Hướng dẫn viết tiểu luận thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp

Để đảm bảo tính khoa học, tính thống nhất trong việc viết và trình bày các tiểu luận thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp thuộc chương trình đào tạo trung cấp Luật, Trường Trung cấp Luật Đồng Hới hướng dẫn như sau:
I. THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC CỦA TIỂU LUẬN
Tiểu luận thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp bao gồm các bộ phận theo trình tự sau:
1. MC LC (mẫu 01).
2. DANH MC CÁC TỪ VIT TT (mẫu 02 (nếu có)).
3. PHN M ĐU
Trong Phần mở đầu, yêu cầu học sinh trình bày được những nội dung sau:
- Thứ nhất, lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu)
+ Khái quát tính chất, vị trí, tầm quan trọng của vấn đề (đối tượng) nghiên cứu trong đề tài;
+ Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề, …
+ Nghiên cứu này nhằm giải quyết vấn đề gì hoặc trả lời câu hỏi nghiên cứu gì?
- Thứ hai, đối tượng và phạm vi nghiên cứu         
+ Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng nào?
+ Phạm vi nghiên cứu (ở đâu? thời gian nào?)
- Thứ ba, phương pháp nghiên cứu
 Học sinh có thể có một số phương pháp như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp thống kê toán học;
- Phương pháp tổng hợp;
- Phương pháp chuyên gia;
- ….
+ Mục đích sử dụng phương pháp để làm gì?
3.4. Cấu trúc của đề tài (bố cục đề tài)
- Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, tiểu luận có bao nhiêu chương.
- Liệt kê tên từng chương.
4. PHẦN NỘI DUNG
Nội dung được trình bày theo các chương. Số chương của một tiểu luận tùy thuộc vào từng đề tài cụ thể theo đề cương đã thống nhất giữa học sinh và giáo viên hướng dẫn (có thể chia 2 chương).
Mỗi chương chia làm nhiều mục; kết thúc mỗi chương nên có kết luận của chương, kết thúc mỗi mục nên có kết luận nhỏ cho mục đó.
5. PHẦN KT LUN
Phải khẳng định một cách khái quát, ngắn gọn nhất những nội dung chính của tiểu luận và kết quả đạt được, những đóng góp và đề xuất mới.
6. DANH MC TÀI LIU THAM KHO
Nêu các tài liệu tham khảo đã được sử dụng để viết tiểu luận.
7. PHỤ LỤC (nếu có).
Phần phụ lục để dành cho các thông tin sau:
+ Kết quả của các phương pháp (điều tra, phỏng vấn).
II. KỸ THUẬT TRÌNH BÀY CỦA TIỂU LUẬN
1. Kỹ thuật trình bày tiểu luận
- Có thể đánh máy hoặc viết tay trên một mặt giấy A4 (210x297mm); dày từ 15 - 20 trang, đóng thành tập, có dán gáy. Bìa được trình bày bằng giấy cứng theo mẫu (mẫu 03).
- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa.
- Được đánh số trang từ 01 bắt đầu từ phần Mở đầu cho đến hết phần Tài liệu tham khảo. Số thứ tự trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang.
- Nếu đánh máy thì sử dụng Font chữ: Time New  Roman, Cỡ chữ (size): 13, khoảng cách giữa các ký tự (character spacing): bình thường, không dùng chế độ nén hoặc dãn; khoảng cách các dòng (line spacing): 1.2 -1.5; định dạng trang (page setup) được quy định như sau: Lề trái 3,0 cm; lề phải 1,5 cm; lề trên 2,0; lề dưới 2,0. (không kể phần phụ lục).
2. Đánh số các chương, mục và tiểu mục
- Các chương: được đánh bằng hệ thống số La Mã.
- Mục lớn được đánh bằng hệ thống số La Mã, các mục nhỏ được đánh bằng hệ thống chữ số Arập.
- Trình bày theo thứ tự hợp lý.
 
Ví dụ:
Chương I
KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH - THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH - THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI
(Chữ in đậm đứng 13)
I. KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI (Chữ in đậm đứng 13)
1. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp kinh doanh - thương mại (Chữ thường đậm đứng 13)
1.1. Khái niệm tranh chấp kinh doanh - thương mại (Chữ thường đậm nghiêng 13)
1.1.1. (Chữ thường nghiêng 13)
1.1.2. (Chữ thường nghiêng 13)
a) (Chữ thường đứng 13)
b) (Chữ thường đứng 13)
*
-
+
1.2. Đặc điểm tranh chấp kinh doanh - thương mại (Chữ thường đậm nghiêng 13)




























3. Về các bảng, biểu, hình vẽ, phương trình
Việc đánh số bảng, biểu, đồ thị, hình vẽ, bản đồ… phải gắn với số chương, ví dụ hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3.
4. Viết tắt
Trong tiểu luận không lạm dụng việc viết tắt. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong tiểu luận. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề. Các viết tắt khi xuất hiện lần đầu phải đi kèm theo nguyên văn, ví dụ: “… Công nghệ thông tin (CNTT)…”.
5. Tài liệu tham khảo (TLTK)
a) Cách trích dẫn TLTK
Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ ra nguồn trong danh mục TLTK. Việc trích dẫn phải theo số thứ tự của các tài liệu được liệt kê ở phần TLTK và được đặt trong  ngoặc vuông [  ], khi cần thì phải có số trang, ví dụ: [5, tr.321- 324].
TLTK được xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước:
+ Tác giả là người nước ngoài: xếp theo thứ tự ABC theo họ (đảo họ lên trước).
+ Tác giả là người việt Nam: xếp theo thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
+ Nếu tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê vào vần T, Bộ giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B…v.v…
+ Tài liệu nhiều tác giả: nếu có người chủ biên thì xếp thứ tự theo tên người chủ biên; còn không thì lấy tên cơ quan xuất bản tài liệu đó.
c) Cách ghi TLTK
+ Tài liệu là sách, các văn kiện, văn bản pháp luật báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin theo thứ tự sau:
- Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
- Năm xuất bản, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Tên sách, các văn kiện, văn bản pháp luật, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
- Nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).
* Dưới đây là ví dụ về cách sắp xếp tài liệu tham khảo:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.
2. Lê Đình Nghị (chủ biên) (2009), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Tập 1,2, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
+ Đối với các thông tư, nghị định, nghị quyết khi liệt kê phải ghi đầy đủ số hiệu, ngày, tháng năm ban hành, cơ quan ban hành, tên văn bản.
Ví dụ:
1. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
2. Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị dịnh số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
* Ví dụ về cách sắp xếp tài liệu tham khảo Tiếng Anh
1. Boulding, K.E. (1955), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London.
2. Burton G.W. (1988), “Cytoplasmic male-sterility in pearl millet (pennisetum glaucumc L.)”, Agronmic Journal 50, pp. 230-232.
III. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC VIẾT TIỂU LUẬN
1. Xác định đề tài (trên cơ sở học sinh tự chọn hoặc giáo viên hướng dẫn chỉ định) và lập đề cương.
2. Học sinh gửi đề cương cho giáo viên hướng dẫn sửa và duyệt đề cương.
3. Dựa trên đề cương giáo viên hướng dẫn đã duyệt, học sinh viết bài và gửi bản thảo cho giáo viên hướng dẫn góp ý, duyệt.
4. Dựa trên bản thảo đã được giáo viên hướng dẫn góp ý và duyệt, học sinh phải hoàn thiện lại một cách hoàn chỉnh. Sau khi hoàn thiện xong học sinh nộp theo kế hoạch của Nhà trường.
IV. VỀ VIỆC NỘP TIỂU LUẬN
- Mỗi học sinh phải nộp 02 bản tiểu luận thực tập nghề nghiệp và 02 bản tiểu luận thực tập tốt nghiệp tại giáo viên Phụ trách các đoàn thực tập.
- Tất cả tiểu luận thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp thực hiện trong Trường Trung cấp Luật Đồng Hới đều phải tuân thủ các quy định trên đây./.