tư, xây đến đâu sử dụng đến đấy. Bên cạnh đó, diện tích khu đất rộng, mật độ xây dựng thấp nên cân nhắc việc xây dựng các đường hầm, tầng hầm. Với phương án thiết kế đã được lựa chọn, Thứ trưởng vẫn còn băn khoăn về tính cân đối và sự liên kết giữa các khu nhà với nhau và với các khu đô thị xung quanh. Công trình điểm nhấn, hệ thống hồ nước và giao thông nội bộ cũng cần được xem xét thêm.
Tán thành với ý kiến của các Thứ trưởng, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng với ý nghĩa đặc biệt của công trình này, tư tưởng thiết kế chủ đạo phải gắn với pháp luật, đã là trường Đại học thì phải hướng tới phục vụ cho sinh viên. Bên cạnh việc đảm bảo không vượt mức đầu tư và phân kỳ đầu tư hiệu quả, kiến trúc công trình cần có chiều sâu và không gian mở, đảm bảo thuận lợi về công năng sử dụng và hệ thống giao thông nội bộ. Bộ trưởng đề nghị Trường Đại học Luật Hà Nội và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan phối hợp với nhà thầu tư vấn nghiên cứu sâu hơn để tiếp tục đưa ra phương án thiết kế phù hợp hơn trong thời gian tới.
Cụ thể, với cảm hứng từ các hình tượng con rồng thời Lý, trống đồng, hoa sen và bộ Hình thư thời Lý, phương án này được đánh giá là phân khu chức năng hợp lý, thuận tiện cho sự liên hệ của các khu làm việc, nghiên cứu và học tập của sinh viên; tính chất đặc trưng của các khu chức năng được nhấn mạnh; không gian trong và ngoài nhà phong phú, hình khối kiến trúc đơn giản nhưng hiện đại, phong cách… Tuy nhiên, Ban Quản lý lưu ý đơn vị tư vấn một số vấn đề về chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, quy mô đầu tư, tổ chức giao thông, kiến trúc và kết cầu công trình, thời gian hoàn chỉnh phương án thiết kế. Nhà thầu tư vấn và Hội đồng đã giới thiệu và giải trình các vấn đề có liên quan tới phương án thiết kế.
Cho ý kiến về phương án thiết kế, Thứ trưởng Lê Tiến Châu yêu cầu hệ thống giao thông của Dự án phải đảm bảo thuận lợi, tránh xung đột, khu thư viện của sinh viên nên tách rời với khu vực hành chính – hiệu bộ. Thứ trưởng cũng đề nghị đẩy nhanh tiến độ Dự án để đảm bảo công trình có thể khởi công trong năm 2018.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc thì cho rằng cần xác định rõ nhu cầu sử dụng và đặt người học làm trung tâm trong quá trình thiết kế Dự án, đồng thời cân nhắc về điểm nhấn của toàn bộ công trình.
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu lưu ý cần bám sát đặc thù của Dự án là cơ sở 2 của nhà trường để xác định công năng sử dụng và quy mô xây dựng phù hợp. Tính toán kỹ lưỡng về phân kỳ đầu tư để đảm bảo hiệu quả đầu tư, xây đến đâu sử dụng đến đấy. Bên cạnh đó, diện tích khu đất rộng, mật độ xây dựng thấp nên cân nhắc việc xây dựng các đường hầm, tầng hầm. Với phương án thiết kế đã được lựa chọn, Thứ trưởng vẫn còn băn khoăn về tính cân đối và sự liên kết giữa các khu nhà với nhau và với các khu đô thị xung quanh. Công trình điểm nhấn, hệ thống hồ nước và giao thông nội bộ cũng cần được xem xét thêm.
Tán thành với ý kiến của các Thứ trưởng, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng với ý nghĩa đặc biệt của công trình này, tư tưởng thiết kế chủ đạo phải gắn với pháp luật, đã là trường Đại học thì phải hướng tới phục vụ cho sinh viên. Bên cạnh việc đảm bảo không vượt mức đầu tư và phân kỳ đầu tư hiệu quả, kiến trúc công trình cần có chiều sâu và không gian mở, đảm bảo thuận lợi về công năng sử dụng và hệ thống giao thông nội bộ. Bộ trưởng đề nghị Trường Đại học Luật Hà Nội và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan phối hợp với nhà thầu tư vấn nghiên cứu sâu hơn để tiếp tục đưa ra phương án thiết kế phù hợp hơn trong thời gian tới.