Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- Thứ sáu - 07/12/2018 08:55
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào là hai nước có mối liên hệ lịch sử lâu dài và mật thiết. Hiện nay, cả Việt Nam và Lào đều xây dựng Nhà nước theo chế độ Xã hội chủ nghĩa - chế độ mà quyền lực của Nhà nước là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Hệ thống các cơ quan nhà nước là hệ thống các cơ quan được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.
Theo quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 và Hiến pháp nước CHDCND Lào năm 2015 thì hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước (hay còn gọi là các cơ quan cơ quan đại biểu nhân dân, cơ quan dân cử), bao gồm: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã (bản) và tương đương) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Quyền lực nhà nước được tạo thành từ ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lực của quốc hội là một trong ba quyền quan trọng nhất trong hệ thống chính trị đó là quyền lập pháp. Quốc hội có thể ủy quyền cho các cơ quan nhà nước khác thay mặt mình ban hành văn bản dưới luật để quản lý xã hội. Tuy nhiên, hoạt động lập pháp không phải là công việc duy nhất của Quốc hội mà có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Một trong những yêu cầu quan trọng đối với hoạt động lập pháp là chỉ ban hành pháp luật xuất phát từ nhu cầu thực tế (có thể là nhu cầu đã có hoặc sẽ có) và phù hợp với thực tế. Điều đó có nghĩa là chương trình làm luật của Quốc hội nhất thiết phải đặt trong mối tương quan với nhu cầu điều hành đất nước và quản lý xã hội của Chính phủ.
Cơ quan quyền lực nhà nướclà Cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Cơ quan quyền lực nhà nước có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và của nhân dân trên phạm vi cả nước hay từng địa phương, giám sát hoạt động các cơ quan nhà nước. Các cơ quan quyền lực nhà nước đại biểu cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, được cấu thành từ những đại biểu ưu tú đại diện cho công nhân, nông dân, trí thức, các dân tộc, tôn giáo, các thành phần xã hội khác trong cả nước hay từng địa phương.
Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả chỉ tập trung đề cập đến hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Bên cạnh đó có sự so sánh đối chiếu một số quy định về cơ quan quyền lực nhà nước của nước CHXHCN Việt Nam với nước CHDCND Lào.
I. HỆ THỐNG CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
1. Quốc hội
Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước[1]. Thông qua lá phiếu tín nhiệm, nhân dân ủy thác quyền lực của mình cho Quốc hội. Thay mặt nhân dân Quốc hội quy định, thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền lực thống nhất trong cả nước. Đây là cơ quan cao nhất của Nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân. Thông qua hoạt động của mình, Quốc hội thực hiện quyền lực của nhân dân thành ý chí của nhà nước, thể hiện trong Hiến pháp, luật, các nghị quyết, mang tính chất bắt buộc thực hiện chung đối với mọi thành viên trong xã hội.
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh[2].
1.1 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cơ bản của Quốc hội (Điều 70 Hiến pháp 2013 và Chương I Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014):
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; các chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
- Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
- Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Ngoài ra Quốc hội còn có các quyền hạn như: Quyết định đại xá; quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại,...
1.2. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban Quốc hội.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội[3]: Là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội,
Về cơ cấu tổ chức, UBTVQH gồm: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc Hội và các ủy viên, được lập ra tại kỳ họp thứ nhất mỗi khóa Quốc hội. Thành viên Ủy ban Thường vụ quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được quy định tại Điều 74 Hiến pháp năm 2013 và Chương III Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (gồm 13 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn).
- Hội đồng dân tộc[4]: Hội đồng dân tộc là cơ quan của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước UBTVQH.
Về cơ cấu tổ chức, Hội đồng dân tộc gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên (Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và Ủy viên khác). Chủ tịch Hội đồng dân tộc do Quốc hội bầu theo đề nghị của UBTVQH; các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng dân tộc do UBTVQH phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng dân tộc.
Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự phiên họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc.
- Các Ủy ban của Quốc hội[5]: Các Ủy ban của Quốc hội được thành lập theo các lĩnh vực hoạt động của Quốc hội nhằm giúp Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 thì Quốc hội hiện nay thành lập 9 ủy ban thường trực (gồm có: Ủy ban pháp luật; Ủy ban tư pháp; Ủy ban kinh tế; Ủy ban tài chính, ngân sách; Ủy ban quốc phòng và an ninh; Ủy ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Ủy ban về các vấn đề xã hội; Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường; Ủy ban đối ngoại).
Nhiệm vụ của các Ủy ban thường trực là nghiên cứu thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, pháp lệnh và các dự án khác, những báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Ủy ban.
Cơ cấu của Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và các ủy viên, trong đó có một số thành viên hoạt động theo chế độ chuyên trách.
Ngoài các Ủy ban thường trực, Quốc hội có thể thành lập các ủy ban lâm thời để thẩm tra dự án luật, dự án nghị quyết hoặc báo cáo, dự án khác do UBTVQH trình Quốc hội hoặc có nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách của Hội đồng dân tộc và nhiều Ủy ban của Quốc hội; hoặc để điều tra làm rõ về một vấn đề cụ thể khi xét thấy cần thiết. UBTVQH trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập Ủy ban lâm thời theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội.
1.3. Các hình thức hoạt động của Quốc hội
- Kỳ họp của Quốc hội[6]
- Hoạt động của UBTVQH, HĐDT và các ủy ban của Quốc hội
- Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội,các đại biểu Quốc hội
Trong đó, kỳ họp của Quốc hội quan trọng nhất. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ, mỗi kỳ họp thường kéo dài khoảng 1 tháng, trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.Quốc hội họp công khai, trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.Về nguyên tắc làm việc, Quốc hội thảo luận và quyết định theo đa số về các vấn đề thuộc thẩm quyền.
2. Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên; đồng thời quyết định các vấn đề của địa phương do luật định[7].
Về nhiệm vụ, quyền hạn: Hội đồng nhân dân được cụ thể hóa ở từng lĩnh vực của đời sống xã hội trong quy định cụ thể tại Luật tổ chức CQĐP năm 2015.
Về cơ cấu tổ chức: Hội đồng nhân dân các cấp đều có Thường trực HĐND và các Ban của HĐND.
- Thường trực HĐND: là cơ quan thường trực của HĐND, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực HĐND được quy định tại Điều 104 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Về tổ chức, Thường trực HĐND được tổ chức ở tất cả các cấp chính quyền địa phương, từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã. Luật Tổ chức CQĐP 2015 có quy định khác nhau về tổ chức Thường trực HĐND giữa các cấp, giữa chính quyền ở nông thôn và đô thị.
- Các ban của HĐND: là cơ quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND. Các ban của HĐND có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể tại Điều 109 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015. Về tổ chức các ban, các ban của HĐND được tổ chức phù hợp với đặc thù của từng loại đơn vị hành chính.
Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân gồm:
- Kỳ họp Hội đồng nhân dân
- Thông qua hoạt động của thường trực HĐND
- Thông qua hoạt động của các ban chuyên môn của HĐND
- Thông qua hoạt động của đại biểu HĐND
Hình thức hoạt động chủ yếu là các kỳ họp của Hội đồng nhân dân. Kỳ họp của Hội đồng nhân dân là hoạt động duy nhất để ra các Nghị quyết có ý nghĩa pháp lý. Thông qua các kỳ họp, ý chí của nhân dân địa phương trở thành quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Hội đồng nhân dân họp thường lệ một năm hai kỳ. Trong trường hợp cần thiết có thể họp bất thường. Các kỳ họp tiến hành công khai, theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt dưới sự điều hành của Thường trực Hội đồng nhân dân (ở cấp xã do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chủ trì). Kết quả kỳ họp thể hiện bằng Nghị quyết do Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp ký hoặc chứng thực.
II. HỆ THỐNG CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC NƯỚC CHDCND LÀO
1. Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại diện quyền lợi, lợi ích của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, giải quyết các vấn đề quan trọng của quốc gia và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm.Thành viên của Quốc hội là công dân Lào được bầu theo quy định của pháp luật.Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.Trong trường hợp chiến tranh hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định kéo dài nhiệm kỳ. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá sáu tháng.
1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản của Quốc hội (Điều 53 Hiến pháp 2015)
- Xem xét, thông qua Hiến pháp và pháp luật.
- Xem xét, thông qua chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch dự toán Ngân sách Nhà nước.
- Xem xét, thông qua chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ, tỷ lệ thâm hụt ngân sách, tỷ lệ nợ của Chính phủ, tỷ lệ nợ công.
- Xem xét, thông qua việc xác định, sửa đổi, bãi bỏ hoặc miễn thuế và thuế quan.
- Giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của cơ quan nhà nước.
- Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Bầu, miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của Chủ tịch nước.
- Bầu, miễn nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước theo đề nghị của Chủ tịch nước.
- Xem xét và thông qua đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ban Thư ký của Quốc hội theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Xem xét, phê duyệt việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên của Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
- Xem xét, phê duyệt việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
- Xem xét, phê duyệt cơ cấu tổ chức của Quốc hội, thành lập, sáp nhập, tách các Ủy ban và Ban thư ký của Quốc hội.
- Xem xét, phê duyệt cơ cấu của Chính phủ, thành lập, sáp nhập, tách, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
- Xem xét, xác định ranh giới của tỉnh, thành phố trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
- Xét đề nghị giải thể Hội đồng nhân dân tỉnh trong trường hợp HĐND gây thiệt hại lớn cho lợi ích của nhân dân và đất nước.
- Xem xét, quyết định việc đại xá theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Xem xét, phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của các hiệp định và thoả thuận quốc tế dựa trên khuyến nghị của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định các vấn đề chiến tranh, hòa bình theo đề nghị của Chủ tịch nước.
- Bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp và pháp luật, trừ quyết định thi hành bản án của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
- Giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định những vấn đề cần thiết và khẩn cấp sau đó báo cáo với Quốc hội.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Quốc hộigồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội; các Ủy ban Quốc hội
- Ủy ban thường vụ Quốc hội (Điều 55 Hiến pháp 2015):
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Là cơ quan thực hiện nhiệm vụ thay mặt Quốc hội khi Quốc hội không họp.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+Chủ tịch QH (Điều 40 Luật Tổ chức Quốc hội Lào): Là người đứng đầu cao nhất của QH, người lãnh đạo công tác của QH, là người thay mặt của QH trong quan hệ đối nội và đối ngoại.Là Chủ tịch ủy ban chủ tịch hội nghị Quốc hội, Chủ tịch hội nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội;Lãnh đạo chỉ đạo và giám sát hoạt động công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,Uỷ ban Quốc hội,Uỷ ban thư ký Quốc hội và bộ máy do Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập;trao đổi bàn bạc,phối hợp nhiệm vụ quan trọng của quốc gia với Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và trưởng ban tổ chức khác;lời dụng quyền, và thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định trong bộ luật này
+ Phó chủ tịch QH (Điều 42 Luật Tổ chức Quốc hội Lào):có nhiệm vụ giúp việc chủ tịch QH để thực hiện tác vụ,chịu trách nhiệm cho một công thay thế, là chủ tịch hội nghị QH, và hội nghị của Ủy ban thương vụ QH do chủ tịch QH chỉ định.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có các quyền và nhiệm vụ sau đây (Điều 56 Hiến pháp 2015):
+ Tổ chức việc chuẩn bị và triệu tập kỳ họp Quốc hội.
+ Trình dự thảo, giải thích Hiến pháp, luật.
+ Trình dự thảo Quyết định lên Chủ tịch nước.
+ Bổ nhiệm, chuyển hoặc bãi nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án và Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
+ Thành lập Ủy ban Bầu cử Quốc gia.
+ Phê chuẩn hiệp ước mà Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là một bên và thoả thuận quốc tế theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
+ Chấp nhận và xem xét tính hợp pháp của quốc tịch.
- Ủy ban QH (Điều 43 Luật Tổ chức Quốc hội Lào): là Bộ máy tổ chức của Quốc hội, gồm các thành viên QH, có nhiệm vụ là tham mưu QH và Ủy ban thường vụ QH trong việc tổ chức thực hiện công tác theo phạm vi quyền và nhiệm vụ chung của Ủy ban theo quy định của luật này và quy định cụ thể của từng Ủy ban Quốc hội.
Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội năm 2015 thì Quốc hội hiện nay thành lập 08 ủy ban thường trực gồm có: Ủy ban pháp luật; Ủy ban tư pháp; Ủy ban kinh tế -khoa học công nghệ và môi trường; Ủy ban kế hoạch,tài chính và kiểm tra; Ủy ban quốc phòng và an ninh; Ủy ban văn hoá -xã hội; Ủy ban dân tộc; Ủy ban đối ngoại.
Trong trường hợp cần thiết thì Quốc hội có thể thành lập thêm một số ủy ban theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
1.3. Hình thức hoạt động của Quốc hội: Hình thức hoạt động quan trọng nhất của Quốc hội là kỳ họp Quốc hội.
Quốc hội Lào gồm có 3 kỳ họp:
- Kỳ họp khai mạc: Kỳ họp khai mạc của Quốc hội được triệu tập trước sáu mươi ngày ngay khi Quốc hội mới được bầu. Chủ tịch Quốc hội trước đây chủ trì và hướng dẫn phiên khai mạc cho đến khi Chủ tịch Quốc hội mới được bầu.
- Kỳ họp thường kỳ: Quốc hội triệu tập kỳ họp thường kỳ hai lần một năm. Kỳ họp thường kỳ đầu tiên, diễn ra vào cuối năm tài chính giữa tháng 6 và tháng 7 và kỳ họp thứ hai thường diễn ra vào đầu năm tài chính giữa tháng 11 và tháng 12, đều do Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập
- Kỳ họp bất thường: có thể được triệu tập giữa hai kỳ họp thường kỳ của Quốc hội để xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng và cần thiết khi xác định bởi Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng hoặc ít nhất một phần tư tổng số thành viên của Quốc hội.
Quốc hội nhóm họp định kỳ 2 lần 1 năm theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể triệu tập phiên họp bất thường nếu thấy cần thiết.
Kỳ họp Quốc hội sẽ được triệp tập với 1/2 số thành viên Quốc hội, các quyết định được coi là hợp lệ với 1/2 số thành viên nhóm họp trừ những quyết định quan trọng về nhiệm kỳ Quốc hội, bầu hoặc bãi nhiệm Chủ tịch nước.
2. Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho quyền và lợi ích nhân dân các bộ tộc Lào, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thực hiện vai trò xem xét việc thông qua các văn bản pháp luật quan trọng, giải quyết các vấn đề cơ sở địa phương và theo dõi, kiểm tra hoạt động của các cơ quan chính quyền tại địa phương.
Hội đồng nhân dân bao gồm Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, bản. Quốc hội có thể quyết định thành lập Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp bản.
Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
- HĐND tỉnh có các quyền và nhiệm vụ sau đây (Điều 77 Hiến pháp 2015):
+ Xét duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước cấptỉnh;
+ Xem xét và thông qua văn bản pháp luật quan trọng của tỉnh;
+ Theo dõi việc tôn trọng, thi hành Hiến pháp và pháp luật của cơ quan nhànước ở địa phương;
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Phó Chủ tịch Ủyban Nhân dân tỉnh;
+ Xem xét thông qua cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện, Bản theođề nghị Hội đồng nhân dân cấp Huyện, Bản.
+ Thông qua cơ cấu chính quyền tỉnh theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhândân tỉnh; bổ nhiệm, miễn nhiệm các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Xem xét, phê duyệt đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thànhlập, chia, tách, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Xem xét, phê duyệt việc bổ nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng viện kiểm sát nhândân, Chánh án Toà án nhân dân địa phương theo đề nghị của Thường vụ Hội đồngnhân dân.
+ Xem xét, phê duyệt việc quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia thôn, tổdân phố; xác định ranh giới thành phố, đô thị theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhândân tỉnh.
+ Hủy quyết định, chỉ đạo, hướng dẫn pháp luật của các ngành khác trái vớipháp luật, trừ quyết định thi hành bản án của Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhândân.
+ Giao Uỷ ban Thường vụ Hội đồng nhân dân quyết định các nhiệm vụ cấp bách và báocáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ cấu tổ chức của HĐND cấp tỉnh gồm: Ủy ban thường vụ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các Ủy ban.
+ Ủy ban thường vụ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Điều 78 Hiến pháp 2015)
Thành viên Ủy ban thường vụ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch và các Ủy viên.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban thường vụ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 79 Hiến pháp 2015).
+ Ủy ban thuộc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do HĐND cấp tỉnh thành lập để thực hiện nhiệm vụ theo quyền và nghĩa vụ của HĐND.
- Hình thức hoạt động của HĐND cấp tỉnh (Điều 80 Hiến pháp 2015):
Hội đồng nhân dân tỉnh mở phiên họp thường kỳ hai lần một năm. Uỷ ban Thường vụ HĐND cấp tỉnh có thể triệu tập phiên họp bất thường nếu xét thấy cần thiết.
Phiên họp Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ được tổ chức khi hơn một nửa số thành viên HĐND cấp tỉnh tham gia.
III. SO SÁNH HỆ THỐNG CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM VÀ NƯỚC CHDCND LÀO
Nhìn chung, hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước của nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào tương đối giống nhau về hình thức hoạt động. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt, cụ thể:
1. Giống nhau
- Về hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước: bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
- Quốc hội:
+ Là cơ quan đại diện quyền và lợi ích của nhân dân, do nhân dân cả nước bầu, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
+ Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm.
+ Quốc hội họp mỗi năm 2 kỳ.
+ Hình thức hoạt động quan trọng nhất là kỳ họp của Quốc hội.
+ Thành phần của Quốc hội gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch và các Ủy viên
- Hội đồng nhân dân các cấp:
+ Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho quyền và lợi ích của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu.
+ Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
2. Khác nhau
Quyền lực nhà nước được tạo thành từ ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lực của quốc hội là một trong ba quyền quan trọng nhất trong hệ thống chính trị đó là quyền lập pháp. Quốc hội có thể ủy quyền cho các cơ quan nhà nước khác thay mặt mình ban hành văn bản dưới luật để quản lý xã hội. Tuy nhiên, hoạt động lập pháp không phải là công việc duy nhất của Quốc hội mà có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Một trong những yêu cầu quan trọng đối với hoạt động lập pháp là chỉ ban hành pháp luật xuất phát từ nhu cầu thực tế (có thể là nhu cầu đã có hoặc sẽ có) và phù hợp với thực tế. Điều đó có nghĩa là chương trình làm luật của Quốc hội nhất thiết phải đặt trong mối tương quan với nhu cầu điều hành đất nước và quản lý xã hội của Chính phủ.
Cơ quan quyền lực nhà nướclà Cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Cơ quan quyền lực nhà nước có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và của nhân dân trên phạm vi cả nước hay từng địa phương, giám sát hoạt động các cơ quan nhà nước. Các cơ quan quyền lực nhà nước đại biểu cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, được cấu thành từ những đại biểu ưu tú đại diện cho công nhân, nông dân, trí thức, các dân tộc, tôn giáo, các thành phần xã hội khác trong cả nước hay từng địa phương.
Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả chỉ tập trung đề cập đến hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Bên cạnh đó có sự so sánh đối chiếu một số quy định về cơ quan quyền lực nhà nước của nước CHXHCN Việt Nam với nước CHDCND Lào.
I. HỆ THỐNG CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
1. Quốc hội
Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước[1]. Thông qua lá phiếu tín nhiệm, nhân dân ủy thác quyền lực của mình cho Quốc hội. Thay mặt nhân dân Quốc hội quy định, thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền lực thống nhất trong cả nước. Đây là cơ quan cao nhất của Nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân. Thông qua hoạt động của mình, Quốc hội thực hiện quyền lực của nhân dân thành ý chí của nhà nước, thể hiện trong Hiến pháp, luật, các nghị quyết, mang tính chất bắt buộc thực hiện chung đối với mọi thành viên trong xã hội.
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh[2].
1.1 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cơ bản của Quốc hội (Điều 70 Hiến pháp 2013 và Chương I Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014):
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; các chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
- Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
- Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Ngoài ra Quốc hội còn có các quyền hạn như: Quyết định đại xá; quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại,...
1.2. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban Quốc hội.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội[3]: Là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội,
Về cơ cấu tổ chức, UBTVQH gồm: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc Hội và các ủy viên, được lập ra tại kỳ họp thứ nhất mỗi khóa Quốc hội. Thành viên Ủy ban Thường vụ quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được quy định tại Điều 74 Hiến pháp năm 2013 và Chương III Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (gồm 13 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn).
- Hội đồng dân tộc[4]: Hội đồng dân tộc là cơ quan của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước UBTVQH.
Về cơ cấu tổ chức, Hội đồng dân tộc gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên (Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và Ủy viên khác). Chủ tịch Hội đồng dân tộc do Quốc hội bầu theo đề nghị của UBTVQH; các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng dân tộc do UBTVQH phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng dân tộc.
Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự phiên họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc.
- Các Ủy ban của Quốc hội[5]: Các Ủy ban của Quốc hội được thành lập theo các lĩnh vực hoạt động của Quốc hội nhằm giúp Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 thì Quốc hội hiện nay thành lập 9 ủy ban thường trực (gồm có: Ủy ban pháp luật; Ủy ban tư pháp; Ủy ban kinh tế; Ủy ban tài chính, ngân sách; Ủy ban quốc phòng và an ninh; Ủy ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Ủy ban về các vấn đề xã hội; Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường; Ủy ban đối ngoại).
Nhiệm vụ của các Ủy ban thường trực là nghiên cứu thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, pháp lệnh và các dự án khác, những báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Ủy ban.
Cơ cấu của Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và các ủy viên, trong đó có một số thành viên hoạt động theo chế độ chuyên trách.
Ngoài các Ủy ban thường trực, Quốc hội có thể thành lập các ủy ban lâm thời để thẩm tra dự án luật, dự án nghị quyết hoặc báo cáo, dự án khác do UBTVQH trình Quốc hội hoặc có nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách của Hội đồng dân tộc và nhiều Ủy ban của Quốc hội; hoặc để điều tra làm rõ về một vấn đề cụ thể khi xét thấy cần thiết. UBTVQH trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập Ủy ban lâm thời theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội.
1.3. Các hình thức hoạt động của Quốc hội
- Kỳ họp của Quốc hội[6]
- Hoạt động của UBTVQH, HĐDT và các ủy ban của Quốc hội
- Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội,các đại biểu Quốc hội
Trong đó, kỳ họp của Quốc hội quan trọng nhất. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ, mỗi kỳ họp thường kéo dài khoảng 1 tháng, trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.Quốc hội họp công khai, trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.Về nguyên tắc làm việc, Quốc hội thảo luận và quyết định theo đa số về các vấn đề thuộc thẩm quyền.
2. Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên; đồng thời quyết định các vấn đề của địa phương do luật định[7].
Về nhiệm vụ, quyền hạn: Hội đồng nhân dân được cụ thể hóa ở từng lĩnh vực của đời sống xã hội trong quy định cụ thể tại Luật tổ chức CQĐP năm 2015.
Về cơ cấu tổ chức: Hội đồng nhân dân các cấp đều có Thường trực HĐND và các Ban của HĐND.
- Thường trực HĐND: là cơ quan thường trực của HĐND, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực HĐND được quy định tại Điều 104 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Về tổ chức, Thường trực HĐND được tổ chức ở tất cả các cấp chính quyền địa phương, từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã. Luật Tổ chức CQĐP 2015 có quy định khác nhau về tổ chức Thường trực HĐND giữa các cấp, giữa chính quyền ở nông thôn và đô thị.
- Các ban của HĐND: là cơ quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND. Các ban của HĐND có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể tại Điều 109 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015. Về tổ chức các ban, các ban của HĐND được tổ chức phù hợp với đặc thù của từng loại đơn vị hành chính.
Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân gồm:
- Kỳ họp Hội đồng nhân dân
- Thông qua hoạt động của thường trực HĐND
- Thông qua hoạt động của các ban chuyên môn của HĐND
- Thông qua hoạt động của đại biểu HĐND
Hình thức hoạt động chủ yếu là các kỳ họp của Hội đồng nhân dân. Kỳ họp của Hội đồng nhân dân là hoạt động duy nhất để ra các Nghị quyết có ý nghĩa pháp lý. Thông qua các kỳ họp, ý chí của nhân dân địa phương trở thành quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Hội đồng nhân dân họp thường lệ một năm hai kỳ. Trong trường hợp cần thiết có thể họp bất thường. Các kỳ họp tiến hành công khai, theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt dưới sự điều hành của Thường trực Hội đồng nhân dân (ở cấp xã do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chủ trì). Kết quả kỳ họp thể hiện bằng Nghị quyết do Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp ký hoặc chứng thực.
II. HỆ THỐNG CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC NƯỚC CHDCND LÀO
1. Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại diện quyền lợi, lợi ích của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, giải quyết các vấn đề quan trọng của quốc gia và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm.Thành viên của Quốc hội là công dân Lào được bầu theo quy định của pháp luật.Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.Trong trường hợp chiến tranh hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định kéo dài nhiệm kỳ. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá sáu tháng.
1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản của Quốc hội (Điều 53 Hiến pháp 2015)
- Xem xét, thông qua Hiến pháp và pháp luật.
- Xem xét, thông qua chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch dự toán Ngân sách Nhà nước.
- Xem xét, thông qua chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ, tỷ lệ thâm hụt ngân sách, tỷ lệ nợ của Chính phủ, tỷ lệ nợ công.
- Xem xét, thông qua việc xác định, sửa đổi, bãi bỏ hoặc miễn thuế và thuế quan.
- Giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của cơ quan nhà nước.
- Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Bầu, miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của Chủ tịch nước.
- Bầu, miễn nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước theo đề nghị của Chủ tịch nước.
- Xem xét và thông qua đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ban Thư ký của Quốc hội theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Xem xét, phê duyệt việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên của Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
- Xem xét, phê duyệt việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
- Xem xét, phê duyệt cơ cấu tổ chức của Quốc hội, thành lập, sáp nhập, tách các Ủy ban và Ban thư ký của Quốc hội.
- Xem xét, phê duyệt cơ cấu của Chính phủ, thành lập, sáp nhập, tách, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
- Xem xét, xác định ranh giới của tỉnh, thành phố trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
- Xét đề nghị giải thể Hội đồng nhân dân tỉnh trong trường hợp HĐND gây thiệt hại lớn cho lợi ích của nhân dân và đất nước.
- Xem xét, quyết định việc đại xá theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Xem xét, phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của các hiệp định và thoả thuận quốc tế dựa trên khuyến nghị của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định các vấn đề chiến tranh, hòa bình theo đề nghị của Chủ tịch nước.
- Bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp và pháp luật, trừ quyết định thi hành bản án của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
- Giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định những vấn đề cần thiết và khẩn cấp sau đó báo cáo với Quốc hội.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Quốc hộigồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội; các Ủy ban Quốc hội
- Ủy ban thường vụ Quốc hội (Điều 55 Hiến pháp 2015):
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Là cơ quan thực hiện nhiệm vụ thay mặt Quốc hội khi Quốc hội không họp.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+Chủ tịch QH (Điều 40 Luật Tổ chức Quốc hội Lào): Là người đứng đầu cao nhất của QH, người lãnh đạo công tác của QH, là người thay mặt của QH trong quan hệ đối nội và đối ngoại.Là Chủ tịch ủy ban chủ tịch hội nghị Quốc hội, Chủ tịch hội nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội;Lãnh đạo chỉ đạo và giám sát hoạt động công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,Uỷ ban Quốc hội,Uỷ ban thư ký Quốc hội và bộ máy do Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập;trao đổi bàn bạc,phối hợp nhiệm vụ quan trọng của quốc gia với Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và trưởng ban tổ chức khác;lời dụng quyền, và thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định trong bộ luật này
+ Phó chủ tịch QH (Điều 42 Luật Tổ chức Quốc hội Lào):có nhiệm vụ giúp việc chủ tịch QH để thực hiện tác vụ,chịu trách nhiệm cho một công thay thế, là chủ tịch hội nghị QH, và hội nghị của Ủy ban thương vụ QH do chủ tịch QH chỉ định.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có các quyền và nhiệm vụ sau đây (Điều 56 Hiến pháp 2015):
+ Tổ chức việc chuẩn bị và triệu tập kỳ họp Quốc hội.
+ Trình dự thảo, giải thích Hiến pháp, luật.
+ Trình dự thảo Quyết định lên Chủ tịch nước.
+ Bổ nhiệm, chuyển hoặc bãi nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án và Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
+ Thành lập Ủy ban Bầu cử Quốc gia.
+ Phê chuẩn hiệp ước mà Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là một bên và thoả thuận quốc tế theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
+ Chấp nhận và xem xét tính hợp pháp của quốc tịch.
- Ủy ban QH (Điều 43 Luật Tổ chức Quốc hội Lào): là Bộ máy tổ chức của Quốc hội, gồm các thành viên QH, có nhiệm vụ là tham mưu QH và Ủy ban thường vụ QH trong việc tổ chức thực hiện công tác theo phạm vi quyền và nhiệm vụ chung của Ủy ban theo quy định của luật này và quy định cụ thể của từng Ủy ban Quốc hội.
Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội năm 2015 thì Quốc hội hiện nay thành lập 08 ủy ban thường trực gồm có: Ủy ban pháp luật; Ủy ban tư pháp; Ủy ban kinh tế -khoa học công nghệ và môi trường; Ủy ban kế hoạch,tài chính và kiểm tra; Ủy ban quốc phòng và an ninh; Ủy ban văn hoá -xã hội; Ủy ban dân tộc; Ủy ban đối ngoại.
Trong trường hợp cần thiết thì Quốc hội có thể thành lập thêm một số ủy ban theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
1.3. Hình thức hoạt động của Quốc hội: Hình thức hoạt động quan trọng nhất của Quốc hội là kỳ họp Quốc hội.
Quốc hội Lào gồm có 3 kỳ họp:
- Kỳ họp khai mạc: Kỳ họp khai mạc của Quốc hội được triệu tập trước sáu mươi ngày ngay khi Quốc hội mới được bầu. Chủ tịch Quốc hội trước đây chủ trì và hướng dẫn phiên khai mạc cho đến khi Chủ tịch Quốc hội mới được bầu.
- Kỳ họp thường kỳ: Quốc hội triệu tập kỳ họp thường kỳ hai lần một năm. Kỳ họp thường kỳ đầu tiên, diễn ra vào cuối năm tài chính giữa tháng 6 và tháng 7 và kỳ họp thứ hai thường diễn ra vào đầu năm tài chính giữa tháng 11 và tháng 12, đều do Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập
- Kỳ họp bất thường: có thể được triệu tập giữa hai kỳ họp thường kỳ của Quốc hội để xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng và cần thiết khi xác định bởi Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng hoặc ít nhất một phần tư tổng số thành viên của Quốc hội.
Quốc hội nhóm họp định kỳ 2 lần 1 năm theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể triệu tập phiên họp bất thường nếu thấy cần thiết.
Kỳ họp Quốc hội sẽ được triệp tập với 1/2 số thành viên Quốc hội, các quyết định được coi là hợp lệ với 1/2 số thành viên nhóm họp trừ những quyết định quan trọng về nhiệm kỳ Quốc hội, bầu hoặc bãi nhiệm Chủ tịch nước.
2. Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho quyền và lợi ích nhân dân các bộ tộc Lào, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thực hiện vai trò xem xét việc thông qua các văn bản pháp luật quan trọng, giải quyết các vấn đề cơ sở địa phương và theo dõi, kiểm tra hoạt động của các cơ quan chính quyền tại địa phương.
Hội đồng nhân dân bao gồm Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, bản. Quốc hội có thể quyết định thành lập Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp bản.
Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
- HĐND tỉnh có các quyền và nhiệm vụ sau đây (Điều 77 Hiến pháp 2015):
+ Xét duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước cấptỉnh;
+ Xem xét và thông qua văn bản pháp luật quan trọng của tỉnh;
+ Theo dõi việc tôn trọng, thi hành Hiến pháp và pháp luật của cơ quan nhànước ở địa phương;
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Phó Chủ tịch Ủyban Nhân dân tỉnh;
+ Xem xét thông qua cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện, Bản theođề nghị Hội đồng nhân dân cấp Huyện, Bản.
+ Thông qua cơ cấu chính quyền tỉnh theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhândân tỉnh; bổ nhiệm, miễn nhiệm các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Xem xét, phê duyệt đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thànhlập, chia, tách, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Xem xét, phê duyệt việc bổ nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng viện kiểm sát nhândân, Chánh án Toà án nhân dân địa phương theo đề nghị của Thường vụ Hội đồngnhân dân.
+ Xem xét, phê duyệt việc quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia thôn, tổdân phố; xác định ranh giới thành phố, đô thị theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhândân tỉnh.
+ Hủy quyết định, chỉ đạo, hướng dẫn pháp luật của các ngành khác trái vớipháp luật, trừ quyết định thi hành bản án của Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhândân.
+ Giao Uỷ ban Thường vụ Hội đồng nhân dân quyết định các nhiệm vụ cấp bách và báocáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ cấu tổ chức của HĐND cấp tỉnh gồm: Ủy ban thường vụ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các Ủy ban.
+ Ủy ban thường vụ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Điều 78 Hiến pháp 2015)
Thành viên Ủy ban thường vụ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch và các Ủy viên.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban thường vụ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 79 Hiến pháp 2015).
+ Ủy ban thuộc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do HĐND cấp tỉnh thành lập để thực hiện nhiệm vụ theo quyền và nghĩa vụ của HĐND.
- Hình thức hoạt động của HĐND cấp tỉnh (Điều 80 Hiến pháp 2015):
Hội đồng nhân dân tỉnh mở phiên họp thường kỳ hai lần một năm. Uỷ ban Thường vụ HĐND cấp tỉnh có thể triệu tập phiên họp bất thường nếu xét thấy cần thiết.
Phiên họp Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ được tổ chức khi hơn một nửa số thành viên HĐND cấp tỉnh tham gia.
III. SO SÁNH HỆ THỐNG CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM VÀ NƯỚC CHDCND LÀO
Nhìn chung, hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước của nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào tương đối giống nhau về hình thức hoạt động. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt, cụ thể:
1. Giống nhau
- Về hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước: bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
- Quốc hội:
+ Là cơ quan đại diện quyền và lợi ích của nhân dân, do nhân dân cả nước bầu, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
+ Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm.
+ Quốc hội họp mỗi năm 2 kỳ.
+ Hình thức hoạt động quan trọng nhất là kỳ họp của Quốc hội.
+ Thành phần của Quốc hội gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch và các Ủy viên
- Hội đồng nhân dân các cấp:
+ Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho quyền và lợi ích của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu.
+ Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
2. Khác nhau
Tiêu chí | Lào | Việt Nam |
Quốc hội | ||
Cơ cấu tổ chức |
- Ủy ban thường vụ Quốc hội. -Các Ủy ban Quốc hội. |
- Ủy ban thường vụ Quốc hội. - Hội đồng dân tộc. - Các Ủy ban Quốc hội. |
Các Ủy ban |
Gồm 08 Ủy ban thường trực:Ủy ban pháp luật; Ủy ban tư pháp; Ủy ban kinh tế -khoa học công nghệ và môi trường; Ủy ban kế hoạch,tài chính và kiểm tra; Ủy ban quốc phòng và an ninh; Ủy ban văn hoá -xã hội; Ủy ban dân tộc; Ủy ban đối ngoại. Trong trường hợp cần thiết thì Quốc hội có thể thành lập thêm một số ủy ban theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
Gồm 09 Ủy ban thường trực:Ủy ban pháp luật; Ủy ban tư pháp; Ủy ban kinh tế; Ủy ban tài chính, ngân sách; Ủy ban quốc phòng và an ninh; Ủy ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Ủy ban về các vấn đề xã hội; Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường; Ủy ban đối ngoại. Ngoài các Ủy ban thường trực, Quốc hội có thể thành lập các ủy ban lâm thời. |
Hội đồng nhân dân | ||
Các cấp HĐND | Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp bản. Quốc hội có thể quyết định thành lập HĐND cấp huyện và cấp bản. |
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. |
Cơ cấu tổ chức | Vì có thể có hoặc không có HĐND cấp huyện và cấp bản vì vậy Hiến pháp Lào chỉ quy định về HĐND cấp tỉnh. Cơ cấu tổ chức của HĐND cấp tỉnh bao gồm: + Ủy ban thường vụ HĐND cấp tỉnh + Các Ủy ban |
+ Thường trực HĐND + Các Bancủa HĐND |
Như vậy, hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở Việt Nam hay ở Lào đều là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước. Đặcđiểm cơ bản của các cơ quan quyền lực nhà nước là: Do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhân danh Nhân dân thực hiện thống nhất quyền lực, chịu trách nhiệm trước Nhân dân.Việt Nam và Lào có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị... Bên cạnh sự gần gũi về địa lý, mối quan hệ tương giao về văn hóa cũng như sự hợp tác pháttriển kinh tế bền chặt, do đó Việt Nam và Lào có những điểm tương đồng nhất định về mô hìnhhệ thống chính trị cũng như bộ máy Nhà nước nói chung và hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước nói riêng./.
[1] Điều 69 Hiến pháp năm 2013 và Điều 1 Luật tổ chức Quốc hội năm 2014
[2]Điều 71 Hiến pháp năm 2013 và Điều 25 Luật tổ chức Quốc hội năm 2014
[3]Điều 73 Hiến pháp năm 2013 và Điều 44 Luật tổ chức Quốc hội năm 2014
[4] Điều 75 Hiến pháp năm 2013 và Chương IV Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014
[5]Điều 76 Hiến pháp năm 2013 và Chương IV Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014
[6]Chương V Luật tổ chức Quốc hội năm 2014
[7] Điều 113 Hiến pháp năm 2013 và Điều 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015