Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Qua hơn 10 năm thực hiện, BLTTHS năm 2003 đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ANQG và TTATXH; đảm bảo môi trường phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Mặc dù vậy, so với thực tiễn xã hội và cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm thì BLTTHS năm 2003 còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được bổ sung và sửa đổi. Ngày 09/12/2015, Chủ tịch nước CHXHCN Việt nam đã ký Lệnh số 33/2015/L-CTN công bố BLTTHS được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo BLHS năm 2015 đã mắc phải nhiều lỗi quan trọng nên ngày 29 tháng 6 năm 2016, Quốc hội khóa XIII đã ra Nghị quyết số 144/2016/QH13 lùi hiệu lực thi hành 02 Bộ luật và 02 Luật, trong đó có Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 41/2017/QH14 (có hiệu lực từ ngày 5/7/2017) về thời gian thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 là ngày 01/01/2018.
 Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) được Quốc hội thông qua (sau đây viết tắt là BLTTHS năm 2015) với 510 điều chia làm 9 phần, 36 chương, với nhiều sửa đổi, bổ sung, tăng thêm 154 điều luật với 176 điều mới, sửa đổi 317 điều, giữ nguyên 17 điều, bãi bỏ 26 điều.
  Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã kế thừa và phát triển một bước về pháp luật tố tụng hình sự của Nhà nước ta, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp; là công cụ pháp lý quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo lợi ích Nhà nước, quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Xem nội dung đầy đủ 

Tác giả bài viết: Ths. Hoàng Thị Oanh