Kỹ năng lập kế hoạch
- Thứ ba - 12/11/2024 09:30
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
ThS - Nguyễn Hoàng Lê Khanh
Trong cuộc sống hiện đại, kỹ năng lập kế hoạch đóng vai trò then chốt, không chỉ giúp cá nhân quản lý thời gian hiệu quả mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công trong công việc và cuộc sống. Lập kế hoạch không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp các hoạt động mà còn là quá trình xác định mục tiêu, phân tích và tối ưu hóa nguồn lực để đạt được những kết quả mong muốn. Với nhịp sống bận rộn và sự phức tạp ngày càng tăng của các mối quan hệ xã hội và công việc, khả năng lập kế hoạch trở thành một yếu tố không thể thiếu để đạt được hiệu quả và thành công bền vững.Bài viết này sẽ tập trung phân tích những khía cạnh cốt lõi của kỹ năng lập kế hoạch, bao gồm tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao hiệu quả cá nhân và tổ chức, các bước cơ bản để lập một kế hoạch hiệu quả, cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của kế hoạch. Qua đó, bài viết sẽ nhấn mạnh vai trò của kỹ năng này trong việc phát triển bản thân và đạt được các mục tiêu trong dài hạn, giúp cá nhân và tổ chức tận dụng tốt nhất các cơ hội và đối phó hiệu quả với thách thức trong môi trường luôn thay đổi.Top of FormBottom of Form
1. Khái niệm lập kế hoạch
Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời gian, nguồn lực, xác định mục tiêu cụ thể và biện pháp tốt nhất để thực hiện được mục tiêu đã đặt ra
Lập kế hoạch bao gồm việc xác định rõ các mục tiêu cần đạt được, xây dựng một chiến lược tổng thể để đạt được các mục tiêu đã đặt ra, và việc triển khai một hệ thống các kế hoạch để thống nhất và phối hợp các hoạt động.
2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch
Trước khi thực hiện một công việc nào đó, việc lập kế hoạch sẽ giúp chúng ta:
- Chủ động thực hiện công việc
- Theo dõi và đánh giá kết quả công việc
- Chuẩn bị và sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực để thực hiện công việc
- Lựa chọn được các hình thức tổ chức thực hiện phù hợp, hiệu quả
- Tận dụng được thời gian có sẵn một cách tốt nhất.
- Sẵn sàng ứng phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài
- Việc lập kế hoạch sẽ hình thành những tiêu chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng ra có thể kiểm tra tiến độ và có nhiều động lực để hoàn thành công việc hơn.
Dưới góc độ tổ chức, các loại kế hoạch được phân ra những loại khác nhau tuỳ vào các tiêu chuẩn phân loại khác nhau.
Theo phạm vi hoạt động: Các kế hoạch được chia thành kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp.
- Kế hoạch chiến lược: là kế hoạch ở cấp độ toàn bộ phận doanh nghiệp, thiết lập nên những mục tiêu chung của doanh nghiệp và vị trí của nó đối với môi trường.
- Kế hoạch tác nghiệp: là kế hoạch trình bày rõ chi tiết cần phải làm như thế nào để đạt được những mục tiêu đã được đặt ra trong kế hoạch chiến lược. Kế hoạch tác nghiệp đưa ra những chiến thuật hay những bước cụ thể mà doanh nghiệp sẽ tiến hành để thực hiện kế hoạch chiến lược. Những kế hoạch tác nghiệp đôi khi còn được gọi là những kế hoạch hành động (action plan) vì chúng đề ra những hành động cụ thể cho những con người cụ thể thực hiện, tương ứng với những ngân sách và khoảng thời gian xác định.
Theo mức độ cụ thể: Gồm có kế hoạch cụ thể - là những kế hoạch với những mục tiêu đã được xác định rất rõ ràng. Không có sự mập mờ và hiểu lầm trong kế hoạch này. Kế hoạch định hướng - là kế hoạch có tính linh hoạt đưa ra những hướng chỉ đạo chung.
Theo các khía cạnh của đời sống xã hội: Kế hoạch nghề nghiệp, kế hoạch học tập, kế hoạch sức khỏe, kế hoạch tài chính….
4. Các bước lập kế hoạch:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước 2: Phân tích tình hình
Bước 3: Xác định các công việc và phương pháp thực hiện
Bước 4: Chuẩn bị nguồn lực
Bước 5: Kiểm soát thực hiện
Lưu ý:
Để đạt được mục tiêu của kế hoạch, bạn cần hoàn thành rất nhiều mục tiêu nhỏ. Mỗi mục tiêu nhỏ cần phải có hiệu quả, góp phần giúp đạt được mục tiêu lớn.
Một bản kế hoạch cần trả lời các câu hỏi sau – 5W1H:
What: Cái gì? Tôi định làm gì, trở thành ai, theo đuổi mục đích nào?
Why: Vì sao? Tại sao tôi phải làm công việc này? Nó quan trọng như thế nào với cuộc sống của tôi? Hậu quả gì nếu tôi không thực hiện chúng?
Who: Ai? Ai có liên quan? Ai làm việc đó? Ai hỗ trợ? Ai chịu trách nhiệm. Trước tiên là Tôi, liệu tôi có đủ năng lực và kiên nhẫn để theo đuổi mục đích đó đến cùng? Tôi có chán nản hay bỏ cuộc không? Sức khỏe của tôi có đủ tốt để theo đuổi nghề này? Những người có liên quan nghĩ sao? Ai là người hỗ trợ đắc lực của bạn? Đâu là những trở ngại?
When: Khi nào? Vào thời điểm nào tôi sẽ khởi đầu và kết thúc giai đoạn nào của kế hoạch?
Where: Ở đâu? Kế hoạch được thực hiện ở đâu
How: Bằng cách nào? Tôi sẽ làm như thế nào?
Kế hoạch học tập/ kế hoạch nghề nghiệp của cá nhân sinh viên là bản mô tả những nhu cầu cá nhân và những vấn đề ưu tiên cho việc học tập hay phát triển nghề nghiệp của sinh viên, trong đó vạch ra những nét cơ bản về mục tiêu học tập/ nghề nghiệp ngắn hạn, dài hạn và các hành động, chiến lược, các yếu tố sửa đổi và điều chỉnh để người học đạt được mục tiêu. Bản kế hoạch này linh hoạt và được xem xét, chỉnh sửa cùng với thời gian học của sinh viên.
Một số gợi ý khi lập kế hoạch học tập
Tầm quan trọng ưu tiên của công việc
- Tại sao thực hiện công việc này mà không phải thực hiện việc kia?
- Bạn bỏ ra bao nhiêu chi phí (thời gian, sức lực,…) cho việc này?
- Khi bạn thực hiện xong thì bạn đang đến cột mốc mục tiêu nào?
- Nếu bạn không thực hiện việc đó thì có ảnh hưởng gì đến kết quả?
- Những điều tốt đẹp/ hậu quả gì mà bạn có thể nhìn thấy được?
- Nêu rõ địa điểm sẽ thực hiện trong kế hoạch.
Nguồn lực để thực hiện công việc
- Nêu rõ cần những nguồn lực nào về nhân lực, vật lực.
- Tiền bạc: có cần phải photo tài liệu hay mua sách vở không?
- Nhìn lại kế hoạch, công việc xem có hợp lý chưa, đã xảy ra vấn đề gì… để kịp thời sửa đổi sai sót là điều mà chúng ta nên làm.
- Những câu hỏi mà bạn cần trả lời như: Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra? Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh như thế nào?
- Cần xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
- Tự đặt câu hỏi: “bản thân mình mong muốn điều gì?”, “niềm say mê, hứng thú của mình là ở lĩnh vực nào?”.
- Xác định mục tiêu nghề nghiệp (ngắn hạn và dài hạn) trong công việc bạn mong muốn, những mục tiêu này cần phù hợp với cả sở thích, niềm đam mê và năng lực của bạn.
Bước 2: Tìm hiểu rõ ngành nghề
Tìm hiểu về những ngành nghề phù hợp là bước rất quan trọng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, và thường bị bỏ qua. Bạn nên dành nhiều thời gian và công sức cho bước này vì nó giúp tạo tiền đề cho bước kế tiếp và giúp bạn tự tin hơn trong định hướng nghề nghiệp của mình. Đây là những cách cụ thể bạn có thể làm để tìm hiểu rõ một ngành nghề:
- Tìm sự hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn chọn lựa và trao đổi với họ về những lựa chọn nghề nghiệp của mình.
- Tham gia các buổi hội thảo hay thuyết trình về nghề nghiệp hay định hướng nghề nghiệp.
- Làm các công việc bán thời gian hay thực tập có liên quan tới những lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai để tích lũy thêm những kĩ năng cần thiết.
Bước 3: Khẳng định lại định hướng
Việc khẳng định lại mục tiêu nghề nghiệp đòi hỏi phải có sự áp dụng những kết quả từ bước 1 và bước 2 vào môi trường trải nghiệm thực tế. Những kinh nghiệm này sẽ cho biết bạn có phù hợp với định hướng nghề nghiệp hay không. Bạn có thể:
- Tìm hiểu các tài liệu về nghề nghiệp từ các tổ chức có uy tín.
- Dành thời gian tìm kiếm những cơ hội hay việc làm thêm trong những ngành nghề liên quan tới lựa chọn của bạn.
- Tham gia các hội chợ việc làm hay tình nguyện tham gia vào những dự án thực tế có liên quan.
- Phát triển mối quan hệ với những người có thể cho bạn sự tư vấn và đánh giá tốt trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.
Tóm lại, kỹ năng lập kế hoạch là một yếu tố thiết yếu giúp cá nhân và tổ chức phát triển bền vững và đạt được thành công trong môi trường không ngừng biến đổi. Qua việc lập kế hoạch, chúng ta không chỉ tối ưu hóa việc sử dụng thời gian và nguồn lực mà còn giúp tạo ra sự rõ ràng về mục tiêu và định hướng. Kế hoạch tốt cho phép chúng ta chủ động trước những thách thức và rủi ro, đồng thời khai thác tối đa tiềm năng và cơ hội để đạt được kết quả tối ưu.
Để nâng cao hiệu quả của kỹ năng này, mỗi cá nhân cần rèn luyện khả năng tư duy chiến lược, kiên trì và linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch, đồng thời thường xuyên đánh giá và điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi không ngừng của môi trường. Qua quá trình này, kỹ năng lập kế hoạch không chỉ giúp ta đạt được những mục tiêu cụ thể mà còn là nền tảng để phát triển kỹ năng quản lý thời gian, ra quyết định và phát triển bản thân.