Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp cung cấp thông tin “chính thống” của Bộ, ngành Tư pháp
- Thứ năm - 13/04/2023 14:37
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sau khi ký quyết định kiện toàn Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, chiều 21/3, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đã có buổi làm việc với Ban Biên tập về hoạt động của Ban.
Sau 18 năm xây dựng và đưa vào vận hành trên môi trường mạng, Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp đã không ngừng phát triển và mở rộng. Đến nay, Cổng đã mở rộng thêm nhiều Cổng, Trang thông tin thành phần, gồm 2 Cổng Thông tin điện tử; 22 Trang Thông tin thành phần; 6 Cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin được tích hợp; 47 chuyên mục thuộc Cổng. Trung bình mỗi năm, Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp đã cập nhật được khoảng hơn 3.500 tin bài, trên 400 thông tin chỉ đạo điều hành, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, trả lời và giải đáp trên 1.000 lượt hỏi đáp pháp luật, lấy ý kiến đối với hàng chục Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức nhiều đợt thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến.
Bên cạnh đó, Cổng Thông tin điện tử còn tích hợp, chia sẻ thông tin với các phần mềm ứng dụng, hệ thống thông tin khác như: Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành, phần mềm Pháp điển, hỏi đáp pháp luật, phần mềm Trợ giúp pháp lý… Cổng Thông tin điện tử còn cung cấp các thủ tục hành chính trong phạm vi lĩnh vực do Bộ Tư pháp quản lý và Danh mục các dịch vụ hành chính công và các dịch vụ công trực tuyến do Bộ Tư pháp và các đơn vị thuộc Bộ thực hiện, phục vụ nhu cầu tra cứu và sử dụng của người dân.
Năm 2022, có 14.473.389 lượt truy cập Cổng TTĐTBTP (Tính trung bình mỗi ngày Cổng TTĐTBTP thu hút gần 40 ngàn lượt truy cập). Gần đây nhất, theo kết quả đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử năm 2018, 2019, 2020 mà Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, Bộ Tư pháp tiếp tục 03 năm liên tiếp đứng đầu về chỉ số Trang/Cổng thông tin điện tử.
Trong những năm qua, Ban Biên tập Cổng TTĐTBTP đã thực hiện cơ bản các nhiệm vụ được quy định trong Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Cổng TTĐTBTP như: Tham gia định hướng nội dung thông tin của Cổng thông tin điện tử; đảm bảo trang thông tin, lĩnh vực thông tin được giao phụ trách theo đúng định hướng chung đã được xác định; Theo dõi, kiểm tra tính đúng đắn của thông tin sau khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; theo dõi tiến độ cập nhật, đăng tải thông tin sau khi được phê duyệt...
Phát biểu tại buổi làm việc, các thành viên Ban Biên tập đã trao đổi thảo luận, bên cạnh kết quả đạt được, các thành viên đã thẳng thẳn chỉ ra các tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Cổng TTĐTBTP và hoạt động của Ban Biên tập.
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh yêu cầu thông tin đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp phải chính thống, chính xác, kịp thời.
Bên cạnh đó, Cổng Thông tin điện tử còn tích hợp, chia sẻ thông tin với các phần mềm ứng dụng, hệ thống thông tin khác như: Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành, phần mềm Pháp điển, hỏi đáp pháp luật, phần mềm Trợ giúp pháp lý… Cổng Thông tin điện tử còn cung cấp các thủ tục hành chính trong phạm vi lĩnh vực do Bộ Tư pháp quản lý và Danh mục các dịch vụ hành chính công và các dịch vụ công trực tuyến do Bộ Tư pháp và các đơn vị thuộc Bộ thực hiện, phục vụ nhu cầu tra cứu và sử dụng của người dân.
Năm 2022, có 14.473.389 lượt truy cập Cổng TTĐTBTP (Tính trung bình mỗi ngày Cổng TTĐTBTP thu hút gần 40 ngàn lượt truy cập). Gần đây nhất, theo kết quả đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử năm 2018, 2019, 2020 mà Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, Bộ Tư pháp tiếp tục 03 năm liên tiếp đứng đầu về chỉ số Trang/Cổng thông tin điện tử.
Trong những năm qua, Ban Biên tập Cổng TTĐTBTP đã thực hiện cơ bản các nhiệm vụ được quy định trong Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Cổng TTĐTBTP như: Tham gia định hướng nội dung thông tin của Cổng thông tin điện tử; đảm bảo trang thông tin, lĩnh vực thông tin được giao phụ trách theo đúng định hướng chung đã được xác định; Theo dõi, kiểm tra tính đúng đắn của thông tin sau khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; theo dõi tiến độ cập nhật, đăng tải thông tin sau khi được phê duyệt...
Phát biểu tại buổi làm việc, các thành viên Ban Biên tập đã trao đổi thảo luận, bên cạnh kết quả đạt được, các thành viên đã thẳng thẳn chỉ ra các tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Cổng TTĐTBTP và hoạt động của Ban Biên tập.
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh yêu cầu thông tin đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp phải chính thống, chính xác, kịp thời.
Thứ trưởng cho rằng, Ban Biên tập phải luôn trăn trở về việc “ngày hôm nay đâu là sự kiện chính trị pháp lý của Bộ, ngành”? Chức năng của Bộ, ngành rất rộng, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, nhưng phải xác định được điểm nhấn và có ảnh hưởng trực tiếp đến Bộ, ngành Tư pháp để đưa những sự kiện mang “hơi thở chính trị pháp lý” truyền thông.
Thứ trưởng nhấn mạnh, việc truyền thông thông trên Cổng TTĐT để phát huy truyền thống của Bộ, ngành. Hoạt động truyền thông về Bộ, ngành được thực hiện bởi các cơ quan báo chí cách mạng, mặc dù Cổng Thông tin điện tử không phải cơ quan báo chí, nhưng vai trò truyền thông của Cổng là rất quan trọng, có nhiệm vụ “dẫn hướng dư luận” về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp và phải là thông tin “chính thống”.
Thứ trưởng nhấn mạnh, việc truyền thông thông trên Cổng TTĐT để phát huy truyền thống của Bộ, ngành. Hoạt động truyền thông về Bộ, ngành được thực hiện bởi các cơ quan báo chí cách mạng, mặc dù Cổng Thông tin điện tử không phải cơ quan báo chí, nhưng vai trò truyền thông của Cổng là rất quan trọng, có nhiệm vụ “dẫn hướng dư luận” về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp và phải là thông tin “chính thống”.
Thứ trưởng giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Biên tập, cho Cục Công nghệ thông tin (Thường trực Ban Biên tập), trong đó tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ để đẩy mạnh truyền thông các hoạt động của Chính phủ, các Bộ, ngành. Thứ trưởng đề nghị Cục Công nghệ thông tin nhanh chóng triển khai xây dựng giao diện mới của Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp; phối hợp với các đơn vị xây dựng chuyên mục mới cho Cổng; kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ nếu có khó khăn, vướng mắc…