Thương binh, liệt sỹ trong tư tưởng, tình cảm của chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thứ bảy - 22/07/2017 11:48
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Người không chỉ đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, mà còn để lại cho các thế hệ mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và Thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về công tác công tác “đền ơn đáp nghĩa” nói chung, và tình cảm, tư tưởng của Người đối với thương binh, liệt sĩ nói riêng là một trong những tài sản tinh thần to lớn mang đậm giá trị nhân văn của dân tộc ta. Và trong thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chính là hiện thân, là tấm gương sáng của tư tưởng nhân văn đó.
Lịch sử Việt Nam trải mấy ngàn năm là lịch sử chống giặc ngoại xâm, đã ghi dấu công lao của biết bao thế hệ đồng bào đem xương máu bảo vệ độc lập Tổ quốc. Lịch sử đó đã hun đúc nên đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Kế thừa truyền thống ngàn đời của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết đạo lý đó thành một trong những nội dung tư tưởng của Người “Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sĩ”. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Kinh luôn dành sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc với thương binh, liệt sĩ.
Năm 1946, khi vừa giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời và đang trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”, trong Thư gửi đồng bào Nam Bộ, Người viết: Tôi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh và cống hiến của các thương binh, liệt sĩ, bằng tình cảm nặng tình ân nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Khi nạn ngoại xâm ào ạt đến, nó như một trận lụt to. Nó đe doạ tràn ngập cả non sông Tổ quốc. Nó đe dọa cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố, mẹ, vợ, con của nhân dân ta. Trước cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta đã dũng cảm xông ra mặt trận. Họ quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào. Họ quyết hy sinh tính mệnh để giữ tính mệnh đồng bào. Họ quyết hy sinh gia đình và tài sản họ để bảo vệ gia đình và tài sản đồng bào. Họ quyết liều chết chống địch để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Họ là những chiến sĩ anh dũng của chúng ta. Trong đó, có người đã bỏ lại một phần thân thể ở mặt trận. Có người đã bỏ mình ở chiến trường. Đó là thương binh, đó là tử sĩ”…[1]
Trở về Thủ đô Hà Nội sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trước ngày diễn ra cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội đón mừng Trung ương Đảng và Chính phủ trở về Thủ đô, theo chỉ thị của Người, một buổi lễ trang trọng tưởng niệm các liệt sỹ đã được tổ chức ngay tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Chiều ngày 31-12-1954, trước thềm năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ ta đặt vòng hoa viếng các liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc. Tại buổi lễ trang trọng này, đồng chí Phạm Văn Đồng đã thay mặt Người đọc Diễn từ. Tại đây, Người đã một lần nữa khẳng định: “Các liệt sĩ đã hy sinh, nhưng công trạng to lớn của các liệt sĩ đã ghi sâu vào lòng dạ của toàn dân và non sông đất nước. Các liệt sĩ đã hy sinh, nhưng chí khí dũng cảm của các liệt sĩ đã thấm nhuần vào tâm hồn của toàn quân và dân ta trong cuộc kiên quyết đấu tranh đặng giành hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ trong cả nước. Máu nóng của các liệt sĩ đã nhuộm lá Quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ. Tiếng thơm của các liệt sĩ sẽ muôn đời lưu truyền với sử xanh”.[2] Người xót xa trước sự mất mát, hy sinh của thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng: “Cách mấy ngày trước, họ là những thanh niên lành mạnh, vui vẻ, oanh liệt. Trải qua những ngày ăn gió nằm sương, những trận mưa bom bão đạn, họ bị tay què chân cụt, họ hoá ra thương binh. Họ đã hy sinh cho ai? Cách mấy ngày trước, bố mẹ họ nhận được tin tức, đang mong cho đến ngày kháng chiến thắng lợi, độc lập thành công, họ sẽ trở lại quê hương, một nhà đoàn tụ. Ngày nay, bố mẹ họ đã mất một người con yêu quý. Vợ trẻ thơ trở nên bà hoá. Con dại trở nên bồ côi. Trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sĩ”[3]
Đối với thân nhân thương binh, liệt sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dành tình cảm biết ơn, thành kính. Trong thư gửi phụ nữ nhân ngày 8-3-1952, Người viết:
“... Tôi kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc ... Tôi kính chào các bà mẹ có con trong bộ đội và các bà mẹ, cùng vợ con của liệt sĩ. ... Các bà mẹ chiến sĩ và các chị em đã giúp thương binh, đã hòa lẫn lòng yêu thương không bờ bến, mà giúp chiến sĩ và chăm sóc thương binh như con em ruột thịt của mình”.
Thứ hai, không chỉ thể hiện sự thành kính, lòng biết ơn đối với những thương binh, liệt sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn phát động phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, kêu gọi toàn dân hưởng ứng phong trào và sự đền ơn đáp nghĩa đó phải xuất phát từ tình cảm chân thành. Đây vừa là trách nhiệm, là sự nghiệp lâu dài của toàn Đảng, toàn dân vừa phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc ta.
Tháng 6 năm 1947, Người đề nghị Chính Phủ chọn một ngày trong năm là Ngày Thương binh, Liệt sĩ để đồng bào cả nước tỏ lòng biết ơn và tri ân đến họ. Trong thư gửi Ban Tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc, Người viết: “Thương binh là những người đã hi sinh gia đình, hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”.[4]
Thực hiện lời huấn thị của Người, tại Hội nghị trù bị gồm đại biểu các cơ quan, các ngành, khối ở Trung ương và các tỉnh họp ở Phú Minh (Đại Từ - Thái Nguyên) đã chính thức chọn Ngày 27/7 là “Ngày Thương binh” trong cả nước. Đối với mỗi người dân Việt Nam, ngày 27/7 là dịp tưởng nhớ và bày tỏ lòng tri ân với các thương binh, thân nhân và gia đình liệt sĩ, những người đã góp một phần xương máu trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta.
Và để phong trào đền ơn đáp nghĩa ngày càng có hiệu quả, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, đền ơn đáp nghĩa là “nghĩa vụ của nhân dân đối với những chiến sĩ bị thương, bị bệnh; không nên coi đó là một việc làm phúc”[5]. Vì “thương binh và tử sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc, đã hi sinh cho đồng bào”[6] cho nên “bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”. Người kêu gọi mọi người, thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa phải xuất phát từ tình cảm chân thành và lòng biết ơn đối với những hy sinh to lớn của thương binh, tử sĩ: “Các cụ già thượng thọ, các cháu bé sơ sinh, bộ đội, công an trên các mặt trận, những đồng bào đang đau yếu thì không nên nhịn, còn tất cả mọi người khác đều nhịn ăn một bữa một cách tự động, tuyệt đối không cưỡng bức, làm sao cho mọi người hăng hái tham gia đền ơn đáp nghĩa”[7].
Trong diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng (ngày 5-1-1960), đoạn nói về thương binh liệt sĩ, Người Hồ đã nói như sau: “... Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta ...”
Thứ ba, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đặc biệt nhấn mạnh việc quan tâm, động viên thương binh, liệt sĩ nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Trân trọng, đánh giá cao lòng dũng cảm, sự hy sinh của thương binh, tử sĩ, đồng thời Người cũng luôn coi trọng việc động viên thương binh, bệnh binh cố gắng vươn lên khắc phục khó khăn. Kỷ niệm 1 năm “Ngày Thương binh toàn quốc” (27-7-1948), trong "Thư gửi anh em thương và bệnh binh", Người chân thành động viên: “Các đồng chí đã hy sinh một phần xương máu vì Tổ quốc, chẳng may bị thương, bị bệnh trước khi quân thù hoàn toàn bị tiêu diệt, kháng chiến được hoàn toàn thành công.
Chắc các đồng chí không khỏi phân vân. Nhưng các đồng chí nên một mặt nuôi lại sức khỏe, một mặt cố gắng học tập. Khi đã khôi phục sức khỏe, các đồng chí sẽ hăng hái tham gia công tác tăng gia sản xuất, để giúp ích cho Tổ quốc, cũng như các đồng chí đã anh dũng giữ gìn non sông, các đồng chí sẽ trở nên những người chiến sĩ kiểu mẫu ở hậu phương cũng như các đồng chí đã làm người chiến sĩ kiểu mẫu ở ngoài mặt trận. Tôi cùng đồng bào luôn nhớ đến các đồng chí”.[8]
Cùng với việc động viên, chia sẻ, Người cũng ân cần nhắc nhở, mong muốn anh em thương binh, bệnh binh không nên dựa dẫm, ỷ lại, bi quan, chán nản mà phải cố gắng vươn lên để trở thành “người công dân kiểu mẫu ở hậu phương cũng như các đồng chí đã làm người chiến sĩ kiểu mẫu ở ngoài mặt trận”[9]. Trong thư gửi cụ Vũ Đình Tụng - Bộ trưởng Bộ Thương binh - Cựu binh ngày 27-7-1952, Người cũng nhắc anh em thương binh là:
“Về phần anh em thương binh, bệnh binh:
- Phải hòa mình với nhân dân, tôn trọng nhân dân, tránh phiền nhiễu nhân dân.
- Phải tránh tâm lý “công thần”, coi thường lao động, coi thường kỷ luật.
- Chớ bi quan, chán nản, phải luôn luôn cố gắng. Ngày nay anh em sẽ tùy điều kiện mà xung phong tăng gia sản xuất ...
- Đồng bào sẵn sàng giúp đỡ, anh em có quyết tâm thì anh em nhất định dần dần tự túc được”.
Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong cả hai cuộc kháng chiến của dân tộc và sự nghiệp đổi mới hiện nay, đã có rất nhiều thương binh, bệnh binh hăng hái tích cực thi đua lao động, sản xuất xứng đáng với lời Bác dạy: “thương binh tàn nhưng không phế”. Chính vì vậy, khi có những tấm gương điển hình của thương binh, bệnh binh đã và đang thực hiện xuất sắc lời dạy đó của Bác Hồ, Người cũng không quên khen ngợi, khích lệ những tấm gương diển hình đó. Trong thư gửi anh em thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ ngày 27-7-1959, Bác Hồ cũng đã ghi nhận:
“... Trong năm qua, các gia đình liệt sĩ và anh em thương binh, bệnh binh đã đóng góp khá nhiều vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Nhiều gia đình liệt sĩ đã hăng hái tham gia Tổ đổi công và Hợp tác xã nông nghiệp và đã đạt được thành tích khá trong việc sản xuất và tiết kiệm. Tôi chúc các gia đình ấy trở thành những gia đình cách mạng gương mẫu ...”[10]
Kết thúc cuộc kháng chiến “Chín năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ bị thương, đã rời quân ngũ trở về với gia đình, quê quán, tiếp tục cống hiến sức lực còn lại để xây dựng xóm thôn, phường, xã; nêu nhiều tấm gương tận tâm, trung hiếu, tất cả vì sự giàu đẹp, bình yên của cả cộng đồng xã hội. Dù bận trăm công nghìn việc của người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn hằng ngày vẫn đọc Báo Nhân Dân, Báo Quân đội nhân dân...; và khi có bài nêu tấm gương vượt khó của thương binh, Người đều đánh dấu và yêu cầu cơ quan chức năng thưởng “Huy hiệu Người Hồ” cho chính người được báo chí nhắc tên và miêu tả những việc làm cụ thể của họ.
Thứ tư, nguồn gốc làm nên tư tưởng về sự kính trọng, lòng biết ơn vô bờ bến, sự quan tâm, đền đáp ơn nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những người có công với đất nước chính là chủ nghĩa nhân văn-tình yêu thương con người của Người. Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh là tình cảm quý trọng, quan tâm và chăm lo cuộc sống của con người, của nhân dân. Theo thống kê, “các bài viết giai đoạn 1945 - 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 59 lần đề cập đến “thương binh, bệnh binh”, “thương binh tử sĩ”, “đền ơn đáp nghĩa” . Chính lòng nhân ái, tình yêu thương con người bao la và thực tiễn trải nghiệm đấu tranh cách mạng đã góp phần hình thành ở Chủ tịch Hồ Chí Minh tư tưởng toàn diện, sâu sắc về công tác đền ơn đáp nghĩa.
Tình yêu thương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh, liệt sĩ còn được thể hiện ở những nghĩa cử cao đẹp, bình dị, những việc làm cụ thể trong đời sống thường ngày.
Tháng 02-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20 về chế độ “Hưu bổng, thương tật và tiền tuất cho thân nhân tử sĩ”. Không chỉ dừng lại đó, Người còn cho thành lập sở, ty thương binh, cựu binh ở khu và tỉnh, đặt ra Bảng vàng danh dự, Bằng gia đình vẻ vang và truy trặng, phong tặng các danh hiệu anh hùng, huân, huy chương cho các liệt sỹ, thương binh.
Nhân cuộc mít tinh quan trọng ngày 27-7-1947 – Ngày thương binh toàn quốc đầu tiên, Người đã viết thư và xung phong gửi tặng 1 chiếc áo lụa, 1 tháng lương, 1 bữa ăn của Người và của các nhân viên tại Phủ Chủ tịch, cộng là một nghìn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127đ) ủng hộ. Từ đó cho đến lúc đi xa, hàng năm vào tháng 7, dù bận nhiều việc song năm nào Người cũng gửi thư thăm hỏi, tặng quà động việc cũng như nhiều lần gửi tiền tiết kiệm, tiền nhuận bút của mình ủng hộ thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với đất nước.
Hay khi Người đến thăm Trại điều dưỡng thương binh ở Hà Nội, chứng kiến anh em thương binh nằm điều trị khi thời tiết rất nóng. Ngay ngày hôm sau, Người đã cho chuyển chiếc điều hòa nhiệt độ mà các đồng chí ở Bộ Ngoại giao đang công tác ở nước ngoài biếu Người, cho Trại điều dưỡng thương binh. Mặc dù, lúc đó Người đang ở trong ngôi nhà của người thợ điện trong Phủ Toàn quyền. Ngôi nhà do trần thấp nên buổi trưa và buổi chiều rất nóng
Có thể thấy rằng, những món quà, những việc làm bình dị của Người đều xuất phát từ tình cảm chân thành, sự quan tâm chăm sóc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho thương binh, bệnh binh và thân nhân liệt sĩ. Những việc làm, những món quà đó đã thực sự “làm ấm lòng người chiến sĩ”, là nguồn động viên tinh thần to lớn, cổ vũ họ không ngừng nỗ lực vươn lên.
Không chỉ quan tâm, sẻ chia, tặng quà những người có công với Tổ quốc, với nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người hết lòng lo lắng, tích cực kêu gọi và nêu ra nhiều sáng kiến phát động các phong trào giúp đỡ anh chị em thương binh, bệnh binh và các gia đình liệt sĩ bằng mọi cách có thể.
Tháng 02-1948, Người gửi thư cho các cháu nhi đồng phát động phong trào công tác Trần Quốc Toản nhằm giúp đỡ các gia đình bộ đội, gia đình thương binh, liệt sĩ... Tháng 7-1951, Người phát động phong trào “đón thương binh về làng” với những nội dung cụ thể, rõ ràng, thiết thực: “Chính quyền, đồng bào và các đoàn thể nhân dân trong mỗi xã phải tùy theo sự cố gắng và khả năng chung của mỗi xã mà đón một số anh em thương binh. Giúp lâu dài chứ không phải chỉ giúp một thời gian. Không phải giúp bằng cách góp gạo nuôi thương binh, nhưng giúp bằng cách này:
1. Mỗi xã trích một phần ruộng công, nếu không có ruộng công thì mượn ruộng của những đồng bào có hằng tâm, hằng sản, nếu không mượn được ruộng thì chính quyền, đoàn thể và đồng bào trong xã chung sức phát vỡ một số đất mới để giúp thương binh.
2. Chính quyền, đoàn thể và đồng bào trong xã tổ chức việc cày cấy, chăm nom, gặt hái những ruộng đất ấy. Hoa lợi để nuôi thương binh.
3. Tùy theo số ruộng đất trích được, mượn hoặc khai khẩn được, mà đón nhiều người hoặc ít người thương binh về xã... Kế hoạch tỉ mỉ sẽ do Chính phủ cùng Mặt trận Liên Việt định sau. Với lòng hăng hái và cố gắng của đồng bào, với sự nỗ lực của cán bộ chính quyền và đoàn thể các địa phương, tôi tin chắc rằng công việc đón anh em thương binh về làng sẽ có kết quả tốt đẹp...”[11]
Trước lúc ra “đi xa”, Người tin chắc rằng sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi. Trong Bản Di chúc để lại Người vẫn nhắc nhở trong ngày vui toàn thắng của dân tộc không được quên sự hy sinh của các liệt sỹ và thương binh. Người nhắc công việc đầu tiên trong sự nghiệp xây dựng lại đất nước là công việc đối với con người thì những người đầu tiên Người nhắc đến là những người thương binh, những liệt sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc. Người viết:: “Đối với những người đã dũng cảm hi sinh một phần xương máu của mình” cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...”, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”.
Đối với các liệt sĩ mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi nhận sự hi sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.
Đối với cha, mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương.... phải giúp đỡ họ có công ăn, việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói, rét”.[12]
“Uống nước nhớ nguồn”, một truyền thống đạo lý nhân ái cao quý và là một giá trị đạo đức cao đẹp trong sâu thẳm đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, đạo lý này được thể hiện đầy đủ, toàn diện và sâu sắc trong tư tưởng, tình cảm của Người dành cho thương binh, liệt sĩ, những người đã hy sinh thân mình cho nền độc lập tự do của Tổ quốc. Trong suốt cả cuộc đời hoạt động, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định công lao to lớn của các thương binh, liệt sĩ và gia đình họ, tri ân những hy sinh, cống hiến của những người sẵn sàng hiến thân cho Tổ quốc. Tuy Người đã đi xa, nhưng Người vẫn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam; tấm gương đạo đức và những lời dạy của Người được toàn dân học tập và làm theo. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là mệnh lệnh từ mỗi trái tim của con người Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam trải mấy ngàn năm là lịch sử chống giặc ngoại xâm, đã ghi dấu công lao của biết bao thế hệ đồng bào đem xương máu bảo vệ độc lập Tổ quốc. Lịch sử đó đã hun đúc nên đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Kế thừa truyền thống ngàn đời của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết đạo lý đó thành một trong những nội dung tư tưởng của Người “Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sĩ”. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Kinh luôn dành sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc với thương binh, liệt sĩ.
Năm 1946, khi vừa giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời và đang trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”, trong Thư gửi đồng bào Nam Bộ, Người viết: Tôi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh và cống hiến của các thương binh, liệt sĩ, bằng tình cảm nặng tình ân nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Khi nạn ngoại xâm ào ạt đến, nó như một trận lụt to. Nó đe doạ tràn ngập cả non sông Tổ quốc. Nó đe dọa cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố, mẹ, vợ, con của nhân dân ta. Trước cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta đã dũng cảm xông ra mặt trận. Họ quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào. Họ quyết hy sinh tính mệnh để giữ tính mệnh đồng bào. Họ quyết hy sinh gia đình và tài sản họ để bảo vệ gia đình và tài sản đồng bào. Họ quyết liều chết chống địch để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Họ là những chiến sĩ anh dũng của chúng ta. Trong đó, có người đã bỏ lại một phần thân thể ở mặt trận. Có người đã bỏ mình ở chiến trường. Đó là thương binh, đó là tử sĩ”…[1]
Trở về Thủ đô Hà Nội sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trước ngày diễn ra cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội đón mừng Trung ương Đảng và Chính phủ trở về Thủ đô, theo chỉ thị của Người, một buổi lễ trang trọng tưởng niệm các liệt sỹ đã được tổ chức ngay tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Chiều ngày 31-12-1954, trước thềm năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ ta đặt vòng hoa viếng các liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc. Tại buổi lễ trang trọng này, đồng chí Phạm Văn Đồng đã thay mặt Người đọc Diễn từ. Tại đây, Người đã một lần nữa khẳng định: “Các liệt sĩ đã hy sinh, nhưng công trạng to lớn của các liệt sĩ đã ghi sâu vào lòng dạ của toàn dân và non sông đất nước. Các liệt sĩ đã hy sinh, nhưng chí khí dũng cảm của các liệt sĩ đã thấm nhuần vào tâm hồn của toàn quân và dân ta trong cuộc kiên quyết đấu tranh đặng giành hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ trong cả nước. Máu nóng của các liệt sĩ đã nhuộm lá Quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ. Tiếng thơm của các liệt sĩ sẽ muôn đời lưu truyền với sử xanh”.[2] Người xót xa trước sự mất mát, hy sinh của thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng: “Cách mấy ngày trước, họ là những thanh niên lành mạnh, vui vẻ, oanh liệt. Trải qua những ngày ăn gió nằm sương, những trận mưa bom bão đạn, họ bị tay què chân cụt, họ hoá ra thương binh. Họ đã hy sinh cho ai? Cách mấy ngày trước, bố mẹ họ nhận được tin tức, đang mong cho đến ngày kháng chiến thắng lợi, độc lập thành công, họ sẽ trở lại quê hương, một nhà đoàn tụ. Ngày nay, bố mẹ họ đã mất một người con yêu quý. Vợ trẻ thơ trở nên bà hoá. Con dại trở nên bồ côi. Trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sĩ”[3]
Đối với thân nhân thương binh, liệt sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dành tình cảm biết ơn, thành kính. Trong thư gửi phụ nữ nhân ngày 8-3-1952, Người viết:
“... Tôi kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc ... Tôi kính chào các bà mẹ có con trong bộ đội và các bà mẹ, cùng vợ con của liệt sĩ. ... Các bà mẹ chiến sĩ và các chị em đã giúp thương binh, đã hòa lẫn lòng yêu thương không bờ bến, mà giúp chiến sĩ và chăm sóc thương binh như con em ruột thịt của mình”.
Thứ hai, không chỉ thể hiện sự thành kính, lòng biết ơn đối với những thương binh, liệt sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn phát động phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, kêu gọi toàn dân hưởng ứng phong trào và sự đền ơn đáp nghĩa đó phải xuất phát từ tình cảm chân thành. Đây vừa là trách nhiệm, là sự nghiệp lâu dài của toàn Đảng, toàn dân vừa phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc ta.
Tháng 6 năm 1947, Người đề nghị Chính Phủ chọn một ngày trong năm là Ngày Thương binh, Liệt sĩ để đồng bào cả nước tỏ lòng biết ơn và tri ân đến họ. Trong thư gửi Ban Tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc, Người viết: “Thương binh là những người đã hi sinh gia đình, hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”.[4]
Thực hiện lời huấn thị của Người, tại Hội nghị trù bị gồm đại biểu các cơ quan, các ngành, khối ở Trung ương và các tỉnh họp ở Phú Minh (Đại Từ - Thái Nguyên) đã chính thức chọn Ngày 27/7 là “Ngày Thương binh” trong cả nước. Đối với mỗi người dân Việt Nam, ngày 27/7 là dịp tưởng nhớ và bày tỏ lòng tri ân với các thương binh, thân nhân và gia đình liệt sĩ, những người đã góp một phần xương máu trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta.
Và để phong trào đền ơn đáp nghĩa ngày càng có hiệu quả, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, đền ơn đáp nghĩa là “nghĩa vụ của nhân dân đối với những chiến sĩ bị thương, bị bệnh; không nên coi đó là một việc làm phúc”[5]. Vì “thương binh và tử sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc, đã hi sinh cho đồng bào”[6] cho nên “bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”. Người kêu gọi mọi người, thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa phải xuất phát từ tình cảm chân thành và lòng biết ơn đối với những hy sinh to lớn của thương binh, tử sĩ: “Các cụ già thượng thọ, các cháu bé sơ sinh, bộ đội, công an trên các mặt trận, những đồng bào đang đau yếu thì không nên nhịn, còn tất cả mọi người khác đều nhịn ăn một bữa một cách tự động, tuyệt đối không cưỡng bức, làm sao cho mọi người hăng hái tham gia đền ơn đáp nghĩa”[7].
Trong diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng (ngày 5-1-1960), đoạn nói về thương binh liệt sĩ, Người Hồ đã nói như sau: “... Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta ...”
Thứ ba, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đặc biệt nhấn mạnh việc quan tâm, động viên thương binh, liệt sĩ nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Trân trọng, đánh giá cao lòng dũng cảm, sự hy sinh của thương binh, tử sĩ, đồng thời Người cũng luôn coi trọng việc động viên thương binh, bệnh binh cố gắng vươn lên khắc phục khó khăn. Kỷ niệm 1 năm “Ngày Thương binh toàn quốc” (27-7-1948), trong "Thư gửi anh em thương và bệnh binh", Người chân thành động viên: “Các đồng chí đã hy sinh một phần xương máu vì Tổ quốc, chẳng may bị thương, bị bệnh trước khi quân thù hoàn toàn bị tiêu diệt, kháng chiến được hoàn toàn thành công.
Chắc các đồng chí không khỏi phân vân. Nhưng các đồng chí nên một mặt nuôi lại sức khỏe, một mặt cố gắng học tập. Khi đã khôi phục sức khỏe, các đồng chí sẽ hăng hái tham gia công tác tăng gia sản xuất, để giúp ích cho Tổ quốc, cũng như các đồng chí đã anh dũng giữ gìn non sông, các đồng chí sẽ trở nên những người chiến sĩ kiểu mẫu ở hậu phương cũng như các đồng chí đã làm người chiến sĩ kiểu mẫu ở ngoài mặt trận. Tôi cùng đồng bào luôn nhớ đến các đồng chí”.[8]
Cùng với việc động viên, chia sẻ, Người cũng ân cần nhắc nhở, mong muốn anh em thương binh, bệnh binh không nên dựa dẫm, ỷ lại, bi quan, chán nản mà phải cố gắng vươn lên để trở thành “người công dân kiểu mẫu ở hậu phương cũng như các đồng chí đã làm người chiến sĩ kiểu mẫu ở ngoài mặt trận”[9]. Trong thư gửi cụ Vũ Đình Tụng - Bộ trưởng Bộ Thương binh - Cựu binh ngày 27-7-1952, Người cũng nhắc anh em thương binh là:
“Về phần anh em thương binh, bệnh binh:
- Phải hòa mình với nhân dân, tôn trọng nhân dân, tránh phiền nhiễu nhân dân.
- Phải tránh tâm lý “công thần”, coi thường lao động, coi thường kỷ luật.
- Chớ bi quan, chán nản, phải luôn luôn cố gắng. Ngày nay anh em sẽ tùy điều kiện mà xung phong tăng gia sản xuất ...
- Đồng bào sẵn sàng giúp đỡ, anh em có quyết tâm thì anh em nhất định dần dần tự túc được”.
Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong cả hai cuộc kháng chiến của dân tộc và sự nghiệp đổi mới hiện nay, đã có rất nhiều thương binh, bệnh binh hăng hái tích cực thi đua lao động, sản xuất xứng đáng với lời Bác dạy: “thương binh tàn nhưng không phế”. Chính vì vậy, khi có những tấm gương điển hình của thương binh, bệnh binh đã và đang thực hiện xuất sắc lời dạy đó của Bác Hồ, Người cũng không quên khen ngợi, khích lệ những tấm gương diển hình đó. Trong thư gửi anh em thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ ngày 27-7-1959, Bác Hồ cũng đã ghi nhận:
“... Trong năm qua, các gia đình liệt sĩ và anh em thương binh, bệnh binh đã đóng góp khá nhiều vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Nhiều gia đình liệt sĩ đã hăng hái tham gia Tổ đổi công và Hợp tác xã nông nghiệp và đã đạt được thành tích khá trong việc sản xuất và tiết kiệm. Tôi chúc các gia đình ấy trở thành những gia đình cách mạng gương mẫu ...”[10]
Kết thúc cuộc kháng chiến “Chín năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ bị thương, đã rời quân ngũ trở về với gia đình, quê quán, tiếp tục cống hiến sức lực còn lại để xây dựng xóm thôn, phường, xã; nêu nhiều tấm gương tận tâm, trung hiếu, tất cả vì sự giàu đẹp, bình yên của cả cộng đồng xã hội. Dù bận trăm công nghìn việc của người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn hằng ngày vẫn đọc Báo Nhân Dân, Báo Quân đội nhân dân...; và khi có bài nêu tấm gương vượt khó của thương binh, Người đều đánh dấu và yêu cầu cơ quan chức năng thưởng “Huy hiệu Người Hồ” cho chính người được báo chí nhắc tên và miêu tả những việc làm cụ thể của họ.
Thứ tư, nguồn gốc làm nên tư tưởng về sự kính trọng, lòng biết ơn vô bờ bến, sự quan tâm, đền đáp ơn nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những người có công với đất nước chính là chủ nghĩa nhân văn-tình yêu thương con người của Người. Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh là tình cảm quý trọng, quan tâm và chăm lo cuộc sống của con người, của nhân dân. Theo thống kê, “các bài viết giai đoạn 1945 - 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 59 lần đề cập đến “thương binh, bệnh binh”, “thương binh tử sĩ”, “đền ơn đáp nghĩa” . Chính lòng nhân ái, tình yêu thương con người bao la và thực tiễn trải nghiệm đấu tranh cách mạng đã góp phần hình thành ở Chủ tịch Hồ Chí Minh tư tưởng toàn diện, sâu sắc về công tác đền ơn đáp nghĩa.
Tình yêu thương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh, liệt sĩ còn được thể hiện ở những nghĩa cử cao đẹp, bình dị, những việc làm cụ thể trong đời sống thường ngày.
Tháng 02-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20 về chế độ “Hưu bổng, thương tật và tiền tuất cho thân nhân tử sĩ”. Không chỉ dừng lại đó, Người còn cho thành lập sở, ty thương binh, cựu binh ở khu và tỉnh, đặt ra Bảng vàng danh dự, Bằng gia đình vẻ vang và truy trặng, phong tặng các danh hiệu anh hùng, huân, huy chương cho các liệt sỹ, thương binh.
Nhân cuộc mít tinh quan trọng ngày 27-7-1947 – Ngày thương binh toàn quốc đầu tiên, Người đã viết thư và xung phong gửi tặng 1 chiếc áo lụa, 1 tháng lương, 1 bữa ăn của Người và của các nhân viên tại Phủ Chủ tịch, cộng là một nghìn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127đ) ủng hộ. Từ đó cho đến lúc đi xa, hàng năm vào tháng 7, dù bận nhiều việc song năm nào Người cũng gửi thư thăm hỏi, tặng quà động việc cũng như nhiều lần gửi tiền tiết kiệm, tiền nhuận bút của mình ủng hộ thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với đất nước.
Hay khi Người đến thăm Trại điều dưỡng thương binh ở Hà Nội, chứng kiến anh em thương binh nằm điều trị khi thời tiết rất nóng. Ngay ngày hôm sau, Người đã cho chuyển chiếc điều hòa nhiệt độ mà các đồng chí ở Bộ Ngoại giao đang công tác ở nước ngoài biếu Người, cho Trại điều dưỡng thương binh. Mặc dù, lúc đó Người đang ở trong ngôi nhà của người thợ điện trong Phủ Toàn quyền. Ngôi nhà do trần thấp nên buổi trưa và buổi chiều rất nóng
Có thể thấy rằng, những món quà, những việc làm bình dị của Người đều xuất phát từ tình cảm chân thành, sự quan tâm chăm sóc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho thương binh, bệnh binh và thân nhân liệt sĩ. Những việc làm, những món quà đó đã thực sự “làm ấm lòng người chiến sĩ”, là nguồn động viên tinh thần to lớn, cổ vũ họ không ngừng nỗ lực vươn lên.
Không chỉ quan tâm, sẻ chia, tặng quà những người có công với Tổ quốc, với nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người hết lòng lo lắng, tích cực kêu gọi và nêu ra nhiều sáng kiến phát động các phong trào giúp đỡ anh chị em thương binh, bệnh binh và các gia đình liệt sĩ bằng mọi cách có thể.
Tháng 02-1948, Người gửi thư cho các cháu nhi đồng phát động phong trào công tác Trần Quốc Toản nhằm giúp đỡ các gia đình bộ đội, gia đình thương binh, liệt sĩ... Tháng 7-1951, Người phát động phong trào “đón thương binh về làng” với những nội dung cụ thể, rõ ràng, thiết thực: “Chính quyền, đồng bào và các đoàn thể nhân dân trong mỗi xã phải tùy theo sự cố gắng và khả năng chung của mỗi xã mà đón một số anh em thương binh. Giúp lâu dài chứ không phải chỉ giúp một thời gian. Không phải giúp bằng cách góp gạo nuôi thương binh, nhưng giúp bằng cách này:
1. Mỗi xã trích một phần ruộng công, nếu không có ruộng công thì mượn ruộng của những đồng bào có hằng tâm, hằng sản, nếu không mượn được ruộng thì chính quyền, đoàn thể và đồng bào trong xã chung sức phát vỡ một số đất mới để giúp thương binh.
2. Chính quyền, đoàn thể và đồng bào trong xã tổ chức việc cày cấy, chăm nom, gặt hái những ruộng đất ấy. Hoa lợi để nuôi thương binh.
3. Tùy theo số ruộng đất trích được, mượn hoặc khai khẩn được, mà đón nhiều người hoặc ít người thương binh về xã... Kế hoạch tỉ mỉ sẽ do Chính phủ cùng Mặt trận Liên Việt định sau. Với lòng hăng hái và cố gắng của đồng bào, với sự nỗ lực của cán bộ chính quyền và đoàn thể các địa phương, tôi tin chắc rằng công việc đón anh em thương binh về làng sẽ có kết quả tốt đẹp...”[11]
Trước lúc ra “đi xa”, Người tin chắc rằng sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi. Trong Bản Di chúc để lại Người vẫn nhắc nhở trong ngày vui toàn thắng của dân tộc không được quên sự hy sinh của các liệt sỹ và thương binh. Người nhắc công việc đầu tiên trong sự nghiệp xây dựng lại đất nước là công việc đối với con người thì những người đầu tiên Người nhắc đến là những người thương binh, những liệt sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc. Người viết:: “Đối với những người đã dũng cảm hi sinh một phần xương máu của mình” cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...”, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”.
Đối với các liệt sĩ mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi nhận sự hi sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.
Đối với cha, mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương.... phải giúp đỡ họ có công ăn, việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói, rét”.[12]
“Uống nước nhớ nguồn”, một truyền thống đạo lý nhân ái cao quý và là một giá trị đạo đức cao đẹp trong sâu thẳm đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, đạo lý này được thể hiện đầy đủ, toàn diện và sâu sắc trong tư tưởng, tình cảm của Người dành cho thương binh, liệt sĩ, những người đã hy sinh thân mình cho nền độc lập tự do của Tổ quốc. Trong suốt cả cuộc đời hoạt động, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định công lao to lớn của các thương binh, liệt sĩ và gia đình họ, tri ân những hy sinh, cống hiến của những người sẵn sàng hiến thân cho Tổ quốc. Tuy Người đã đi xa, nhưng Người vẫn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam; tấm gương đạo đức và những lời dạy của Người được toàn dân học tập và làm theo. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là mệnh lệnh từ mỗi trái tim của con người Việt Nam.
[1] Hồ Chí Minh, toàn tập, t.5, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.466
[2] Hồ Chí Minh toàn tập, t.9, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội,2003, tr.223-224
[3] Hồ Chí Minh, toàn tật, t.5, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.580
[4] Hồ Chí Minh, toàn tập, t.6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.194
[5] Hồ Chí Minh, toàn tập, t.6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.513
[6] Hồ Chí Minh, toàn tập, t.5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.570
[7] Chủ tịch Hồ Chí Minh với công cuộc xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2002, tr.1425.
[8] Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1958, t.1, tr.266
[9] Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1958, t.1, tr.266
[10] Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 484-485.
[11] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.543.
[12] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 15, tr.616.