07:07 ICT Thứ tư, 22/01/2025 1
     

    Chuyên mục

    thành viên

    Lượt truy cập

    • Đang truy cập: 0
    • Hôm nay: 35896
    • Tháng hiện tại: 2795467
    • Tổng lượt truy cập: 69780618

    Trang nhất » Tin Tức » 3 Công khai » Công khai cam kết chất lượng đào tạo và chuẩn đầu ra

    Chuẩn đầu ra trung cấp chuyên nghiệp ngành Pháp luật

    Thứ năm - 20/10/2016 10:12

    CHUẨN ĐẦU RA
    Trung cấp chuyên nghiệp ngành Pháp luật
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 1283/QĐ-TCLĐH ngày 05/10/2016
    của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Đồng Hới)
     
    I. NGÀNH, TRÌNH ĐỘ, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN ĐÀO TẠO
    1. Tên ngành đào tạo: Pháp luật;          Mã ngành: 42380101
    2. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp.
    3. Đối tượng đào tạo và thời gian đào tạo:
    - Người tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), thời gian đào tạo 03 năm (36 tháng) trong đó 02 năm đào tạo chương trình trung cấp pháp luật;
    - Người tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương THPT, thời gian đào tạo 02 năm (24 tháng);
    - Người tốt nghiệp ngành khác có trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, thời gian đào tạo 01 năm (12 tháng).
    4. Tóm tắt về chương trình đào tạo
    Nội dung chính của chương trình đào tạo trung cấp luật gồm những kiến thức cơ bản lý luận nhà nước và pháp luật và các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, kỹ năng nghiệp vụ về các lĩnh vực thuộc công tác tư pháp cơ sở và công tác hành chính, văn phòng.
    Sau khi tốt nghiệp trung cấp luật, người học được cấp bằng trung cấp chuyên nghiệp ngành pháp luật và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch, có khả năng làm việc tại: các cơ quan chính quyền cơ sở; các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước; các cơ quan bảo vệ pháp luật, thực thi pháp luật, bổ trợ tư pháp; các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức kinh tế; các doanh nghiệp…và có thể học lên ở các bậc học cao hơn.
    Ngoài ra, đối với chương trình hệ 3 năm người học được học chương trình văn hóa phổ thông, được thi và cấp bằng tốt nghiệp THPT theo quy định.
    6. Những công việc chính người tốt nghiệp có thể làm được sau khi hoàn thành chương trình học
    a) Những nhiệm vụ chính có thể làm được:
    - Thực hiện nhiệm vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã; cán bộ, công chức và cán bộ bán chuyên trách của hệ thống chính trị ở cấp cơ sở;
    - Thực hiện nhiệm vụ của cán bộ tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước nhà nước: Văn phòng - tổng hợp, thanh tra - pháp chế, hành chính…;
    - Thực hiện nhiệm vụ cua thư ký hoặc nhân viên giúp việc tại các cơ quan bảo vệ pháp luật, thực thi pháp luật, bổ trợ tư pháp: Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, tổ chức hành nghề pháp luật…;
    - Thực hiện nhiệm vụ nhân viên tại các doanh nghiệp, các tổ chức ngoài xã hội: văn phòng, thanh tra - pháp chế, nhân viên chế độ chính sách…
    b) Yêu cầu kết quả thực hiện những nhiệm vụ chính đó:
    Thực hiện đúng quy trình, thủ tục, thời gian và có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ.
    II. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC
    Người học sau khi tốt nghiệp trở thành nguồn nhân lực pháp luật cho xã hội đảm bảo yêu cầu khối lượng kiến thức:
    1. Kiến thức chung
    - Trình bày được các kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
    - Có kiến thức cơ bản về Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng, kỹ năng giao tiếp phù hợp với ngành học pháp luật.
    2. Kiến thức chuyên môn
    Biết, hiểu và áp dụng những kiến thức cơ bản của pháp luật, bao gồm:
    - Kiến thức về sự hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật, vai trò của nhà nước và pháp luật Việt Nam, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam;   
    - Kiến thức cơ bản về pháp luật hành chính: Về thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo; về công vụ, cán bộ, công chức; lương và chế độ đãi ngộ của cán bộ, công chức; về trách nhiệm bồi thường nhà nước; về trách nhiệm hành chính;
    - Kiến thức cơ bản về pháp luật dân sự và tố tụng dân sự: Quyền sở hữu, tài sản, hợp đồng, thừa kế, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự và pháp luật về hôn nhân gia đình;
    - Kiến thức cơ bản về lĩnh vực pháp luật kinh tế: Chủ thể kinh doanh, thương mại hàng hoá và dịch vụ, phá sản, giải quyết tranh chấp thương mại, đất đai, môi trường, pháp luật ngân sách nhà nước, thuế, pháp luật lao động;
    - Kiến thức cơ bản về pháp luật hình sự và tố tụng hình sự: có kiến thức phân biệt các loại tội phạm, hình phạt; các giai đoạn của quá trình tố tụng, hiểu được chức năng, nhiệm vụ, địa vị pháp lý của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, người tiến hành tố tụng, người tham gia trong quá trình tố tụng hình sự.
    3. Kiến thức nghiệp vụ
    - Hiểu biết và áp dụng được kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ về: Đăng ký và quản lý hộ tịch; phổ biến giáo dục pháp luật và hoà giải ở cơ sở; thi hành án dân sự; chứng thực; soạn thảo các văn bản quản lý hành chính; hành chính văn phòng; điều hành công sở; văn thư, lưu trữ; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm hành chính; quản lý, bảo vệ môi trường; chính sách công; kiểm soát thủ tục hành chính...
    4. Tiếng Anh
    Người học có kiến thức tương đương trình độ A1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh, người thân/bạn bè...Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.
    5. Công nghệ thông tin
    Người học có kiến thức cơ bản về tin học tương đương chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; biết sử dụng máy tính, biết sử dụng các phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel, Powerpoint...) để phục vụ công tác, biết làm việc trên môi trường mạng (tìm kiếm, thu điện tử, làm việc trực tuyến...), biết phòng chống virut, bảo mật thông tin.
    III. YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG
    Người học sau khi tốt nghiệp trở thành nguồn nhân lực pháp luật cho xã hội đảm bảo yêu cầu về kỹ năng:
    1. Kỹ năng cứng
    - Có tư duy và phương pháp luận đúng đắn về các vấn đề nhà nước và pháp luật Việt Nam;
    - Có khả năng nhận diện, phân biệt các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn thuộc đối tượng, phạm vi, phương pháp và nguyên tắc điều chỉnh của các ngành luật, các văn bản pháp luật hoặc các quy phạm pháp luật cụ thể để từ đó vận dụng giải quyết đảm bảo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
    - Có khả năng tham mưu thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện một cách độc lập, chủ động và thành thạo các nhiệm vụ mang tính nghiệp vụ chuyên sâu như: đăng ký và quản lý hộ tịch; phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; chứng thực; soạn thảo các văn bản quản lý hành chính; hành chính văn phòng; điều hành công sở; văn thư, lưu trữ; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm hành chính; quản lý, bảo vệ môi trường; chính sách công; kiểm soát thủ tục hành chính...
    2. Kỹ năng mềm
    - Biết cách khai thác nguồn thông tin, cập nhật các văn bản pháp luật để tự học, tự nghiên cứu nhằm không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và các kiến thức bổ trợ khác đáp ứng yêu cầu công tác;
    - Có các kỹ năng cơ bản về giao tiếp và điều hành công sở, thuyết trình; kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian cá nhân; làm việc độc lập và làm việc nhóm; kỹ năng tư duy; kỹ năng tranh luận và phát biểu, trình bày quan điểm trước đám đông.
    IV. YÊU CẦU VỀ THÁI ĐỘ
    Ngoài các kiến thức chung, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, chương trình đào tạo tung cấp luật còn giáo dục, rèn luyện cho người học đáp ứng các yêu cầu về tác phong, thái độ nghề nghiệp, về đạo đức lối sống và trách nhiệm công dân.
    1. Về tác phong, thái độ nghề nghiệp
    Có tác phong công nghiệp, có trách nhiệm và lương tâm với nghề nghiệp.
    2. Về đạo đức lối sống và trách nhiệm công dân
    Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, tôn trọng và chấp hành tốt pháp luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế cơ quan, tổ chức nơi làm việc.
    Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của Nhà nước và của tổ chức, các nhân khác trong xã hội.
    Gương mẫu chấp hành và tuyên truyền, phổ biến, vận động gia đình và các thành viên khác trong xã hội chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
    V. KHẢ NĂNG HỌC TẬP VÀ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP
    Học sinh có bằng tốt nghiệp trung cấp luật có cơ hội học liên thông lên đại học luật hoặc lựa chọn thi vào những ngành khác ở bậc học cao đẳng, đại học theo quy định của Nhà nước về giáo dục và đào tạo./.
     

    Hỏi đáp pháp luật

    Hình ảnh hoạt động

    • 1
    • 1
    • 1
    • 1
    • 1

    Liên kết website

    Video

    Trường Trung cấp Luật Đồng Hới- Quảng Bình