01:03 ICT Thứ năm, 23/01/2025 1
     

    Chuyên mục

    thành viên

    Lượt truy cập

    • Đang truy cập: 0
    • Hôm nay: 7156
    • Tháng hiện tại: 2917982
    • Tổng lượt truy cập: 69903133

    Trang nhất » Tin Tức » Điểm báo

    Hội nghị quán triệt, phổ biến Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết 41/2017/QH14

    Chủ nhật - 29/10/2017 09:15

    Hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2017, sáng 27/10, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 và Nghị quyết 41/2017/QH14 cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ. Tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Tiến Châu đã đề nghị các đại biểu tiếp tục chủ động, tích cực học tập, nghiên cứu, cập nhật toàn văn nội dung của Bộ luật, nhất là những điểm mới, nội dung cơ bản.

    Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Lê Tiến Châu khẳng định nhấn mạnh: Trong lịch sử pháp luật nước ta, BLHS luôn có vai trò rất quan trọng, được các triều đại phong kiến sử dụng như một công cụ duy trì trật tự an toàn xã hội. 2 Bộ luật cổ danh tiếng của nước Việt thời trước là Quốc triều hình luật (hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức) đời Lê và Hoàng Việt luật lệ (hay còn gọi là Luật Gia Long) đời Nguyễn đều là những BLHS rất quan trọng.
    Hiện nay, trong bối cảnh Đảng, Nhà nước đang đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN mà nội dung cơ bản là ghi nhận và đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân và thực hiện Chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật, Chiến lược cải cách tư pháp, chủ động hội nhập quốc tế, BLHS lại càng khẳng định vai trò, vị trí đặc biệt của mình và được ghi nhận ngay tại Điều 1 của BLHS năm 2015 – đó là BLHS có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ XHCN, vì con người, vì công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
    Thứ trưởng lưu ý các báo cáo viên Hội nghị cần tập trung quán triệt, phổ biến, giới thiệu những nội dung hết sức cơ bản, tinh thần cốt lõi nhất của BLHS, dành thời gian để các đại biểu tham dự Hội nghị trao đổi, thảo luận xoay quanh các vấn đề có liên quan. Đối với các đại biểu, Thứ trưởng yêu cầu tích cực tham gia thảo luận, trao đổi với báo cáo viên về các vấn đề chưa rõ. Đặc biệt, Thứ trưởng hy vọng sau Hội nghị này, bằng kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được, các đại biểu có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong công tác, tiếp tục chủ động, tích cực học tập, tiếp tục nghiên cứu, cập nhật toàn văn nội dung của Bộ luật, nhất là những điểm mới, nội dung cơ bản để kịp thời tham mưu triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
    Ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13. Phạm vi sửa đổi của Luật năm 2017 liên quan đến 202 điều của BLHS số 100/2015/QH13, bao gồm 23 điều thuộc Phần Những quy định chung, 179 điều thuộc Phần Các tội phạm và 01 điều thuộc Phần Điều khoản thi hành, trong đó có 63 điều sửa đổi về kỹ thuật, 139 điều sửa đổi về nội dung quy định trong điều luật và bãi bỏ 01 điều. Ngoài ra, Luật năm 2017 đã bổ sung thêm 01 điều (Điều 217a) quy định về tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp nhằm xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh theo phương thức đa cấp đang diễn biến hết sức phức tạp trong thời gian vừa qua, gây thiệt hại cho nhiều người, nhất là những người dân ở vùng nông thôn, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội.
    Phổ biến những nội dung cơ bản của BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Báo cáo viên Hội nghị - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính Nguyễn Văn Hoàn đề cập đến 4 điểm sửa đổi, bổ sung chính về những quy định liên quan đến chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, những quy định liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội, mức định lượng trong các khung của một số điều luật và phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của luật sư về tội che giấu tội phạm.
    Cụ thể, về quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2017, luật sư sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu “không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa”. Điểm khác của quy định này so với Bộ luật năm 2015 nằm ở nội hàm “biết rõ” của người bào chữa mà theo ông Hoàn, giới luật sư rất “thích thú” vì khó có thể có chứng cứ chứng minh được việc “biết rõ”.
    Hay đối với các quy định liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội, ông Hoàn cho biết, việc sửa đổi, bổ sung sẽ tạo thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung mở rộng phạm vi trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với 02 tội danh là tội tài trợ khủng bố (Điều 300) và tội rửa tiền (Điều 324). Luật cũng bổ sung nội dung quy định về phân loại tội phạm, tổng hợp hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội vào một số điều của BLHS năm 2015 (các Điều 9 và 86 của BLHS)…


    Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn)
     

    Hỏi đáp pháp luật

    Hình ảnh hoạt động

    • 1
    • 1
    • 1
    • 1
    • 1

    Liên kết website

    Video

    Trường Trung cấp Luật Đồng Hới- Quảng Bình