Đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật tại Trường Cao đẳng Luật miền Trung
- Chủ nhật - 10/01/2021 13:58
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
TS. Lê Văn Đức - Khoa Đào tạo cơ sở
Tóm tắt: Yêu cầu giải quyết vấn đề nguồn nhân lực, đào tạo được đội ngũ nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội luôn được quan tâm hiện nay. Vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo nói chung cũng như giáo dục đại học, cao đẳng nói riêng trong bối cảnh mới là phải đổi mới từ một nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức cho học sinh, sinh viên và học viên sang nền giáo dục giúp phát triển kỹ năng, thúc đẩy tư duy đổi mới sáng tạo. Đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật tại Trường Cao đẳng Luật miền Trung được thực hiện chủ yếu thông qua môn học Kĩ năng tư vấn pháp luật, môn học này được đưa vào chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng hệ chính quy ngành Dịch vụ pháp lý từ năm 2017, với vị trí là môn học tự chọn. Trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật tại Trường, bài viết đề xuất những giải pháp cần thực hiện nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật cho học sinh, sinh viên và học viên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo tại Trường Cao đẳng Luật miền Trung, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội.
Từ khóa: Đào tạo kĩ năng, tư vấn pháp luật, Cao đẳng Luật miền Trung
1. Đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật với vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Luật miền Trung
1.1. Kĩ năng tư vấn pháp luật
Kĩ năng (tên tiếng anh là Skill) là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thực hiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kĩ thuật, chuyên môn hoặc việc liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp… Không có khái niệm cụ thể, đồng nhất về kĩ năng. Tùy mỗi giai đoạn, khu vực và quan điểm của mỗi người có những định nghĩa khác nhau. Như vậy, có thể nói kĩ năng là việc một người nào đó vận dụng khả năng hay năng lực thực hiện một cách thuần thục hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết được tích lũy để thực hiện hành động gì đó nhằm tạo ra kết quả hay sản phẩm như mong muốn[1]. Thuật ngữ “kĩ năng” được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực với các khái niệm kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng cứng, kĩ năng mềm... Kĩ năng thông thường được chia làm hai loại: kĩ năng chung và kĩ năng cụ thể. Theo đó, kĩ năng chung, bao gồm kĩ năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng quản lí thời gian...; còn kĩ năng cụ thể là kĩ năng thực hiện một công việc nhất định, như: kĩ năng tư vấn pháp luật. Kĩ năng được hình thành từ hai “nguồn” chính, đó là quá trình tích luỹ kinh nghiệm làm việc của mỗi chủ thể và từ quá trình đào tạo kiến thức về kĩ năng trong các lĩnh vực khác nhau. Kinh nghiệm làm việc sẽ được hình thành trong quá trình làm việc của chủ thể là cá nhân và mỗi chủ thể khác nhau thì quá trình tích luỹ sẽ khác nhau, sản phẩm tạo ra cũng không giống nhau. Tuy nhiên, kinh nghiệm trực tiếp làm việc không phải là con đường duy nhất hình thành các kĩ năng cần thiết mà kiến thức về kĩ năng trong lĩnh vực chuyên ngành có thể được tích luỹ ngay trong quá trình đào tạo. Kinh nghiệm của người đã làm việc thực tiễn có thể được truyền dạy cho người khác thông qua hoạt động đào tạo và đây là con đường hình thành kĩ năng nhanh hơn, nhiều hơn và đỡ mất thời gian hơn. Vì thế, việc đào tạo kĩ năng ngày càng được quan tâm, chú trọng và ngày càng có nhiều môn học kĩ năng được giảng dạy trong chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng cũng như các khoá học ngắn hạn tại các Trung tâm, Văn phòng đào tạo[2].
1.2. Tầm quan trọng của đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo luật
Trong những năm gần đây, vấn đề đào tạo kĩ năng đã được nhiều cơ sở đào tạo luật trên cả nước quan tâm, vì mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhằm thực hiện mục tiêu này, Trường Cao đẳng Luật miền Trung xác định chuẩn đầu ra cho học sinh, sinh viên và học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo là phải có kiến thức về kĩ năng, có khả năng vận dụng một cách thuần thục, hiệu quả những kiến thức chuyên môn để giải quyết vụ việc, tình huống trong thực tiễn.
Các môn học về kĩ năng nói chung hay kĩ năng về tư vấn pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật. Bởi vì, các môn học này góp phần quan trọng tạo ra nguồn nhân lực có khả năng thích ứng nhanh hơn với yêu cầu của người sử dụng lao động sau khi ra trường. Thực tế, cùng với kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội được trang bị, khi được đào tạo thêm kĩ năng, thì nguồn nhân lực đó sẽ có khả năng tốt hơn trong các vị trí việc làm về thực hiện pháp luật, tư vấn pháp luật hoặc giảng dạy, tuyên truyền, phổ biến pháp luật... Bởi vì, mục đích và nội dung đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật đều hướng đến là: Tăng cường và phát triển hiệu quả khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn; tạo nhiều cơ hội “thực hành pháp luật” trong khuôn khổ giờ học cho người học; trang bị và nâng cao các kĩ năng, như: tìm kiếm, phân tích và đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến công việc của mình; phân tích các tình huống thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật và đưa ra giải pháp chuyên môn để giải quyết các tình huống đó; kĩ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề tương đối phức tạp thuộc lĩnh vực khoa học pháp lí; kĩ năng tư vấn thực hiện pháp luật; kĩ năng đàm phán và soạn thảo các văn bản có tính pháp lí phục vụ cho các công việc thuộc lĩnh vực pháp luật liên quan đến công việc được giao; kĩ năng liên tục tự cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ; kĩ năng lập kế hoạch công việc; kĩ năng giao tiếp, thuyết trình và bảo vệ quan điểm cùa mình; kĩ năng phối hợp với các đồng nghiệp...[3]
Nhận thức được tầm quan trọng đó, ở những nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đều quan tâm và chú trọng về đào tạo kĩ năng. Ở Mỹ, trong chương trình đào tạo ở các trường các sinh viên luật đều phải tham gia những khoá học về kĩ năng (Ví dụ tại Đại học Wisconsin – Madison, đại học Bufalo…), các khoá học kĩ năng luật sư, giúp sinh viên luật thực hành những giả định, vận dụng những kĩ năng cơ bản: tiếp xúc thương lượng, tư vấn, phản biện và giải quyết tình huống… Chương trình bao gồm những khoá học và thực hành viết và nghiên cứu luật, tranh tụng và không tranh tụng[4]. Kể cả những khóa học khác như: Tranh tụng, hoà giải, thương lượng, giao tiếp và thực hành luật cũng được trang bị với sự hỗ trợ từ những người mới tốt nghiệp[5]. Ở Pháp, tháng 12/2004 đã thực hiện một cuộc cải cáh lớn, để hành nghề các học viên phải hoàn thành khoá học kĩ năng kéo dài 18 tháng, trong đó 6 tháng đầu thực hiện ở Trung tâm, 06 tháng tiếp theo gửi tại trường đại học và 06 tháng cuối thực tập tại văn phòng luật sư nhằm nâng cao tính thực tiễn, giảm bớt số lượng giờ học lí thuyết và tăng khả năng thích nghi với các môi trường làm việc sau khi học xong. Ở Đức, là nước có truyền thống đào tạo nghề luật, luật sư khá lâu đời. Từ thế kỉ XIV các trường đại học tổng hợp đã được thành lập và rất coi trọng kĩ năng, trong đó giai đoạn 1 – đào tạo pháp luật ít nhất 3,5 năm tại trường đại học, giai đoạn 2 – đào tạo nghề ít nhất là 02 năm, giai đoạn này tập trung đào tạo kiến thức chuyên sâu và kĩ năng thực hành. Ở Nhật Bản việc đào tạo tư pháp được bắt đầu từ năm 1886, quá trình đào tạo Nhật bản rất coi trọng kĩ năng sau khi tốt nghiệp, vì thế nước này quy định 12 tháng cho việc rèn luyện, trau dồi kĩ năng này (03 tháng thực tập xét xử hình sự, 03 tháng thực tập kiểm sát, 03 tháng thực tập luật sư và 03 tháng thực tập xét xử dân sự)[6].
Bên cạnh những khoá học thực hành về kĩ năng, các tài liệu tham khảo có liên quan về đào tạo kĩ năng cũng rất phong phú, như: sách “Các kĩ năng thiết yếu của luật sư: Phỏng vấn, tư vấn, đàm phán và thuyết phục, phân tích sự kiện” (Essential Lawyering skills: Interviewing, counseling, negotiation, and persuasive fact analysis) của Stefen Krieger, Richard K. Neumann)[7]; sách “Kĩ năng luật sư trong giao dịch hợp đồng: Phỏng vấn khách hàng, tư vấn và đàm phán” (Transactional Lawyering skills: Client Interview, Counseling, and Negotiation của Richard K. Neumann)[8]; sách “Các kĩ năng cần thiểt ương soạn thảo hợp đồng” (Essential contract drafting skills) của Tiffany Kemp[9]... Như vậy, các cuốn sách không chỉ đưa ra những vấn đề cơ bản của hợp đồng, trình bày kĩ năng soạn thảo từng nội dung của hợp đồng mà còn tập trung vào cấu trúc của hợp đồng và kĩ năng sử dụng từ ngữ để đối tác hiểu và chấp nhận ràng buộc bởi hợp đồng đó; đồng thời chỉ rõ những yêu cầu, kĩ năng cần phải thực hiện trong quá trình gặp gỡ, đàm phán, giải quyết hợp đồng về các vấn đề cụ thể[10]
Ở Việt Nam, trong chương trình đào tạo thì các cơ sở đào tạo luật hiện nay cũng rất quan tâm và đưa vào rất nhiều môn kĩ năng để giảng dạy. Trường Đại học Luật Hà Nội có các môn: Kĩ năng chung về tư vấn pháp luật; Kĩ năng đàm phán soạn thảo hợp đồng; Kĩ năng tham gia giải quyết các vụ án dân sự; Kĩ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình; Kĩ năng tư vấn pháp luật trong một số lĩnh vực pháp luật, như: Thương mại, Lao động, Đất đai, Tài chính…[11] Trường Đại học Lao động Xã hội có các môn: Kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng; Kĩ năng nghề Luật; Kĩ năng giải quyết tranh chấp lao động và đình công; Kĩ năng tư vấn hợp đồng lao động; Kĩ năng giải quyết tranh chấp thương mại. Khoa luật Trường Đại học Vinh cũng đưa vào một số môn: Kĩ năng thực hành chuyên ngành luật và kĩ năng tư vấn pháp luật về kinh tế; Kĩ năng tư vấn về hợp đồng; Kỹ năng giải quyết tranh chấp về thương mại; kĩ năng giải quyết tranh chấp về lao động… Trường Đại học Kinh tế luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai giảng dạy môn Kĩ năng tư vấn và thực hành luật; Viện Đại học Mở Hà Nội cũng đã đưa vào chương trình đào tạo môn học Kĩ năng hành nghề luật…[12]
Như vậy, có thể nói ở các nước trên thế giới cũng như Việt Nam các cơ sở đào tạo luật đều rất quan tâm đào tạo kĩ năng cho học sinh, sinh viên và học viên nhằm tăng cường tính ứng dụng và khả năng tiếp cận thực tiễn nhanh hơn sau khi ra trường, phù hợp với xu thế đào tạo pháp luật giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cho xã hội.
2. Thực trạng đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật tại Trường Cao đẳng Luật miền Trung
Nhằm mục đích đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn, việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn kĩ năng đã và đang là vấn đề cấp thiết đối với các cơ sở đào tạo. Trong những năm qua, Trường Cao đẳng Luật miền Trung đã có những cố gắng nhất định trong việc tổ chức quản lý, đào tạo; xây dựng và hoàn thiện chương trình môn học, chương trình đào tạo; phương thức tổ chức đào tạo… nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực pháp luật cho xã hội. Vì thế, việc quan tâm về kĩ năng, nghiệp vụ và nhất là kĩ năng tư vấn pháp luật cho học sinh, sinh viên và học viên luôn được chú trọng. Do đó, cần có những đánh giá nghiêm túc, khách quan về thực trạng, chỉ rõ những bất cập, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình thực hiện làm tiền đề đưa ra các giải pháp đổi mới để phát triển, nâng cao chất lượng và hiệu quả.
2.1. Về vị trí và nội dung giảng dạy môn học kĩ năng tư vấn pháp luật
Môn học Kĩ năng tư vấn pháp luật cung cấp những kiến thức và kĩ năng cơ bản về tư vấn pháp luật, tạo nền tảng cho việc nghiên cứu các kĩ năng tư vấn pháp luật chuyên ngành; môn học này, bắt đầu được đưa vào chương trình đào tạo trung cấp hệ chính quy ngành Dịch vụ pháp lý từ năm 2017, áp dụng đầu tiên cho học sinh khóa 6 chính quy của Trường (Căn cứ Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ Trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
Về nội dung, môn học kĩ năng tư vấn pháp luật là môn học chuyên ngành bắt buộc trong chương trình đào tạo hệ trung cấp của Trường. Môn học này được thiết kể gồm 02 tín chỉ, chia thành 05 vấn đề. Cung cấp những kiến thức lí thuyết và thực hành về tư vấn pháp luật, trong đó có vấn đề chung (Khái quát về tư vấn pháp luật và kĩ năng tư vấn pháp luật) và các vấn đề cụ thể (kĩ năng tiếp xúc khách hàng và nhận yêu cầu tư vấn; kĩ năng nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấn đề pháp lý; kĩ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói và bằng văn bản; kĩ năng đại diện ngoài tố tụng)[13]. Thực tiễn giảng dạy cho thấy, môn học kĩ năng tư vấn pháp luật rất được các học sinh, sinh viên và học viên quan tâm và ý thức học tập. Để đảm bảo kiến thức cơ bản, trong thiết kế nội dung môn học, khoa Đào tạo nghiệp vụ phụ trách đã xây dựng một chương riêng để giới thiệu tổng quan kĩ năng chung, trước khi đi vào các vấn đề cụ thể. Thiết kế môn học như vậy tạo điều kiện cho tất cả các em học sinh, sinh viên và học viên đều có kiến thức chung về kĩ năng tư vấn pháp luật như khái niệm, đặc trưng cơ bản, vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật; biết được những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản và điều kiện để thực hiện của hoạt động tư vấn… trước khi học về các kĩ năng tư vấn pháp luật cụ thể.
2.2. Về đội ngũ giảng viên và phương pháp giảng dạy
Thời gian đầu Nhà trường chưa có giáo viên giảng về môn học này và phải mời giáo viên thỉnh giảng của Học viện tư pháp và Trường Đại học Luật Hà Nội. Từ khóa 7, kì học thứ hai năm 2017, Trường mới chủ động được giáo viên đảm nhận môn học này. Tuy nhiên, các giảng viên đảm nhận môn học này vẫn chưa đồng đều, hạn chế trong tiếp cận thực tiễn, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng hành nghề làm cho hiệu quả, chất lượng chưa cao.
Hình thức truyền thụ kiến thức cơ bản vẫn là giảng viên lên lớp để thuyết giảng; học sinh, sinh viên và học viên ngồi chăm chú nghe, ghi chép và về nhà hoặc lên Thư viện đọc tài liệu. Trong quá trình giảng, một số tiết thực hành, giảng viên có những bài tập tình huống cho học sinh, sinh viên và học viên đóng vai thực hiện và giảng viên nhận xét, góp ý hoàn thiện. Theo khảo sát của Phòng Đào tạo và Công tác học sinh, sinh viên; Bộ phận Đảm bảo chất lượng và Đoàn thanh niên thì các học sinh, sinh viên và học viên khóa 6, khóa 7 và khóa 8 đều rất quan tâm, hứng thú đối với môn học này. Mặc dù, môn học có 01 bài kiểm tra cá nhân tại lớp, 01 bài tập nhóm và 01 bài thi hết môn (theo hình thức thi viết), nhưng trong quá trình đó, giảng viên vẫn lồng ghép thêm những hình thức khác trong chia nhóm, chia phòng, đóng vai để học sinh, sinh viên phát huy được hết khả năng và đánh giá được toàn diện.
2.3. Về ứng dụng công nghệ và ngoại ngữ vào giảng dạy. Giảng viên của Trường ít ứng dụng công nghệ, sử dụng ngoại ngữ vào giảng dạy và tìm kiếm tài liệu. Vì thế, khó tiếp cận các tri thức tiến bộ của nhân loại và chất lượng chuyên môn của giảng viên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng do yêu cầu trong bối cảnh mới việc giảng dạy luật không chỉ là các kiến thức trong giáo án, bài giảng, giáo trình hay các kiến thức thực tiễn đơn thuần mà các bài giảng cần phải phong phú, đa dạng và chiều sâu hơn. Theo đó, giảng viên phải tìm kiếm các tài liệu trực tuyến, các bài viết, bài nghiên cứu đa chiều của công nghệ số, phần mềm mới (chủ yếu được viết bằng tiếng Anh) để sử dụng trong giảng dạy; cung cấp cho học sinh, sinh viên; kiểm tra và đánh giá.
2.4. Về giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập
Trường Cao đẳng Luật miền Trung chưa có giáo trình riêng cho môn học Kĩ năng tư vấn pháp luật. Giáo trình được Trường lựa chọn sử dụng là giáo trình “Kĩ năng tư vấn pháp luật” của Học viện tư pháp và giáo án, bài soạn giảng do giảng viên đảm nhận môn học soạn giảng[14]. Nhìn chung, các tài liệu của Trường chủ yếu nghiên cứu chuyên sâu về nội dung pháp luật, rất ít nguồn tài liệu phân tích về kĩ năng, kĩ năng tư vấn và kĩ năng giải quyết tình huống, kĩ năng giải quyết vấn đề. Ngoài ra, trình độ tin học, kỹ năng ứng dụng công nghệ, khả năng có được các thiết bị công nghệ kết nối internet (laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh…), ngoại ngữ của học sinh, sinh viên và học viên cũng không đồng đều. Vì thế, rất khó có thể ứng dụng công nghệ trong quá trình học tập, nghiên cứu. Năng lực ngoại ngữ nhất là tiếng Anh của học sinh, sinh viên và học viên cũng rất hạn chế khó ứng dụng, sử dụng công nghệ, tìm kiếm tài liệu trực tuyến, tài liệu mở, các bài viết, các bài nghiên cứu chuyên sâu.
2.5. Về vấn đề đi thực tế cơ sở của giảng viên. Cũng giống các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở quy định, Trường Cao đẳng Luật miền Trung xem việc đi thực tế là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên trong năm, nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù mục đích của việc đi thực tế là để củng cố kiến thức, tăng cường hiểu biết kiến thức thực tế và tăng tính thuyết phục khi giảng dạy cho học sinh, sinh viên và học viên, nhưng hiện nay đây vẫn là một hạn chế đối với giảng viên trong quá trình thực hiện. Các giảng viên vì các lí do khác nhau (về thời gian, công việc, sức khỏe…) đều rất ngại đi thực tế ở cơ sở và viết bài thu hoạch, báo cáo. Không nhiều giảng viên đi thực tế tích luỹ được kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn bằng hoạt động thực nghiệm, thực tế của chính mình. Vì thế, nhiều tiết học, giờ học thường hàn lâm, lý thuyết và nhiều khi giảng viên còn trả lời, hướng dẫn cho học sinh, sinh viên và học viên về một tình huống không sát với thực tế.
2.6. Về vấn đề đi thực tập của sinh viên, học viên. Thời gian đi thực tập của học sinh, sinh viên và học viên Trường Cao đẳng Luật miền Trung thường được thực hiện ngay tại Trung tâm tư vấn pháp luật của Trường. Mặc dù, chương trình đào tạo của Trường có thiết kế các khóa thực tập, thực tế tại các Công ty luật, Văn phòng luật, Văn phòng công chứng, Thừa phát lại... rất đa dạng, nhưng việc thực hiện lại rất khiêm tốn. Chính vì thế, tính hiệu quả là không cao, ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, kiến thức, kỹ năng thực tế của học sinh, sinh viên và học viên.
2.7. Về chương trình đào tạo. Việc xây dựng khung, chương trình đào tạo, chương trình môn học đều phải thực hiện theo đúng quy định và chưa có sự linh hoạt. Nhiều môn học cơ bản như Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; Tin học… trên thực tế có thể giảng dạy bằng hình thức trực tuyến với tài liệu vô cùng phong phú, đa dạng và miễn phí, nhưng học sinh, sinh viên và học viên vẫn phải lên lớp theo học. Các môn học khác, như: Cơ sở văn hoá, Xã hội học; Tâm lý học đại cương… không còn phù hợp trong đào tạo luật, nhưng vẫn đưa vào giảng dạy ảnh hưởng thời gian, ảnh hưởng đến khung chương trình và các môn chuyên ngành, nhất là các môn kĩ năng, nghiệp vụ. Các môn học nặng về cung cấp kiến thức có thể nghiên cứu từ tài liệu, như: Luật Dân sự, Luật hình sự; Luật Tố tụng dân sự; Luật tố tụng hình sự… còn chiếm tỉ lệ lớn về số môn và số tín chỉ trong chương trình đào tạo, trong khi đó các môn học về kĩ năng, nghiệp vụ lại chiếm tỉ lệ khiêm tốn[15]. Điều này ít nhiều làm giảm năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực Trường đào tạo sau khi ra trường so với các cơ sở đào tạo luật khác.
2.8. Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Mặc dù, Trường thường xuyên nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Tư pháp, lãnh đạo Nhà trường trong đầu tư cơ sở vật chất; nhưng nhìn chung các thiết bị, hệ thống máy tính có kết nối internet, cung cấp mạng wifi chưa đồng bộ và không ổn định. Tài liệu ở thư viện phần lớn là các sách, giáo trình, tạp chí, văn bản luật, báo cáo thực tập… chủ yếu tồn tại dưới dạng bản cứng nên rất nhanh lạc hậu, thậm chí bị trái với những thay đổi của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, các yếu tố khác như: không có thiết bị phù hợp, hệ thống quản trị chưa tốt, tài liệu chưa phong phú… dẫn tới các giảng viên, sinh viên và học viên vẫn chưa sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu này; trong khi yêu cầu kĩ năng tư vấn pháp luật lại cần nhiều những tài liệu về tình huống pháp lý, bản án, các quyết định, các loại hợp đồng mẫu và phải được cập nhật thường xuyên.
3. Một số vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện và nguyên nhân chủ yếu
Mặc dù môn học Kĩ năng tư vấn pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao kĩ năng giải quyết vấn đề và xử lí tình huống cho học sinh, sinh viên và học viên, nhưng có thể nhận thấy việc đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật trong quá trình thực hiện còn có nhiều vướng mắc, bất cập cần được sớm tháo gỡ.
Thứ nhất, về phạm vi và đối tượng được đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật tại trường còn bị giới hạn. Môn học này chỉ áp dụng đối với đối tượng trung cấp và cao đẳng chuyên ngành Dịch vụ pháp lý; còn đối tượng chuyên ngành Tư pháp cơ sở và chuyên ngành Pháp luật chưa được áp dụng. Vì thế, các đối tượng chuyên ngành Tư pháp cơ sở và Pháp luật không được trau dồi kĩ năng tư vấn pháp luật, kĩ năng xử lí tình huống và cũng rất mong muốn được trang bị các kĩ năng này. Đây là một bất cập của chương trình đào tạo ngành Tư pháp cơ sở và Pháp luật, cần thiết phải có sửa đổi, bổ sung.
Thứ hai, đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Kĩ năng tư vấn pháp luật của trường còn khiêm tốn và chưa đồng đều. Giảng viên giảng dạy chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong tư vấn pháp luật, kĩ năng tư vấn pháp luật, kĩ năng xử lí tình huống nên còn thiên về lí thuyết. Nội dung bài giảng chủ yếu phụ thuộc vào nghiên cứu và tích luỹ kinh nghiệm và mang nặng dấu ấn chủ quan của giảng viên dẫn đến chất lượng tiếp thu của học sinh, sinh viên và học viên không đồng đều, không toàn diện.
Thứ ba, việc ứng dụng ngoại ngữ, công nghệ vào giảng dạy của giảng viên còn khiêm tốn. Vì thế, những tri thức, phương pháp tiếp cận, sử dụng dữ liệu, khai thác dữ liệu trên mạng còn hạn chế ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả trong giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh, sinh viên và học viên.
Thứ tư, Trường hiện nay vẫn chưa có giáo trình giảng dạy môn học Kĩ năng tư vấn pháp luật, nguồn tài liệu khác cũng chưa phong phú, đa dạng dẫn tới hiệu quả chưa cao. Trong chương trình đào tạo của trường, các môn học kĩ năng, nghiệp vụ và các môn học kĩ năng chuyên ngành (kĩ năng tư vấn tranh chấp Dân sự, Thương mại, Lao động và Đất đai…) ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát huy khả năng của từng học sinh, sinh viên và học viên; đồng thời hạn chế trong việc giúp người học vận dụng kiến thức và tiếp cận tốt hơn với thực tiễn tư vấn trong từng lĩnh vực cụ thể.
Thứ năm, vấn đề đi thực tế của giảng viên vẫn còn nhiều bất cập. Không nhiều giảng viên chịu khó rèn luyện, chắt lọc để có được kiến thức thực tiễn bằng hoạt động thực nghiệm, thực tế của chính mình để có thể truyền đạt tốt nhất cho học sinh, sinh viên và học viên. Vì thế nhiều tiết học, giờ học thường hàn lâm, lý thuyết và nhiều khi giảng viên còn trả lời, hướng dẫn cho sinh viên, học viên về một tình huống chưa sát so với thực tế.
Thứ sáu, việc đi thực tập, thực tế của học sinh, sinh viên và học viên vẫn chưa hiệu quả. Chủ yếu được thực hiện tại Trung tâm tư vấn pháp luật của Trường nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, kĩ năng thực tế của học sinh, sinh viên và học viên.
Thứ bảy, quy định về xây dựng khung, chương trình đào tạo, chương trình môn học chưa có sự linh hoạt, nên chưa tạo điều kiện tối đa cho sự thay đổi. Do thời gian kiến nghiên cứu không nhiều (45 tiết), trong đó lí thuyết: 15 tiết, thực hành, thảo luận: 28 tiết và kiểm tra, đánh giá: 02 tiết[16]. Vì thế việc kiểm tra, đánh giá vẫn chưa phát huy được hết kiến thức và khả năng của học sinh, sinh viên và học viên. Các môn học như: Luật Dân sự, Luật hình sự; Luật Tố tụng dân sự; Luật tố tụng hình sự… còn chiếm tỉ lệ lớn về số môn và số tín chỉ trong chương trình đào tạo, trong khi đó các môn học về kĩ năng, nghiệp vụ rất quan trọng, thiết thực lại rất khiêm tốn.
Thứ tám, Thư viện của trường tài liệu chủ yếu là các sách, giáo trình, tạp chí, văn bản luật… chủ yếu tồn tại dưới dạng bản cứng, nên rất nhanh lạc hậu, thậm chí bị trái pháp luật hiện hành. Trong khi các bài viết, bài nghiên cứu tài liệu luật nước ngoài còn ít; các tài liệu được số hóa “tài liệu số”, “tài nguyên số”, “thư viện số” chưa được thiết lập.
4. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật tại Trường Cao đẳng Luật miền Trung
Thứ nhất, cần chuẩn hóa chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy môn Kỹ năng tư vấn pháp luật. Theo đó, trên cơ sở môn Kĩ năng tư vấn pháp luật, cần bổ sung thêm các môn kĩ năng khác theo từng lĩnh vực, như: kĩ năng tư vấn về Hợp đồng, Dân sự, Hôn nhân và Gia đình, Thương mại, Lao động và Đất đai… và các môn bổ trợ kiến thức cho môn Kĩ năng tư vấn pháp luật nhằm tiến tới cải thiện chất lượng môn học và phát huy hết khả năng của học sinh, sinh viên và học viên.
Thứ hai, cần đổi mới nguồn nhân lực và phương pháp giảng dạy kĩ năng tư vấn pháp luật. Do kinh nghiệm tư vấn pháp luật và giảng dạy kĩ năng tư vấn pháp luật của giảng viên Trường Cao đẳng Luật miền Trung không đồng đều, nên việc giảng dạy kĩ năng tư vấn pháp luật còn thiên về lí thuyết, khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tiễn của học sinh, sinh viên và học viên còn hạn chế, thiếu kĩ năng thực tế. Vì thế, cần tạo điều kiện cho giảng viên đi thực tế ở cơ sở nhiều hơn, đồng thời có thể mời những giảng viên thỉnh giảng, tư vấn viên ở các cơ sở đào tạo hoặc các tổ chức hành nghề khác, như: Công ty Luật, Văn phòng Luật; Văn phòng công chứng… Ngoài ra, Trường có thể liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp, các cơ sở thông qua các hình thức liên kết, kết nghĩa… để quá trình giảng dạy, thực tế, thực tập của học sinh, sinh viên và học viên có thể kết hợp giảng dạy, thực hành tại Phòng Tư vấn và mời những cán bộ, chuyên viên hành nghề luật (luật sư, tư vấn viên…) tham gia giảng dạy, hướng dẫn, góp ý, đánh giá, nhận xét… nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kĩ năng tư vấn pháp luật.
Thứ ba, cần nâng cao năng lực ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh và tiếng Anh pháp lý cho giảng viên và học sinh, sinh viên. Trong bối cảnh mới về không gian, phạm vi hoạt động của người làm việc cần khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh để đáp ứng trong việc tìm kiếm tài liệu quý, giảng dạy và thực hiện công việc sau khi được người sử dụng lao động tuyển dụng, sử dụng.
Thứ tư, cần hoàn thiện, cập nhật và bổ sung bài soạn giảng, giáo án tiến tới xây dựng giáo trình môn Kĩ năng tư vấn pháp luật của Trường. Đồng thời, xây dựng hồ sơ vụ việc thực tiễn, tình huống giả định kết hợp với việc tăng cường sử dụng phương pháp tình huống, phương pháp đóng vai… tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên và học viên rèn luyện kĩ năng, nghiệp vụ tư vấn. Bên cạnh bài soạn giảng và giáo trình Kĩ năng tư vấn pháp luật, Kĩ năng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp… những tài liệu khác, như Kĩ năng hành nghề luật sư tư vấn; Kĩ năng chuyên sâu của luật sư trong việc giải quyểt các vụ án dân sự, Sổ tay Thẩm phán,...[17]. Đây đều là những tài liệu tham khảo quan trọng cần giới thiệu trong quá trình giảng dạy, bổ sung về Thư viện của trường để học sinh, sinh viên và học viên nghiên cứu. Ngoài ra, giảng viên cần hỗ trợ, giới thiệu cho học sinh, sinh viên và học viên có thể tiếp cận những tình huống cụ thể trên thực tế trong thời gian làm việc ở Trung tâm tư vấn pháp luật Nhà trường, thời gian đi thực tập, thực tế… Điều này không chỉ giúp các học sinh, sinh viên và học viên vận dụng kiến thức đã tiếp thu từ môn học mà còn nâng cao kĩ năng tư vấn thực tế cần thiết.
Thứ năm, cần bổ sung các môn học Kỹ năng, nghiệp vụ khi xây dựng chương trình đào tạo. Bởi vì, giảng dạy không chỉ là việc của các cơ sở đào tạo, mà còn là của người sử dụng lao động là các Công ty, Văn phòng luật; Văn phòng công chứng; pháp chế cơ quan, Viện, Tòa án…[18] đều có thể tham gia vào quá trình đào tạo. Cần liên hệ các chuyên gia, luật sư, người làm thực tiễn tham gia giảng dạy, hỗ trợ đối với các môn học kĩ năng với mục đích tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu thực tiễn; đảm bảo điều kiện cho học sinh, sinh viên và học viên tương tác với thực tiễn; tăng tính hấp dẫn về kiến thức cho sinh viên, học viên đáp ứng yêu cầu công việc và gắn với nhu cầu xã hội[19]; đồng thời giảm áp lực cho Nhà trường về chi phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập, nghiên cứu. Yêu cầu mới, đào tạo hàn lâm trong lĩnh vực pháp lý cần gắn chặt chẽ với đào tạo trên thực tiễn chứ không phải là nghe mô tả[20]. Muốn vậy, Trường cần hợp tác chặt chẽ với các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực luật để xây dựng chương trình đào tạo.
Thứ sáu, cần phải bổ sung các môn học cung cấp tri thức về kỹ năng cho học sinh, sinh viên và học viên, như: Kĩ năng tư vấn về hợp đồng; Kỹ năng giải quyết tranh chấp về Thương mại; Kĩ năng giải quyết tranh chấp về Lao động, kĩ năng giải quyết tranh chấp về Đất đai… trong chương trình đào tạo cung cấp những tri thức quan trọng, nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động, hoạt động thực tiễn và nhu cầu xã hội.
Thứ bảy, cần chuyển dịch sang “thư viện số”, “tài liệu số”, đa dạng hóa nguồn tài liệu. Tài liệu không chỉ tập trung vào giáo trình, luật, bài viết, bài nghiên cứu, luận văn, luận án… mà cần cả các tình huống, các loại hợp đồng, các quyết định, các bản án, phán quyết, các cuốn “casebooks”… cần phải được liên tục cập nhật, bổ sung đầy đủ, toàn diện. Muốn vậy, chỉ có các “tài liệu số” dễ sử dụng, đáp ứng được yêu cầu và cần được tạo điều kiện vừa giảm tải mang vác nặng cho học sinh, sinh viên và học viên trong bối cảnh càng ngày càng cần nhiều tài liệu cho học tập, nghiên cứu; đồng thời, giảm chi phí tài chính mua tài liệu và các sách, giáo trình kiểu cũ đã trở nên lỗi thời[21].
KẾT LUẬN
Tăng cường đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật nói chung và kĩ năng tư vấn pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong đổi mới hoạt động giảng dạy tại Trường Cao đẳng Luật miền Trung để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo tại Trường để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu của xã hội. Từ thực trạng việc đào tạo kĩ năng tư vấn thông qua môn học Kĩ năng tư vấn pháp luật, người viết đã phân tích những kết quả thực hiện, những bất cập trong quá trình thực hiện, chỉ rõ những nguyên nhân cơ bản; từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện không chỉ có ý nghĩa đổi mới hoạt động đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật mà còn hữu ích đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo các môn kĩ năng tại Trường Cao đẳng Luật miền Trung.
Từ khóa: Đào tạo kĩ năng, tư vấn pháp luật, Cao đẳng Luật miền Trung
1. Đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật với vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Luật miền Trung
1.1. Kĩ năng tư vấn pháp luật
Kĩ năng (tên tiếng anh là Skill) là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thực hiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kĩ thuật, chuyên môn hoặc việc liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp… Không có khái niệm cụ thể, đồng nhất về kĩ năng. Tùy mỗi giai đoạn, khu vực và quan điểm của mỗi người có những định nghĩa khác nhau. Như vậy, có thể nói kĩ năng là việc một người nào đó vận dụng khả năng hay năng lực thực hiện một cách thuần thục hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết được tích lũy để thực hiện hành động gì đó nhằm tạo ra kết quả hay sản phẩm như mong muốn[1]. Thuật ngữ “kĩ năng” được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực với các khái niệm kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng cứng, kĩ năng mềm... Kĩ năng thông thường được chia làm hai loại: kĩ năng chung và kĩ năng cụ thể. Theo đó, kĩ năng chung, bao gồm kĩ năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng quản lí thời gian...; còn kĩ năng cụ thể là kĩ năng thực hiện một công việc nhất định, như: kĩ năng tư vấn pháp luật. Kĩ năng được hình thành từ hai “nguồn” chính, đó là quá trình tích luỹ kinh nghiệm làm việc của mỗi chủ thể và từ quá trình đào tạo kiến thức về kĩ năng trong các lĩnh vực khác nhau. Kinh nghiệm làm việc sẽ được hình thành trong quá trình làm việc của chủ thể là cá nhân và mỗi chủ thể khác nhau thì quá trình tích luỹ sẽ khác nhau, sản phẩm tạo ra cũng không giống nhau. Tuy nhiên, kinh nghiệm trực tiếp làm việc không phải là con đường duy nhất hình thành các kĩ năng cần thiết mà kiến thức về kĩ năng trong lĩnh vực chuyên ngành có thể được tích luỹ ngay trong quá trình đào tạo. Kinh nghiệm của người đã làm việc thực tiễn có thể được truyền dạy cho người khác thông qua hoạt động đào tạo và đây là con đường hình thành kĩ năng nhanh hơn, nhiều hơn và đỡ mất thời gian hơn. Vì thế, việc đào tạo kĩ năng ngày càng được quan tâm, chú trọng và ngày càng có nhiều môn học kĩ năng được giảng dạy trong chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng cũng như các khoá học ngắn hạn tại các Trung tâm, Văn phòng đào tạo[2].
1.2. Tầm quan trọng của đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo luật
Trong những năm gần đây, vấn đề đào tạo kĩ năng đã được nhiều cơ sở đào tạo luật trên cả nước quan tâm, vì mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhằm thực hiện mục tiêu này, Trường Cao đẳng Luật miền Trung xác định chuẩn đầu ra cho học sinh, sinh viên và học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo là phải có kiến thức về kĩ năng, có khả năng vận dụng một cách thuần thục, hiệu quả những kiến thức chuyên môn để giải quyết vụ việc, tình huống trong thực tiễn.
Các môn học về kĩ năng nói chung hay kĩ năng về tư vấn pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật. Bởi vì, các môn học này góp phần quan trọng tạo ra nguồn nhân lực có khả năng thích ứng nhanh hơn với yêu cầu của người sử dụng lao động sau khi ra trường. Thực tế, cùng với kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội được trang bị, khi được đào tạo thêm kĩ năng, thì nguồn nhân lực đó sẽ có khả năng tốt hơn trong các vị trí việc làm về thực hiện pháp luật, tư vấn pháp luật hoặc giảng dạy, tuyên truyền, phổ biến pháp luật... Bởi vì, mục đích và nội dung đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật đều hướng đến là: Tăng cường và phát triển hiệu quả khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn; tạo nhiều cơ hội “thực hành pháp luật” trong khuôn khổ giờ học cho người học; trang bị và nâng cao các kĩ năng, như: tìm kiếm, phân tích và đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến công việc của mình; phân tích các tình huống thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật và đưa ra giải pháp chuyên môn để giải quyết các tình huống đó; kĩ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề tương đối phức tạp thuộc lĩnh vực khoa học pháp lí; kĩ năng tư vấn thực hiện pháp luật; kĩ năng đàm phán và soạn thảo các văn bản có tính pháp lí phục vụ cho các công việc thuộc lĩnh vực pháp luật liên quan đến công việc được giao; kĩ năng liên tục tự cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ; kĩ năng lập kế hoạch công việc; kĩ năng giao tiếp, thuyết trình và bảo vệ quan điểm cùa mình; kĩ năng phối hợp với các đồng nghiệp...[3]
Nhận thức được tầm quan trọng đó, ở những nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đều quan tâm và chú trọng về đào tạo kĩ năng. Ở Mỹ, trong chương trình đào tạo ở các trường các sinh viên luật đều phải tham gia những khoá học về kĩ năng (Ví dụ tại Đại học Wisconsin – Madison, đại học Bufalo…), các khoá học kĩ năng luật sư, giúp sinh viên luật thực hành những giả định, vận dụng những kĩ năng cơ bản: tiếp xúc thương lượng, tư vấn, phản biện và giải quyết tình huống… Chương trình bao gồm những khoá học và thực hành viết và nghiên cứu luật, tranh tụng và không tranh tụng[4]. Kể cả những khóa học khác như: Tranh tụng, hoà giải, thương lượng, giao tiếp và thực hành luật cũng được trang bị với sự hỗ trợ từ những người mới tốt nghiệp[5]. Ở Pháp, tháng 12/2004 đã thực hiện một cuộc cải cáh lớn, để hành nghề các học viên phải hoàn thành khoá học kĩ năng kéo dài 18 tháng, trong đó 6 tháng đầu thực hiện ở Trung tâm, 06 tháng tiếp theo gửi tại trường đại học và 06 tháng cuối thực tập tại văn phòng luật sư nhằm nâng cao tính thực tiễn, giảm bớt số lượng giờ học lí thuyết và tăng khả năng thích nghi với các môi trường làm việc sau khi học xong. Ở Đức, là nước có truyền thống đào tạo nghề luật, luật sư khá lâu đời. Từ thế kỉ XIV các trường đại học tổng hợp đã được thành lập và rất coi trọng kĩ năng, trong đó giai đoạn 1 – đào tạo pháp luật ít nhất 3,5 năm tại trường đại học, giai đoạn 2 – đào tạo nghề ít nhất là 02 năm, giai đoạn này tập trung đào tạo kiến thức chuyên sâu và kĩ năng thực hành. Ở Nhật Bản việc đào tạo tư pháp được bắt đầu từ năm 1886, quá trình đào tạo Nhật bản rất coi trọng kĩ năng sau khi tốt nghiệp, vì thế nước này quy định 12 tháng cho việc rèn luyện, trau dồi kĩ năng này (03 tháng thực tập xét xử hình sự, 03 tháng thực tập kiểm sát, 03 tháng thực tập luật sư và 03 tháng thực tập xét xử dân sự)[6].
Bên cạnh những khoá học thực hành về kĩ năng, các tài liệu tham khảo có liên quan về đào tạo kĩ năng cũng rất phong phú, như: sách “Các kĩ năng thiết yếu của luật sư: Phỏng vấn, tư vấn, đàm phán và thuyết phục, phân tích sự kiện” (Essential Lawyering skills: Interviewing, counseling, negotiation, and persuasive fact analysis) của Stefen Krieger, Richard K. Neumann)[7]; sách “Kĩ năng luật sư trong giao dịch hợp đồng: Phỏng vấn khách hàng, tư vấn và đàm phán” (Transactional Lawyering skills: Client Interview, Counseling, and Negotiation của Richard K. Neumann)[8]; sách “Các kĩ năng cần thiểt ương soạn thảo hợp đồng” (Essential contract drafting skills) của Tiffany Kemp[9]... Như vậy, các cuốn sách không chỉ đưa ra những vấn đề cơ bản của hợp đồng, trình bày kĩ năng soạn thảo từng nội dung của hợp đồng mà còn tập trung vào cấu trúc của hợp đồng và kĩ năng sử dụng từ ngữ để đối tác hiểu và chấp nhận ràng buộc bởi hợp đồng đó; đồng thời chỉ rõ những yêu cầu, kĩ năng cần phải thực hiện trong quá trình gặp gỡ, đàm phán, giải quyết hợp đồng về các vấn đề cụ thể[10]
Ở Việt Nam, trong chương trình đào tạo thì các cơ sở đào tạo luật hiện nay cũng rất quan tâm và đưa vào rất nhiều môn kĩ năng để giảng dạy. Trường Đại học Luật Hà Nội có các môn: Kĩ năng chung về tư vấn pháp luật; Kĩ năng đàm phán soạn thảo hợp đồng; Kĩ năng tham gia giải quyết các vụ án dân sự; Kĩ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình; Kĩ năng tư vấn pháp luật trong một số lĩnh vực pháp luật, như: Thương mại, Lao động, Đất đai, Tài chính…[11] Trường Đại học Lao động Xã hội có các môn: Kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng; Kĩ năng nghề Luật; Kĩ năng giải quyết tranh chấp lao động và đình công; Kĩ năng tư vấn hợp đồng lao động; Kĩ năng giải quyết tranh chấp thương mại. Khoa luật Trường Đại học Vinh cũng đưa vào một số môn: Kĩ năng thực hành chuyên ngành luật và kĩ năng tư vấn pháp luật về kinh tế; Kĩ năng tư vấn về hợp đồng; Kỹ năng giải quyết tranh chấp về thương mại; kĩ năng giải quyết tranh chấp về lao động… Trường Đại học Kinh tế luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai giảng dạy môn Kĩ năng tư vấn và thực hành luật; Viện Đại học Mở Hà Nội cũng đã đưa vào chương trình đào tạo môn học Kĩ năng hành nghề luật…[12]
Như vậy, có thể nói ở các nước trên thế giới cũng như Việt Nam các cơ sở đào tạo luật đều rất quan tâm đào tạo kĩ năng cho học sinh, sinh viên và học viên nhằm tăng cường tính ứng dụng và khả năng tiếp cận thực tiễn nhanh hơn sau khi ra trường, phù hợp với xu thế đào tạo pháp luật giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cho xã hội.
2. Thực trạng đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật tại Trường Cao đẳng Luật miền Trung
Nhằm mục đích đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn, việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn kĩ năng đã và đang là vấn đề cấp thiết đối với các cơ sở đào tạo. Trong những năm qua, Trường Cao đẳng Luật miền Trung đã có những cố gắng nhất định trong việc tổ chức quản lý, đào tạo; xây dựng và hoàn thiện chương trình môn học, chương trình đào tạo; phương thức tổ chức đào tạo… nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực pháp luật cho xã hội. Vì thế, việc quan tâm về kĩ năng, nghiệp vụ và nhất là kĩ năng tư vấn pháp luật cho học sinh, sinh viên và học viên luôn được chú trọng. Do đó, cần có những đánh giá nghiêm túc, khách quan về thực trạng, chỉ rõ những bất cập, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình thực hiện làm tiền đề đưa ra các giải pháp đổi mới để phát triển, nâng cao chất lượng và hiệu quả.
2.1. Về vị trí và nội dung giảng dạy môn học kĩ năng tư vấn pháp luật
Môn học Kĩ năng tư vấn pháp luật cung cấp những kiến thức và kĩ năng cơ bản về tư vấn pháp luật, tạo nền tảng cho việc nghiên cứu các kĩ năng tư vấn pháp luật chuyên ngành; môn học này, bắt đầu được đưa vào chương trình đào tạo trung cấp hệ chính quy ngành Dịch vụ pháp lý từ năm 2017, áp dụng đầu tiên cho học sinh khóa 6 chính quy của Trường (Căn cứ Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ Trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
Về nội dung, môn học kĩ năng tư vấn pháp luật là môn học chuyên ngành bắt buộc trong chương trình đào tạo hệ trung cấp của Trường. Môn học này được thiết kể gồm 02 tín chỉ, chia thành 05 vấn đề. Cung cấp những kiến thức lí thuyết và thực hành về tư vấn pháp luật, trong đó có vấn đề chung (Khái quát về tư vấn pháp luật và kĩ năng tư vấn pháp luật) và các vấn đề cụ thể (kĩ năng tiếp xúc khách hàng và nhận yêu cầu tư vấn; kĩ năng nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấn đề pháp lý; kĩ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói và bằng văn bản; kĩ năng đại diện ngoài tố tụng)[13]. Thực tiễn giảng dạy cho thấy, môn học kĩ năng tư vấn pháp luật rất được các học sinh, sinh viên và học viên quan tâm và ý thức học tập. Để đảm bảo kiến thức cơ bản, trong thiết kế nội dung môn học, khoa Đào tạo nghiệp vụ phụ trách đã xây dựng một chương riêng để giới thiệu tổng quan kĩ năng chung, trước khi đi vào các vấn đề cụ thể. Thiết kế môn học như vậy tạo điều kiện cho tất cả các em học sinh, sinh viên và học viên đều có kiến thức chung về kĩ năng tư vấn pháp luật như khái niệm, đặc trưng cơ bản, vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật; biết được những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản và điều kiện để thực hiện của hoạt động tư vấn… trước khi học về các kĩ năng tư vấn pháp luật cụ thể.
2.2. Về đội ngũ giảng viên và phương pháp giảng dạy
Thời gian đầu Nhà trường chưa có giáo viên giảng về môn học này và phải mời giáo viên thỉnh giảng của Học viện tư pháp và Trường Đại học Luật Hà Nội. Từ khóa 7, kì học thứ hai năm 2017, Trường mới chủ động được giáo viên đảm nhận môn học này. Tuy nhiên, các giảng viên đảm nhận môn học này vẫn chưa đồng đều, hạn chế trong tiếp cận thực tiễn, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng hành nghề làm cho hiệu quả, chất lượng chưa cao.
Hình thức truyền thụ kiến thức cơ bản vẫn là giảng viên lên lớp để thuyết giảng; học sinh, sinh viên và học viên ngồi chăm chú nghe, ghi chép và về nhà hoặc lên Thư viện đọc tài liệu. Trong quá trình giảng, một số tiết thực hành, giảng viên có những bài tập tình huống cho học sinh, sinh viên và học viên đóng vai thực hiện và giảng viên nhận xét, góp ý hoàn thiện. Theo khảo sát của Phòng Đào tạo và Công tác học sinh, sinh viên; Bộ phận Đảm bảo chất lượng và Đoàn thanh niên thì các học sinh, sinh viên và học viên khóa 6, khóa 7 và khóa 8 đều rất quan tâm, hứng thú đối với môn học này. Mặc dù, môn học có 01 bài kiểm tra cá nhân tại lớp, 01 bài tập nhóm và 01 bài thi hết môn (theo hình thức thi viết), nhưng trong quá trình đó, giảng viên vẫn lồng ghép thêm những hình thức khác trong chia nhóm, chia phòng, đóng vai để học sinh, sinh viên phát huy được hết khả năng và đánh giá được toàn diện.
2.3. Về ứng dụng công nghệ và ngoại ngữ vào giảng dạy. Giảng viên của Trường ít ứng dụng công nghệ, sử dụng ngoại ngữ vào giảng dạy và tìm kiếm tài liệu. Vì thế, khó tiếp cận các tri thức tiến bộ của nhân loại và chất lượng chuyên môn của giảng viên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng do yêu cầu trong bối cảnh mới việc giảng dạy luật không chỉ là các kiến thức trong giáo án, bài giảng, giáo trình hay các kiến thức thực tiễn đơn thuần mà các bài giảng cần phải phong phú, đa dạng và chiều sâu hơn. Theo đó, giảng viên phải tìm kiếm các tài liệu trực tuyến, các bài viết, bài nghiên cứu đa chiều của công nghệ số, phần mềm mới (chủ yếu được viết bằng tiếng Anh) để sử dụng trong giảng dạy; cung cấp cho học sinh, sinh viên; kiểm tra và đánh giá.
2.4. Về giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập
Trường Cao đẳng Luật miền Trung chưa có giáo trình riêng cho môn học Kĩ năng tư vấn pháp luật. Giáo trình được Trường lựa chọn sử dụng là giáo trình “Kĩ năng tư vấn pháp luật” của Học viện tư pháp và giáo án, bài soạn giảng do giảng viên đảm nhận môn học soạn giảng[14]. Nhìn chung, các tài liệu của Trường chủ yếu nghiên cứu chuyên sâu về nội dung pháp luật, rất ít nguồn tài liệu phân tích về kĩ năng, kĩ năng tư vấn và kĩ năng giải quyết tình huống, kĩ năng giải quyết vấn đề. Ngoài ra, trình độ tin học, kỹ năng ứng dụng công nghệ, khả năng có được các thiết bị công nghệ kết nối internet (laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh…), ngoại ngữ của học sinh, sinh viên và học viên cũng không đồng đều. Vì thế, rất khó có thể ứng dụng công nghệ trong quá trình học tập, nghiên cứu. Năng lực ngoại ngữ nhất là tiếng Anh của học sinh, sinh viên và học viên cũng rất hạn chế khó ứng dụng, sử dụng công nghệ, tìm kiếm tài liệu trực tuyến, tài liệu mở, các bài viết, các bài nghiên cứu chuyên sâu.
2.5. Về vấn đề đi thực tế cơ sở của giảng viên. Cũng giống các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở quy định, Trường Cao đẳng Luật miền Trung xem việc đi thực tế là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên trong năm, nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù mục đích của việc đi thực tế là để củng cố kiến thức, tăng cường hiểu biết kiến thức thực tế và tăng tính thuyết phục khi giảng dạy cho học sinh, sinh viên và học viên, nhưng hiện nay đây vẫn là một hạn chế đối với giảng viên trong quá trình thực hiện. Các giảng viên vì các lí do khác nhau (về thời gian, công việc, sức khỏe…) đều rất ngại đi thực tế ở cơ sở và viết bài thu hoạch, báo cáo. Không nhiều giảng viên đi thực tế tích luỹ được kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn bằng hoạt động thực nghiệm, thực tế của chính mình. Vì thế, nhiều tiết học, giờ học thường hàn lâm, lý thuyết và nhiều khi giảng viên còn trả lời, hướng dẫn cho học sinh, sinh viên và học viên về một tình huống không sát với thực tế.
2.6. Về vấn đề đi thực tập của sinh viên, học viên. Thời gian đi thực tập của học sinh, sinh viên và học viên Trường Cao đẳng Luật miền Trung thường được thực hiện ngay tại Trung tâm tư vấn pháp luật của Trường. Mặc dù, chương trình đào tạo của Trường có thiết kế các khóa thực tập, thực tế tại các Công ty luật, Văn phòng luật, Văn phòng công chứng, Thừa phát lại... rất đa dạng, nhưng việc thực hiện lại rất khiêm tốn. Chính vì thế, tính hiệu quả là không cao, ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, kiến thức, kỹ năng thực tế của học sinh, sinh viên và học viên.
2.7. Về chương trình đào tạo. Việc xây dựng khung, chương trình đào tạo, chương trình môn học đều phải thực hiện theo đúng quy định và chưa có sự linh hoạt. Nhiều môn học cơ bản như Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; Tin học… trên thực tế có thể giảng dạy bằng hình thức trực tuyến với tài liệu vô cùng phong phú, đa dạng và miễn phí, nhưng học sinh, sinh viên và học viên vẫn phải lên lớp theo học. Các môn học khác, như: Cơ sở văn hoá, Xã hội học; Tâm lý học đại cương… không còn phù hợp trong đào tạo luật, nhưng vẫn đưa vào giảng dạy ảnh hưởng thời gian, ảnh hưởng đến khung chương trình và các môn chuyên ngành, nhất là các môn kĩ năng, nghiệp vụ. Các môn học nặng về cung cấp kiến thức có thể nghiên cứu từ tài liệu, như: Luật Dân sự, Luật hình sự; Luật Tố tụng dân sự; Luật tố tụng hình sự… còn chiếm tỉ lệ lớn về số môn và số tín chỉ trong chương trình đào tạo, trong khi đó các môn học về kĩ năng, nghiệp vụ lại chiếm tỉ lệ khiêm tốn[15]. Điều này ít nhiều làm giảm năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực Trường đào tạo sau khi ra trường so với các cơ sở đào tạo luật khác.
2.8. Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Mặc dù, Trường thường xuyên nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Tư pháp, lãnh đạo Nhà trường trong đầu tư cơ sở vật chất; nhưng nhìn chung các thiết bị, hệ thống máy tính có kết nối internet, cung cấp mạng wifi chưa đồng bộ và không ổn định. Tài liệu ở thư viện phần lớn là các sách, giáo trình, tạp chí, văn bản luật, báo cáo thực tập… chủ yếu tồn tại dưới dạng bản cứng nên rất nhanh lạc hậu, thậm chí bị trái với những thay đổi của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, các yếu tố khác như: không có thiết bị phù hợp, hệ thống quản trị chưa tốt, tài liệu chưa phong phú… dẫn tới các giảng viên, sinh viên và học viên vẫn chưa sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu này; trong khi yêu cầu kĩ năng tư vấn pháp luật lại cần nhiều những tài liệu về tình huống pháp lý, bản án, các quyết định, các loại hợp đồng mẫu và phải được cập nhật thường xuyên.
3. Một số vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện và nguyên nhân chủ yếu
Mặc dù môn học Kĩ năng tư vấn pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao kĩ năng giải quyết vấn đề và xử lí tình huống cho học sinh, sinh viên và học viên, nhưng có thể nhận thấy việc đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật trong quá trình thực hiện còn có nhiều vướng mắc, bất cập cần được sớm tháo gỡ.
Thứ nhất, về phạm vi và đối tượng được đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật tại trường còn bị giới hạn. Môn học này chỉ áp dụng đối với đối tượng trung cấp và cao đẳng chuyên ngành Dịch vụ pháp lý; còn đối tượng chuyên ngành Tư pháp cơ sở và chuyên ngành Pháp luật chưa được áp dụng. Vì thế, các đối tượng chuyên ngành Tư pháp cơ sở và Pháp luật không được trau dồi kĩ năng tư vấn pháp luật, kĩ năng xử lí tình huống và cũng rất mong muốn được trang bị các kĩ năng này. Đây là một bất cập của chương trình đào tạo ngành Tư pháp cơ sở và Pháp luật, cần thiết phải có sửa đổi, bổ sung.
Thứ hai, đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Kĩ năng tư vấn pháp luật của trường còn khiêm tốn và chưa đồng đều. Giảng viên giảng dạy chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong tư vấn pháp luật, kĩ năng tư vấn pháp luật, kĩ năng xử lí tình huống nên còn thiên về lí thuyết. Nội dung bài giảng chủ yếu phụ thuộc vào nghiên cứu và tích luỹ kinh nghiệm và mang nặng dấu ấn chủ quan của giảng viên dẫn đến chất lượng tiếp thu của học sinh, sinh viên và học viên không đồng đều, không toàn diện.
Thứ ba, việc ứng dụng ngoại ngữ, công nghệ vào giảng dạy của giảng viên còn khiêm tốn. Vì thế, những tri thức, phương pháp tiếp cận, sử dụng dữ liệu, khai thác dữ liệu trên mạng còn hạn chế ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả trong giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh, sinh viên và học viên.
Thứ tư, Trường hiện nay vẫn chưa có giáo trình giảng dạy môn học Kĩ năng tư vấn pháp luật, nguồn tài liệu khác cũng chưa phong phú, đa dạng dẫn tới hiệu quả chưa cao. Trong chương trình đào tạo của trường, các môn học kĩ năng, nghiệp vụ và các môn học kĩ năng chuyên ngành (kĩ năng tư vấn tranh chấp Dân sự, Thương mại, Lao động và Đất đai…) ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát huy khả năng của từng học sinh, sinh viên và học viên; đồng thời hạn chế trong việc giúp người học vận dụng kiến thức và tiếp cận tốt hơn với thực tiễn tư vấn trong từng lĩnh vực cụ thể.
Thứ năm, vấn đề đi thực tế của giảng viên vẫn còn nhiều bất cập. Không nhiều giảng viên chịu khó rèn luyện, chắt lọc để có được kiến thức thực tiễn bằng hoạt động thực nghiệm, thực tế của chính mình để có thể truyền đạt tốt nhất cho học sinh, sinh viên và học viên. Vì thế nhiều tiết học, giờ học thường hàn lâm, lý thuyết và nhiều khi giảng viên còn trả lời, hướng dẫn cho sinh viên, học viên về một tình huống chưa sát so với thực tế.
Thứ sáu, việc đi thực tập, thực tế của học sinh, sinh viên và học viên vẫn chưa hiệu quả. Chủ yếu được thực hiện tại Trung tâm tư vấn pháp luật của Trường nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, kĩ năng thực tế của học sinh, sinh viên và học viên.
Thứ bảy, quy định về xây dựng khung, chương trình đào tạo, chương trình môn học chưa có sự linh hoạt, nên chưa tạo điều kiện tối đa cho sự thay đổi. Do thời gian kiến nghiên cứu không nhiều (45 tiết), trong đó lí thuyết: 15 tiết, thực hành, thảo luận: 28 tiết và kiểm tra, đánh giá: 02 tiết[16]. Vì thế việc kiểm tra, đánh giá vẫn chưa phát huy được hết kiến thức và khả năng của học sinh, sinh viên và học viên. Các môn học như: Luật Dân sự, Luật hình sự; Luật Tố tụng dân sự; Luật tố tụng hình sự… còn chiếm tỉ lệ lớn về số môn và số tín chỉ trong chương trình đào tạo, trong khi đó các môn học về kĩ năng, nghiệp vụ rất quan trọng, thiết thực lại rất khiêm tốn.
Thứ tám, Thư viện của trường tài liệu chủ yếu là các sách, giáo trình, tạp chí, văn bản luật… chủ yếu tồn tại dưới dạng bản cứng, nên rất nhanh lạc hậu, thậm chí bị trái pháp luật hiện hành. Trong khi các bài viết, bài nghiên cứu tài liệu luật nước ngoài còn ít; các tài liệu được số hóa “tài liệu số”, “tài nguyên số”, “thư viện số” chưa được thiết lập.
4. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật tại Trường Cao đẳng Luật miền Trung
Thứ nhất, cần chuẩn hóa chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy môn Kỹ năng tư vấn pháp luật. Theo đó, trên cơ sở môn Kĩ năng tư vấn pháp luật, cần bổ sung thêm các môn kĩ năng khác theo từng lĩnh vực, như: kĩ năng tư vấn về Hợp đồng, Dân sự, Hôn nhân và Gia đình, Thương mại, Lao động và Đất đai… và các môn bổ trợ kiến thức cho môn Kĩ năng tư vấn pháp luật nhằm tiến tới cải thiện chất lượng môn học và phát huy hết khả năng của học sinh, sinh viên và học viên.
Thứ hai, cần đổi mới nguồn nhân lực và phương pháp giảng dạy kĩ năng tư vấn pháp luật. Do kinh nghiệm tư vấn pháp luật và giảng dạy kĩ năng tư vấn pháp luật của giảng viên Trường Cao đẳng Luật miền Trung không đồng đều, nên việc giảng dạy kĩ năng tư vấn pháp luật còn thiên về lí thuyết, khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tiễn của học sinh, sinh viên và học viên còn hạn chế, thiếu kĩ năng thực tế. Vì thế, cần tạo điều kiện cho giảng viên đi thực tế ở cơ sở nhiều hơn, đồng thời có thể mời những giảng viên thỉnh giảng, tư vấn viên ở các cơ sở đào tạo hoặc các tổ chức hành nghề khác, như: Công ty Luật, Văn phòng Luật; Văn phòng công chứng… Ngoài ra, Trường có thể liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp, các cơ sở thông qua các hình thức liên kết, kết nghĩa… để quá trình giảng dạy, thực tế, thực tập của học sinh, sinh viên và học viên có thể kết hợp giảng dạy, thực hành tại Phòng Tư vấn và mời những cán bộ, chuyên viên hành nghề luật (luật sư, tư vấn viên…) tham gia giảng dạy, hướng dẫn, góp ý, đánh giá, nhận xét… nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kĩ năng tư vấn pháp luật.
Thứ ba, cần nâng cao năng lực ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh và tiếng Anh pháp lý cho giảng viên và học sinh, sinh viên. Trong bối cảnh mới về không gian, phạm vi hoạt động của người làm việc cần khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh để đáp ứng trong việc tìm kiếm tài liệu quý, giảng dạy và thực hiện công việc sau khi được người sử dụng lao động tuyển dụng, sử dụng.
Thứ tư, cần hoàn thiện, cập nhật và bổ sung bài soạn giảng, giáo án tiến tới xây dựng giáo trình môn Kĩ năng tư vấn pháp luật của Trường. Đồng thời, xây dựng hồ sơ vụ việc thực tiễn, tình huống giả định kết hợp với việc tăng cường sử dụng phương pháp tình huống, phương pháp đóng vai… tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên và học viên rèn luyện kĩ năng, nghiệp vụ tư vấn. Bên cạnh bài soạn giảng và giáo trình Kĩ năng tư vấn pháp luật, Kĩ năng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp… những tài liệu khác, như Kĩ năng hành nghề luật sư tư vấn; Kĩ năng chuyên sâu của luật sư trong việc giải quyểt các vụ án dân sự, Sổ tay Thẩm phán,...[17]. Đây đều là những tài liệu tham khảo quan trọng cần giới thiệu trong quá trình giảng dạy, bổ sung về Thư viện của trường để học sinh, sinh viên và học viên nghiên cứu. Ngoài ra, giảng viên cần hỗ trợ, giới thiệu cho học sinh, sinh viên và học viên có thể tiếp cận những tình huống cụ thể trên thực tế trong thời gian làm việc ở Trung tâm tư vấn pháp luật Nhà trường, thời gian đi thực tập, thực tế… Điều này không chỉ giúp các học sinh, sinh viên và học viên vận dụng kiến thức đã tiếp thu từ môn học mà còn nâng cao kĩ năng tư vấn thực tế cần thiết.
Thứ năm, cần bổ sung các môn học Kỹ năng, nghiệp vụ khi xây dựng chương trình đào tạo. Bởi vì, giảng dạy không chỉ là việc của các cơ sở đào tạo, mà còn là của người sử dụng lao động là các Công ty, Văn phòng luật; Văn phòng công chứng; pháp chế cơ quan, Viện, Tòa án…[18] đều có thể tham gia vào quá trình đào tạo. Cần liên hệ các chuyên gia, luật sư, người làm thực tiễn tham gia giảng dạy, hỗ trợ đối với các môn học kĩ năng với mục đích tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu thực tiễn; đảm bảo điều kiện cho học sinh, sinh viên và học viên tương tác với thực tiễn; tăng tính hấp dẫn về kiến thức cho sinh viên, học viên đáp ứng yêu cầu công việc và gắn với nhu cầu xã hội[19]; đồng thời giảm áp lực cho Nhà trường về chi phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập, nghiên cứu. Yêu cầu mới, đào tạo hàn lâm trong lĩnh vực pháp lý cần gắn chặt chẽ với đào tạo trên thực tiễn chứ không phải là nghe mô tả[20]. Muốn vậy, Trường cần hợp tác chặt chẽ với các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực luật để xây dựng chương trình đào tạo.
Thứ sáu, cần phải bổ sung các môn học cung cấp tri thức về kỹ năng cho học sinh, sinh viên và học viên, như: Kĩ năng tư vấn về hợp đồng; Kỹ năng giải quyết tranh chấp về Thương mại; Kĩ năng giải quyết tranh chấp về Lao động, kĩ năng giải quyết tranh chấp về Đất đai… trong chương trình đào tạo cung cấp những tri thức quan trọng, nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động, hoạt động thực tiễn và nhu cầu xã hội.
Thứ bảy, cần chuyển dịch sang “thư viện số”, “tài liệu số”, đa dạng hóa nguồn tài liệu. Tài liệu không chỉ tập trung vào giáo trình, luật, bài viết, bài nghiên cứu, luận văn, luận án… mà cần cả các tình huống, các loại hợp đồng, các quyết định, các bản án, phán quyết, các cuốn “casebooks”… cần phải được liên tục cập nhật, bổ sung đầy đủ, toàn diện. Muốn vậy, chỉ có các “tài liệu số” dễ sử dụng, đáp ứng được yêu cầu và cần được tạo điều kiện vừa giảm tải mang vác nặng cho học sinh, sinh viên và học viên trong bối cảnh càng ngày càng cần nhiều tài liệu cho học tập, nghiên cứu; đồng thời, giảm chi phí tài chính mua tài liệu và các sách, giáo trình kiểu cũ đã trở nên lỗi thời[21].
KẾT LUẬN
Tăng cường đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật nói chung và kĩ năng tư vấn pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong đổi mới hoạt động giảng dạy tại Trường Cao đẳng Luật miền Trung để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo tại Trường để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu của xã hội. Từ thực trạng việc đào tạo kĩ năng tư vấn thông qua môn học Kĩ năng tư vấn pháp luật, người viết đã phân tích những kết quả thực hiện, những bất cập trong quá trình thực hiện, chỉ rõ những nguyên nhân cơ bản; từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện không chỉ có ý nghĩa đổi mới hoạt động đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật mà còn hữu ích đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo các môn kĩ năng tại Trường Cao đẳng Luật miền Trung.
*TS Lê Văn Đức – Khoa Đào tạo cơ sở Trường Cao đẳng Luật miền Trung;
[1] Http://www Kỹ năng – Wikipedia tiếng Việt
[1] Http://www Kỹ năng – Wikipedia tiếng Việt
[2] Đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại tại Trường Đại học Luật Hà Nội, tạp chí Luật học số 09/2018.
[3] Đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại tại Trường Đại học Luật Hà Nội, tạp chí Luật học số 09/2018;
[4] Http://www.law.buffalo.edu/academics/jd/lawr.html. Thông tin giới thiệu đăng tải trên website của Trường Đại học Bufalo;
[5] Http://www.law.wisc.edu/academics/lawskills. Thông tin giới thiệu đăng tải trên website của Trường Đại học Wisconsin – Madison.
[6] Https://law.wisc.edu/academics/lawskills - đào tạo nghề luật trên thế giới;
[7] Stefen Krieger and Richard K. Neumann, Essential Lawyering skills: Interviewing, counseling, negotiation and persuasive fact analysis, Wolters Kluwer Law & Business publishing, 5th edition, 2015;
[8] Richard K. Neumann, Transactional Lawyering skills: Client Interview, Counseling, and Negotiation, Wolters Kluwer Law & Business publishing, 2013;
[9] Tiffany Kemp, Essential contract drafting skills, CreateSpace Independent Publishing Platforn, 2013);
[10] Http://www.law.buffalo.edu/academics/jd/lawr.html;
[11] Đề cương môn học kĩ năng chung về tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại, đất đai, tài chính, pháp luật thuế, hợp đồng lao động của Trường Đại học Luật Hà Nội.
[12] Đào tạo kĩ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại tại Trường Đại học Luật Hà Nội, tạp chí Luật học số 09/2018).
[13] Giáo án môn học Kĩ năng tư vấn pháp luật Trường Cao đẳng Luật miền Trung.
[14] Bài soạn giảng môn Kĩ năng tư vấn pháp luật Trường cao đẳng luật miền Trung.
[15] Chương trình môn học Kĩ năng tư vấn pháp luật, Trường Cao đẳng Luật miền Trung.
[16] Đề cương và Giáo án môn học Kĩ năng tư vấn pháp luật Trường Cao đẳng Luật miền Trung.
[17] Giáo trình Kĩ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài toà án của Luật sư, Nguyễn Thị Vân Anh, học viện Tư pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2018.
[18] Kĩ năng tư vấn pháp luật của Luật sư trong giải quyết tranh chấp ly hôn, Nguyễn Thị An Na, Lê Thị Nhàn, số chuyên đề tr. 16-23 Hà Nội, 2019;
[19] Theo Edward Rubin, “Chính sách lấy người học làm trung tâm”, Legal Education in the Digital age (2012). Edited by Edward Rubin. Cambridge University Press. P.13, p. 204;
[20] Legal Education in the Digital age (2012). Edited by Edward Rubin. Cambridge University Press. P.13, p. 204.
[21] Legal Education in the Digital age (2012). Edited by Edward Rubin. Cambridge University Press. P.13, p. 200.