Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới - Cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam
- Thứ năm - 13/12/2018 14:17
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sau hơn 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hiện nay Việt Nam đang tham gia một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA). Những FTA này đang đặt Việt Nam trước một sân chơi kinh tế mới với những thay đổi mang tính chiến lược nhằm nâng cao khả năng hợp tác kinh tế, tháo dỡ những rào cản thuế quan trước đây từng cản trở quá trình giao thương giữa các quốc gia với nhau. Song, từ đó cũng có nhiều khó khăn, thách thức chúng ta cần phải nỗ lực vượt qua.
1. Tổng quan tình hình đàm phán FTA của Việt Nam
1.1. FTA là gì?
Theo quan điểm truyền thống, FTA là hiệp định hợp tác kinh tế được ký kết giữa ít nhất hai nước, nhằm cắt giảm các hàng rào thương mại, đồng thời thúc đẩy thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các nước này với nhau. Một trong các đặc điểm quan trọng của FTA “truyền thống” là các thành viên của FTA không có biểu thuế quan chung trong quan hệ thương mại với các nước bên ngoài FTA. Các FTA điển hình theo khái niệm này là: FTA ASEAN (AFTA); FTA Trung Âu (CEFTA).
Thuật ngữ “thế hệ mới” hoàn toàn mang tính tương đối, được sử dụng để nói về các FTA có phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa, như: FTA Việt Nam-EU (EVFTA); Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (T-TIP); các hiệp định thành lập EU; FTA Bắc Mỹ (NAFTA); Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); các FTA ASEAN+1; FTA Australia-Hoa Kỳ (AUSFTA).
Như vậy, nếu so sánh với các hiệp định của WTO, thì các FTA “thế hệ mới” chính là các hiệp định “WTO cộng”, với những nội dung trước đây từng bị từ chối, thì nay lại cần thiết phải chấp nhận, bởi bối cảnh thương mại quốc tế đã thay đổi.
1.2. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi sâu sắc. Đảng ta đã đưa ra chủ trương tranh thủ những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với các nước khác”.
Tới Đại hội lần thứ VII (năm 1991), Đảng ta đề ra phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, đánh dấu cột mốc quan trọng khởi đầu của Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ mới, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại song phương và đa phương sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), với mục tiêu: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới”, Nghị quyết của Đảng đã đề cập đến việc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mục tiêu phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước, tiếp tục đánh dấu một bước chuyển biến cơ bản trong nhận thức về nhu cầu cần tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội IX (2001) của Đảng nhấn mạnh việc “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Nhận thức được tầm quan trọng của hợp tác kinh tế quốc tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “về hội nhập kinh tế quốc tế”. Tại Đại hội X (2006), Đảng ta đã nhấn mạnh chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác”. Giai đoạn này cũng đánh dấu một trong những sự kiển nổi bật về hợp tác kinh tế quốc tế khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1/2007.
Tại Đại hội lần thứ XI (2011), Đảng đã đề ra đường lối đối ngoại của đất nước trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủ trương rất quan trọng là “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Để cụ thể hóa chủ trương này, ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, trong đó tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế quốc tế của đất nước đã chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn hội nhập toàn diện trên các mặt: Kinh tế; chính trị, khoa học công nghệ và giáo dục, đào tạo...
Mới đây nhất, ngày 5/11/2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Nghị quyết 06-NQ/TW xác định hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; Hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức là lực lượng đi đầu...
Từ khi nước ta chính thức trở thành thành viên của WTO đến nay, tiến trình chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng, đạt được nhiều kết quả, khá toàn diện trên các lĩnh vực.Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực quan trọng khác; tạo thêm nhiều việc làm. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam có bước trưởng thành đáng kể. Hội nhập kinh tế quốc tế cùng với nỗ lực cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đang từng bước đưa Việt Nam khẳng định được vị thế trên trường quốc tế và trong mắt các nhà đầu tư. Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018 do Ngân hàng Thế giới công bố dự báo Việt Nam đứng thứ 68/190 nền kinh tế, tăng 14 bậc so với năm 2017 (82/190 nền kinh tế). Việt Nam cũng đã tích cực, chủ động tham gia các tổ chức kinh tế - tài chính và các hiệp định thương mại.
Tính đến nay, Việt Nam đang có 17 FTA[i], cụ thể:
- 10 FTA đã ký và có hiệu lực: Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA); 5 FTA ASEAN +1 (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand; 4 FTA song phương giữa Việt Nam với Nhật Bản (VJEPA), với Hàn Quốc (KVFTA), với Chile (VCFTA) với Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEUFTA).
- 3 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực: TPP và CPTPP; FTA Asean - Hồng Kong.
- 1 FTA đã kết thúc đàm phán chưa ký: Việt Nam - EU (EVFTA)
- 3 FTA đang đàm phán: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEPT); Việt Nam - Khối EFTA (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein); Việt Nam – Israel.
Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục nghiên cứu đàm phán FTA với Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Mỹ.
Việc thực thi các FTA nói trên đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất toàn cầu, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ tri thức, kinh nghiệm quản lý, tạo thêm nhiều việc làm…
2. Tác động của FTA tới Việt Nam
2.1. Thuận lợi
- Xuất khẩu
Thứ nhất, cơ hội mở rộng thị trường. Việc Việt Nam tham gia đàm phán TPP thể hiện nỗ lực và quyết tâm mạnh mẽ nhằm tiếp tục củng cố vị thế ở các thị trường truyền thống và tiếp cận các thị trường mới để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu.
Thứ hai, cơ hội đối với một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Việc Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường lớn với mức thuế suất 0-5% sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lớn và triển vọng sáng sủa cho nhiều ngành hàng, đặc biệt là dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ
- Thu hút đầu tư nước ngoài
Việt Nam cơ hội lớn để tạo dựng một môi trường đầu tư thuận lợi hơn, thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các nước đối tác, đặc biệt vào các lĩnh vực dịch vụ mà hiện Việt Nam rất cần nâng cấp như bảo hiểm, tài chính, viễn thông, vận tải.
Rõ ràng, với FTA chúng ta sẽ tăng tốc mở cửa với thế giới, tạo lập một nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó - cơ sở để xây dựng một nền kinh tế có sức cạnh tranh. Việt Nam sẽ được chơi trên một sân chơi đẳng cấp - sân chơi của các “đại gia” kinh tế, sẽ có thêm nhiều cơ hội để kết nối sâu hơn với kinh tế toàn cầu và có cơ hội phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn.
- Cải cách thủ tục hành chính, môi trường pháp lý kinh doanh
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật giúp các thành viên cải thiện môi trường pháp lý và kinh doanh, cụ thể:
+ Bảo vệ nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khỏi sự can thiệp trái pháp luật;
+ Tạo “sân chơi” công bằng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
+ Thuận lợi hóa các thủ tục hải quan;
+ Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong kinh doanh;
+ Thuận lợi hóa việc công nhận các tiêu chuẩn sản phẩm;
+ Minh bạch hóa hoạt động các cơ quan nhà nước.
Các FTA đòi hỏi các thành viên phải thực hiện rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật của nước mình, trước hết là các lĩnh vực thương mại, đầu tư, cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, lao động, đấu thầu, thương mại điện tử, môi trường, giải quyết tranh chấp.
2.2. Khó khăn
Khó khăn lớn nhất do các FTA mang lại chính là tăng sức ép cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế quốc gia, khu vực và toàn cầu. Về mặt xã hội, cạnh tranh tăng lên khi tham gia FTA có thể làm một số doanh nghiệp ở các nước đang phát triển, trước hết là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động.
Các FTA đòi hỏi các thành viên phải thực hiện rà soát toàn bộ hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, văn hóa của nước mình, để thực hiện minh bạch chính sách; cải cách hành chính; cải cách tư pháp; xử lý mối quan hệ giữa thương mại quốc tế với những vấn đề vốn được coi là “phi thương mại” - “các giá trị xã hội”, như: thương mại và quyền con người, bảo vệ người lao động trong thương mại quốc tế, thương mại và môi trường, thương mại và văn hóa, thương mại và an ninh, bảo đảm an toàn thực phẩm, thương mại, phát triển bền vững và quản trị tốt; quyền của nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, minh bạch chính sách, quyền tự do Internet, … theo hướng chuyển từ “đối thoại giữa những người khiếm thính” sang thỏa hiệp đàm phán.
3. Nhận diện cơ hội, thách thức từ CPTPP
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do được đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. TPP được chính thức ký ngày 4/2/2016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018. Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP, khiến TPP không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu.
Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ). CPTPP sẽ có hiệu lực nếu ít nhất 6 nước phê chuẩn hiệp định này.
CPTPP giữ nguyên gần như toàn bộ các cam kết của TPP ngoại trừ:
- Các cam kết của Hoa Kỳ hoặc với Hoa Kỳ;
- 22 điểm tạm hoãn (có Danh mục chi tiết);
- Một số sửa đổi trong các Thư song phương giữa các Bên của CPTPP.[ii]
Việt Nam là quốc gia thứ 7 thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sau New Zealand, Canada, Australia, Nhật Bản, Mexico và Singapore.[iii]
CPTPP là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, có tác động rất lớn tới hầu hết các lĩnh vực, đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chỉ tính riêng về hoạt động nhập khẩu, ngay sau khi CPTPP có hiệu lực, hầu hết hàng hóa từ 10 thị trường thành viên nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế nhập khẩu 0%, ngược lại hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào 10 thị trường đối tác cũng được hưởng thuế suất này.
Việt Nam quyết tâm tiếp tục đổi mới và hội nhập, ủng hộ thương mại và đầu tư tự do dựa trên luật lệ và theo tiêu chuẩn cao. CPTPP đem lại nhiều lợi ích lớn về chiến lược và kinh tế cho các thành viên, trong đó có Việt Nam.
Hiệp định này sẽ tạo động lực để Việt Nam tăng cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh. Nó cũng mở rộng không gian liên kết kinh tế và phát triển, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất toàn cầu.
Dù vậy, là FTA thế hệ mới đầu tiên được thực hiện, CPTPP cũng tạo ra nhiều thách thức cho Việt Nam. Lớn nhất là áp lực cạnh tranh trong nước, khả năng tổn thương trước các biến động của bên ngoài, các vấn đề xã hội như bất bình đẳng, chênh lệch khoảng cách phát triển, mất việc làm. Cụ thể:
Thứ nhất, thách thức về kinh tế. Về thương mại hàng hóa, do Việt Nam đã có FTA với 7 trên 10 nước thành viên Hiệp định CPTPP nên sức ép cạnh tranh tăng thêm do mở cửa thị trường chỉ đến từ 3 nước là Canada, Mexico và Peru. Tuy nhiên, thực tiễn thương mại song phương với 3 nước này cho thấy sức ép sẽ không lớn bởi cơ cấu xuất nhập khẩu của những nước này có tính bổ sung hơn là cạnh tranh với cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam và hiện Việt Nam đang xuất siêu sang cả 3 nước này. Về thương mại đầu tư, một số ngành như dịch vụ quảng cáo, dịch vụ logistics… có thể đối mặt với thách thức về cạnh tranh. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội trong việc giảm thiểu chi phí kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp trong nước nói chung.
Thứ hai, thách thức về hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế. Để thực thi cam kết trong CPTPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động.
Thứ ba, thách thức về xã hội. Cạnh tranh tăng lên khi tham gia CPTPP có thể làm cho một số DN lâm vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Tuy nhiên, do cơ cấu xuất nhập khẩu của phần lớn các nền kinh tế trong CPTPP không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, nên ngoại trừ một số ít sản phẩm nông nghiệp, dự kiến tác động này là có tính cục bộ, quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn.
Thứ tư, thách thức về thu ngân sách. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ làm giảm thu ngân sách, tuy nhiên sẽ không tác động đột ngột do trong CPTPP có đến 7/10 nước đã có FTA với Việt Nam; chỉ còn 3 nước là Canada, Mexico và Peru là chưa có FTA với Việt Nam nhưng thương mại hiện còn khiêm tốn.
Thứ năm, thách thức trong lĩnh vực lao động. Thách thức ở đây liên quan đến việc sửa đổi luật pháp về quyền thành lập tổ chức của người lao động tại DN và sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo hoạt động của các tổ chức này tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam, phù hợp với nguyên tắc "tuân thủ pháp luật của nước sở tại" đã nêu trong Công ước 87 của Tổ chức Lao động Thế giới, đồng thời giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Thứ sáu, thách thức trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin. Việt Nam đã ký thư song phương với các thành viên CPTPP về các nghĩa vụ Tự do lưu chuyển thông tin và Yêu cầu đặt máy chủ tại nước sở tại trong 2 điều khoản thuộc Chương Thương mại điện tử. Thư song phương này có giá trị hạn chế khả năng Việt Nam bị khiếu kiện trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực… Trong và sau lộ trình 5 năm, Việt Nam cần xây dựng kế hoạch, biện pháp thực thi các nghĩa vụ của Hiệp định CPTPP, Luật An ninh mạng và một số văn bản pháp luật khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc lưu chuyển thông tin và đặt máy chủ tại Việt Nam nhằm vừa bảo đảm an ninh quốc gia nhưng cũng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thương mại số trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy kinh tế số.[iv]
Theo các chuyên gia kinh tế, việc tham gia CPTPP thể hiện mạnh mẽ chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước, khẳng định vai trò và vị thế chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Việc thành công khi tham gia CPTPP ra sao phụ thuộc vào sự chuẩn bị kỹ càng của các cơ quan quản lý cùng với sự chủ động của từng doanh nghiệp.
1.1. FTA là gì?
Theo quan điểm truyền thống, FTA là hiệp định hợp tác kinh tế được ký kết giữa ít nhất hai nước, nhằm cắt giảm các hàng rào thương mại, đồng thời thúc đẩy thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các nước này với nhau. Một trong các đặc điểm quan trọng của FTA “truyền thống” là các thành viên của FTA không có biểu thuế quan chung trong quan hệ thương mại với các nước bên ngoài FTA. Các FTA điển hình theo khái niệm này là: FTA ASEAN (AFTA); FTA Trung Âu (CEFTA).
Thuật ngữ “thế hệ mới” hoàn toàn mang tính tương đối, được sử dụng để nói về các FTA có phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa, như: FTA Việt Nam-EU (EVFTA); Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (T-TIP); các hiệp định thành lập EU; FTA Bắc Mỹ (NAFTA); Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); các FTA ASEAN+1; FTA Australia-Hoa Kỳ (AUSFTA).
Như vậy, nếu so sánh với các hiệp định của WTO, thì các FTA “thế hệ mới” chính là các hiệp định “WTO cộng”, với những nội dung trước đây từng bị từ chối, thì nay lại cần thiết phải chấp nhận, bởi bối cảnh thương mại quốc tế đã thay đổi.
1.2. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi sâu sắc. Đảng ta đã đưa ra chủ trương tranh thủ những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với các nước khác”.
Tới Đại hội lần thứ VII (năm 1991), Đảng ta đề ra phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, đánh dấu cột mốc quan trọng khởi đầu của Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ mới, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại song phương và đa phương sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), với mục tiêu: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới”, Nghị quyết của Đảng đã đề cập đến việc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mục tiêu phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước, tiếp tục đánh dấu một bước chuyển biến cơ bản trong nhận thức về nhu cầu cần tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội IX (2001) của Đảng nhấn mạnh việc “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Nhận thức được tầm quan trọng của hợp tác kinh tế quốc tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “về hội nhập kinh tế quốc tế”. Tại Đại hội X (2006), Đảng ta đã nhấn mạnh chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác”. Giai đoạn này cũng đánh dấu một trong những sự kiển nổi bật về hợp tác kinh tế quốc tế khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1/2007.
Tại Đại hội lần thứ XI (2011), Đảng đã đề ra đường lối đối ngoại của đất nước trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủ trương rất quan trọng là “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Để cụ thể hóa chủ trương này, ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, trong đó tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế quốc tế của đất nước đã chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn hội nhập toàn diện trên các mặt: Kinh tế; chính trị, khoa học công nghệ và giáo dục, đào tạo...
Mới đây nhất, ngày 5/11/2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Nghị quyết 06-NQ/TW xác định hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; Hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức là lực lượng đi đầu...
Từ khi nước ta chính thức trở thành thành viên của WTO đến nay, tiến trình chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng, đạt được nhiều kết quả, khá toàn diện trên các lĩnh vực.Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực quan trọng khác; tạo thêm nhiều việc làm. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam có bước trưởng thành đáng kể. Hội nhập kinh tế quốc tế cùng với nỗ lực cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đang từng bước đưa Việt Nam khẳng định được vị thế trên trường quốc tế và trong mắt các nhà đầu tư. Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018 do Ngân hàng Thế giới công bố dự báo Việt Nam đứng thứ 68/190 nền kinh tế, tăng 14 bậc so với năm 2017 (82/190 nền kinh tế). Việt Nam cũng đã tích cực, chủ động tham gia các tổ chức kinh tế - tài chính và các hiệp định thương mại.
Tính đến nay, Việt Nam đang có 17 FTA[i], cụ thể:
- 10 FTA đã ký và có hiệu lực: Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA); 5 FTA ASEAN +1 (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand; 4 FTA song phương giữa Việt Nam với Nhật Bản (VJEPA), với Hàn Quốc (KVFTA), với Chile (VCFTA) với Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEUFTA).
- 3 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực: TPP và CPTPP; FTA Asean - Hồng Kong.
- 1 FTA đã kết thúc đàm phán chưa ký: Việt Nam - EU (EVFTA)
- 3 FTA đang đàm phán: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEPT); Việt Nam - Khối EFTA (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein); Việt Nam – Israel.
Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục nghiên cứu đàm phán FTA với Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Mỹ.
Việc thực thi các FTA nói trên đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất toàn cầu, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ tri thức, kinh nghiệm quản lý, tạo thêm nhiều việc làm…
2. Tác động của FTA tới Việt Nam
2.1. Thuận lợi
- Xuất khẩu
Thứ nhất, cơ hội mở rộng thị trường. Việc Việt Nam tham gia đàm phán TPP thể hiện nỗ lực và quyết tâm mạnh mẽ nhằm tiếp tục củng cố vị thế ở các thị trường truyền thống và tiếp cận các thị trường mới để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu.
Thứ hai, cơ hội đối với một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Việc Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường lớn với mức thuế suất 0-5% sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lớn và triển vọng sáng sủa cho nhiều ngành hàng, đặc biệt là dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ
- Thu hút đầu tư nước ngoài
Việt Nam cơ hội lớn để tạo dựng một môi trường đầu tư thuận lợi hơn, thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các nước đối tác, đặc biệt vào các lĩnh vực dịch vụ mà hiện Việt Nam rất cần nâng cấp như bảo hiểm, tài chính, viễn thông, vận tải.
Rõ ràng, với FTA chúng ta sẽ tăng tốc mở cửa với thế giới, tạo lập một nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó - cơ sở để xây dựng một nền kinh tế có sức cạnh tranh. Việt Nam sẽ được chơi trên một sân chơi đẳng cấp - sân chơi của các “đại gia” kinh tế, sẽ có thêm nhiều cơ hội để kết nối sâu hơn với kinh tế toàn cầu và có cơ hội phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn.
- Cải cách thủ tục hành chính, môi trường pháp lý kinh doanh
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật giúp các thành viên cải thiện môi trường pháp lý và kinh doanh, cụ thể:
+ Bảo vệ nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khỏi sự can thiệp trái pháp luật;
+ Tạo “sân chơi” công bằng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
+ Thuận lợi hóa các thủ tục hải quan;
+ Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong kinh doanh;
+ Thuận lợi hóa việc công nhận các tiêu chuẩn sản phẩm;
+ Minh bạch hóa hoạt động các cơ quan nhà nước.
Các FTA đòi hỏi các thành viên phải thực hiện rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật của nước mình, trước hết là các lĩnh vực thương mại, đầu tư, cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, lao động, đấu thầu, thương mại điện tử, môi trường, giải quyết tranh chấp.
2.2. Khó khăn
Khó khăn lớn nhất do các FTA mang lại chính là tăng sức ép cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế quốc gia, khu vực và toàn cầu. Về mặt xã hội, cạnh tranh tăng lên khi tham gia FTA có thể làm một số doanh nghiệp ở các nước đang phát triển, trước hết là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động.
Các FTA đòi hỏi các thành viên phải thực hiện rà soát toàn bộ hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, văn hóa của nước mình, để thực hiện minh bạch chính sách; cải cách hành chính; cải cách tư pháp; xử lý mối quan hệ giữa thương mại quốc tế với những vấn đề vốn được coi là “phi thương mại” - “các giá trị xã hội”, như: thương mại và quyền con người, bảo vệ người lao động trong thương mại quốc tế, thương mại và môi trường, thương mại và văn hóa, thương mại và an ninh, bảo đảm an toàn thực phẩm, thương mại, phát triển bền vững và quản trị tốt; quyền của nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, minh bạch chính sách, quyền tự do Internet, … theo hướng chuyển từ “đối thoại giữa những người khiếm thính” sang thỏa hiệp đàm phán.
3. Nhận diện cơ hội, thách thức từ CPTPP
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do được đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. TPP được chính thức ký ngày 4/2/2016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018. Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP, khiến TPP không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu.
Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ). CPTPP sẽ có hiệu lực nếu ít nhất 6 nước phê chuẩn hiệp định này.
CPTPP giữ nguyên gần như toàn bộ các cam kết của TPP ngoại trừ:
- Các cam kết của Hoa Kỳ hoặc với Hoa Kỳ;
- 22 điểm tạm hoãn (có Danh mục chi tiết);
- Một số sửa đổi trong các Thư song phương giữa các Bên của CPTPP.[ii]
Việt Nam là quốc gia thứ 7 thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sau New Zealand, Canada, Australia, Nhật Bản, Mexico và Singapore.[iii]
CPTPP là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, có tác động rất lớn tới hầu hết các lĩnh vực, đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chỉ tính riêng về hoạt động nhập khẩu, ngay sau khi CPTPP có hiệu lực, hầu hết hàng hóa từ 10 thị trường thành viên nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế nhập khẩu 0%, ngược lại hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào 10 thị trường đối tác cũng được hưởng thuế suất này.
Việt Nam quyết tâm tiếp tục đổi mới và hội nhập, ủng hộ thương mại và đầu tư tự do dựa trên luật lệ và theo tiêu chuẩn cao. CPTPP đem lại nhiều lợi ích lớn về chiến lược và kinh tế cho các thành viên, trong đó có Việt Nam.
Hiệp định này sẽ tạo động lực để Việt Nam tăng cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh. Nó cũng mở rộng không gian liên kết kinh tế và phát triển, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất toàn cầu.
Dù vậy, là FTA thế hệ mới đầu tiên được thực hiện, CPTPP cũng tạo ra nhiều thách thức cho Việt Nam. Lớn nhất là áp lực cạnh tranh trong nước, khả năng tổn thương trước các biến động của bên ngoài, các vấn đề xã hội như bất bình đẳng, chênh lệch khoảng cách phát triển, mất việc làm. Cụ thể:
Thứ nhất, thách thức về kinh tế. Về thương mại hàng hóa, do Việt Nam đã có FTA với 7 trên 10 nước thành viên Hiệp định CPTPP nên sức ép cạnh tranh tăng thêm do mở cửa thị trường chỉ đến từ 3 nước là Canada, Mexico và Peru. Tuy nhiên, thực tiễn thương mại song phương với 3 nước này cho thấy sức ép sẽ không lớn bởi cơ cấu xuất nhập khẩu của những nước này có tính bổ sung hơn là cạnh tranh với cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam và hiện Việt Nam đang xuất siêu sang cả 3 nước này. Về thương mại đầu tư, một số ngành như dịch vụ quảng cáo, dịch vụ logistics… có thể đối mặt với thách thức về cạnh tranh. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội trong việc giảm thiểu chi phí kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp trong nước nói chung.
Thứ hai, thách thức về hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế. Để thực thi cam kết trong CPTPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động.
Thứ ba, thách thức về xã hội. Cạnh tranh tăng lên khi tham gia CPTPP có thể làm cho một số DN lâm vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Tuy nhiên, do cơ cấu xuất nhập khẩu của phần lớn các nền kinh tế trong CPTPP không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, nên ngoại trừ một số ít sản phẩm nông nghiệp, dự kiến tác động này là có tính cục bộ, quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn.
Thứ tư, thách thức về thu ngân sách. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ làm giảm thu ngân sách, tuy nhiên sẽ không tác động đột ngột do trong CPTPP có đến 7/10 nước đã có FTA với Việt Nam; chỉ còn 3 nước là Canada, Mexico và Peru là chưa có FTA với Việt Nam nhưng thương mại hiện còn khiêm tốn.
Thứ năm, thách thức trong lĩnh vực lao động. Thách thức ở đây liên quan đến việc sửa đổi luật pháp về quyền thành lập tổ chức của người lao động tại DN và sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo hoạt động của các tổ chức này tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam, phù hợp với nguyên tắc "tuân thủ pháp luật của nước sở tại" đã nêu trong Công ước 87 của Tổ chức Lao động Thế giới, đồng thời giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Thứ sáu, thách thức trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin. Việt Nam đã ký thư song phương với các thành viên CPTPP về các nghĩa vụ Tự do lưu chuyển thông tin và Yêu cầu đặt máy chủ tại nước sở tại trong 2 điều khoản thuộc Chương Thương mại điện tử. Thư song phương này có giá trị hạn chế khả năng Việt Nam bị khiếu kiện trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực… Trong và sau lộ trình 5 năm, Việt Nam cần xây dựng kế hoạch, biện pháp thực thi các nghĩa vụ của Hiệp định CPTPP, Luật An ninh mạng và một số văn bản pháp luật khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc lưu chuyển thông tin và đặt máy chủ tại Việt Nam nhằm vừa bảo đảm an ninh quốc gia nhưng cũng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thương mại số trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy kinh tế số.[iv]
Theo các chuyên gia kinh tế, việc tham gia CPTPP thể hiện mạnh mẽ chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước, khẳng định vai trò và vị thế chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Việc thành công khi tham gia CPTPP ra sao phụ thuộc vào sự chuẩn bị kỹ càng của các cơ quan quản lý cùng với sự chủ động của từng doanh nghiệp.
[i] http://trungtamwto.vn/thong-ke/12065-tong-hop-cac-fta-cua-viet-nam-tinh-den-thang-112018
[ii] http://trungtamwto.vn/fta/175-cptpp-tpp11/1
[iii] Nghị quyết số 72/2018/QH14 Phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan
[iv] http://trungtamwto.vn/chuyen-de/12159-nhan-dien-thach-thuc-cua-viet-nam-khi-tham-gia-cptpp