21:42 ICT Thứ năm, 23/01/2025 1
     

    Chuyên mục

    thành viên

    Lượt truy cập

    • Đang truy cập: 0
    • Hôm nay: 171865
    • Tháng hiện tại: 3082691
    • Tổng lượt truy cập: 70067842

    Trang nhất » Tin Tức » Điểm báo

    Quốc hội thông qua Luật Đấu giá tài sản

    Thứ sáu - 18/11/2016 01:17

    Với tỷ lệ trên 84% đại biểu Quốc hội tán thành, chiều ngày 17/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật đấu giá tài sản với nhiều nội dung quan trọng.

    Trình bày báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự án Luật đấu giá tài sản, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết: Về các loại tài sản phải bán thông qua đấu giá theo quy định của pháp luật: Một số ý kiến đề nghị bổ sung một số tài sản khác phải bán thông qua đấu giá như biển số xe, quyền sở hữu trí tuệ, quyền khai thác cảng biển, sân bay,tài sản của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 30% vốn điều lệ...

    Theo Ủy ban thường vụ Quốc hội: Luật đấu giá tài sản là luật hình thức, quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản còn việc quy định loại tài sản phải bán thông qua đấu giá là thuộc quy định của luật nội dung. Việc quy định các loại tài sản phải bán thông qua đấu giá hiện nay đã được quy định cụ thể trong pháp luật chuyên ngành (luật nội dung). Trên cơ sở rà soát quy định tại pháp luật chuyên ngành, tại khoản 1 Điều 4 của dự thảo Luật quy định cụ thể các loại tài sản phải bán thông qua đấu giá theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, làm cơ sở cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tuân thủ trình tự, thủ tục quy định tại Luật đấu giá tài sản khi bán đấu giá các loại tài sản đó. Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định tài sản cố định của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 30% vốn điều lệ hoặc quy định biển số xe, quyền sở hữu trí tuệ, quyền khai thác cảng biển, sân bay hoặc các tài sản khác... phải bán thông qua đấu giá thì tài sản đó sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục của Luật đấu giá tài sản. Đồng thời, để đảm bảo tính thống nhất, ổn định, lâu dài của Luật đấu giá tài sản, dự thảo Luật quy định tại điểm p khoản 1 Điều 4 về các tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật đấu giá tài sản.

    Về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh: Nhiều ý kiến đồng tình với dự thảo Luật quy định về việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam - VAMC). Một số ý kiến đề nghị không quy định về việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cũng như các quyền, nghĩa vụ liên quan đến đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu để đảm bảo cơ chế thị trường và nguyên tắc đấu giá theo quy định của Luật này.

    Còn theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó nhấn mạnh việc giao thẩm quyền và nâng cao năng lực của VAMC trong mua bán nợ theo giá thị trường gắn với xử lý tài sản thế chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ nợ; đồng thời, bố trí nguồn lực phù hợp để xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu trong nền kinh tế, do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội, giữ quy định tại Mục 3 Chương IV về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam, đồng thời, bổ sung tại một số điều, khoản quy định chung như trong dự thảo Luật một cách chặt chẽ, minh bạch, khách quan, tránh thất thoát tài sản Nhà nước; tăng cường trách nhiệm của Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm nợ xấu của tổ chức này. Cụ thể như sau: bỏ điểm c khoản 1 Điều 53 không cho phép tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam bán đấu giá theo trình tự, thủ tục rút gọn; giao Chính phủ quy định chi tiết việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn tại khoản 2 Điều 64; đồng thời bổ sung 3 điểm d, đ và k tại khoản 1 Điều 65 về nghĩa vụ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam ngoài các nghĩa vụ như yêu cầu cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành nhằm này đề cao trách nhiệm cá nhân; thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Luật đấu giá và chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá; ban hành Quy chế cuộc đấu giá theo quy định của Luật đấu giá và quy định khác của pháp luật có liên quan; mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên...
    Về đào tạo nghề đấu giátheo báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự án Luật đấu giá tài sản: Một số ý kiến đề nghị rà soát điều kiện được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá vì cho rằng việc thu hẹp đối tượng được đào tạo nghề đấu giá không phù hợp với chủ trương đẩy nhanh xã hội hóa nghề đấu giá và tạo nguồn đấu giá viên cho các tổ chức đấu giá tài sản.
    Với  những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giáCó ý kiến đnghị cân nhắc quy định tại khoản 4 Điều 15 theo đó việc không cấp Chứng chỉ hànhnghề đấu giá cho người đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sảncác tội về thamnhũng kể cả trường hợp đã được xóa án tích là không phù hợp vì cho rằng người đã được xóa án tích thì được coi như chưa bị kết án.
    Ủy ban thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: hoạt động đấu giá tài sản liên quan đến tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là tài sản của Nhà nước trong bối cảnh tài sản đấu giá chủ yếu là tài sản nhà nước, tài sản thi hành án, do đó đòi hỏi sự công minh, liêm khiết, trung thực, độc lập, khách quan và trách nhiệm rất cao của đấu giá viên. Việc quy định như dự thảo Luật là cần thiết nhằm bảo đảm chất lượng của đội ngũ đấu giá viên, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá. Quy định này cũng tương thích với các quy định trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp khác như luật sư, công chứng... và cũng phù hợp với quy định của các nước có nghề đấu giá phát triển như Pháp, Mỹ... Do đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ như quy định tại Điều 15 của dự thảo Luật.

    Về hình thức thành lập doanh nghiệp đấu giá tài sản:
    Có ý kiến đ nghị cân nhắc quy định tại dự thảo Luật về việc doanh nghiệp đấu giá tàisản chỉ được thành lập dưới hình thức công ty tư nhân và công ty hợp danh là khôngphù hợp với quy định tại Luật doanh nghiệpCó ý kiến cho rằng hiện nay có nhiềudoanh nghiệp đấu giá tài sản đang hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữuhạn hoặc công ty cổ phần khi chuyển đổi sẽ gây khó khăn.
    Ủy ban thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: Quy định tại Điều 7 Luật đầu tư đã xác định những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trong đó hành nghề bán đấu giá tài sản được xác định là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Việc dự thảo Luật quy định doanh nghiệp đấu giá tài sản chỉ được thành lập và hoạt động theo hình thức doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh là không trái với quy định của Hiến pháp và phù hợp với Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, bảo đảm tính đối nhân trong hoạt động đấu giá tài sản, đảm bảo doanh nghiệp đấu giá tài sản chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động của mình, tương tự như hình thức hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp khác. Về việc chuyển đổi doanh nghiệp đấu giá tài sản, tại khoản 2 Điều 80 đã quy định về nội dung này theo hướng quy định thủ tục chuyển đổi đơn giản, thuận lợi và giao Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký hoạt động đối với các doanh nghiệp chuyển đổi. Do đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ như quy định tại dự thảo Luật.

    Về đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sảnCó ý kiến cho rằng quy địnhSở Tư pháp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cấp phép đăng ký hoạt động cho doanh nghiệpđấu giá tài sản là không phù hợp với Luật doanh nghiệp.
    Ủy ban thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: Tại Điều 3 Luật doanh nghiệp quy định trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của luật đó. Do đó, việc quy định về đăng ký hoạt động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản tại dự thảo Luật này với những quy định cụ thể và áp dụng trực tiếp cho doanh nghiệp đấu giá tài sản là phù hợp, tương thích với các lĩnh vực hành nghề đặc thù khác như công chứng, luật sư, thừa phát lại. Ngoài ra, tại Điều 27 dự thảo Luật cũng đã quy định trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp thì Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở; công bố thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp. Vì vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ như quy định tại dự thảo Luật.

    Về trình tựthủ tục đấu giá tài sản:
    Về hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản:Có ý kiến đ nghị xem xét các trường hợp hủy bỏhợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản quy định tại Điều 33 của dự thảo Luật phải phù hợp vớiquy định của pháp luật về dân sự.
    Ủy ban thường vụ Quốc hội xin tiếp thu, bổ sung quy định tại khoản 5 và chỉnh lý, bổ sung quy định tại khoản 6 Điều 33 theo hướng người có tài sản đấu giá hoặc tổ chức đấu giá tài sản có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự trước khi tổ chức đấu giá tài sản nhận hồ sơ tham gia đấu giá của người tham gia đấu giá và đồng thời rà soát, làm rõ các căn cứ hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.
    Về Quy chế cuộc đấu giá: Có ý kiến đ nghị rà soát bổ sung quy định về những nộidung cơ bản trong Quy chế cuộc đấu giá  và Quy chế này phải được quy định rõ ápdụng cho từng cuộc đấu giá nhằm bảo đảm công khaiminh bạch.
    Ủy ban thường vụ Quốc hội xin tiếp thu, bổ sung quy định tại Điều 34 của dự thảo Luật, theo đó tổ chức đấu giá tài sản phải ban hành Quy chế cuộc đấu giá áp dụng cho từng cuộc đấu giá trước ngày niêm yết việc đấu giá tài sản và có trách nhiệm thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá cho những người tham gia đấu giá biết, đồng thời rà soát, làm rõ những nội dung chính trong Quy chế áp dụng cho từng cuộc đấu giá.

     Về tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trướcCó ý kiến đề nghị cân nhắc thời hạn trả lại khoản tiền đặt trước vì cho rằng quy định thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá là chưa phù hợp, sẽ không bảo đảm linh hoạt cho các bên.
    Ủy ban thường vụ Quốc hội xin tiếp thu, chỉnh lý như quy định tại khoản 4 Điều 39 theo hướng tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm trả lại khoản tiền đặt trước và lãi suất (nếu có) trong trường hợp người tham gia đấu giá không trúng đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá hoặc trong thời hạn khác do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước theo quy định tại khoản 6 Điều 39 của dự thảo Luật.

    Về thông báo công khai việc đấu giá tài sảnCó ý kiến đ nghị quy định cụ thể nộidung phải thông báo công khai nhằm vừa bảo đảm người dân được tiếp cận thông tinmột cách công khaiminh bạch vừa bảo đảm tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí.
    Ủy ban thường vụ Quốc hội xin tiếp thu, chỉnh lý như quy định tại khoản 4 Điều 57 của dự thảo Luật quy định cụ thể những nội dung phải được đăng trong thông báo công khai việc đấu giá tài sản.
    Về công khai giá khởi điểmphương thức đấu giáCó ý kiến đề nghị làm rõ quy định về công khai giá khởi điểm của tài sản đấu giá để đảm bảo tính công khai, khách quan, minh bạch.
    Ủy ban thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: Giá khởi điểm của tài sản đấu giá là một trong những nội dung chính của niêm yết việc đấu giá tài sản. Theo đó, tổ chức đấu giá tài sản phải công khai giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp đấu giá các tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, trong đó có tài sản nhà nước, tài sản thi hành án, tài sản doanh nghiệp phá sản nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức liên quan và lợi ích của Nhà nước. Việc không công khai giá khởi điểm chỉ áp dụng đối với tài sản đấu giá tự nguyện của tổ chức, cá nhân nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân đưa tài sản ra bán theo phương thức đấu giá, qua đó, phát triển thị trường dịch vụ đấu giá tài sản.
    Về Hội đồng đấu giá tài sản:
    Có ý kiến đề nghị thu hẹp việc thành lập, phạm vi hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản, chỉ nên áp dụng khi không thể thuê được tổ chức đấu giá tài sản hoặc tổ chức đấu giá tài sản không đáp ứng được các tiêu chí quy định tại Luật đấu giá tài sản; đề nghị quy định về người điều hành cuộc đấu giá và hạn chế việc lạm quyền của người điều hành cuộc đấu giá nhằm mục đích trục lợi.
    Ủy ban thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: Tại Điều 60 đã quy định theo hướng thu hẹp các trường hợp được thành lập Hội đồng đấu giá tài sản, chỉ khi Luật quy định việc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện hoặc khi không lựa chọn được tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 56 của Luật đấu giá. Ngoài ra, xin tiếp thu, bổ sung làm rõ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 63 về việc người điều hành cuộc đấu giá có thể là Chủ tịch Hội đồng hoặc một thành viên Hội đồng hoặc một đấu giá viên được thuê; bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 62 về việc Hội đồng đấu giá tài sản có quyền dừng cuộc đấu giá và báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng để xử lý khi phát hiện người điều hành cuộc đấu giá có hành vi thông đồng, móc nối để dìm giá hoặc hành vi khác làm ảnh hưởng đến tính khách quan, trung thực của cuộc đấu giá.
    Về hủy kết quả đấu giá tài sản :
    Một số ý kiến đ nghị rà soát các trường hợp hủy kết quả đấu giá tài sản nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia đấugiá tài sản.
    Ủy ban thường vụ Quốc hội xin tiếp thu, bổ sung quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 72, theo đó, bổ sung trường hợp kết quả đấu giá tài sản sẽ bị hủy bỏ khi người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản có hành vi thông đồng, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản; hủy bỏ theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này.
    Về quy định chuyển tiếp:
    Có ý kiến đề nghị bỏ quy định tại khoản 4 Điều 80 vì Luật phí và lệ phí không quy định về thù lao dịch vụ đấu giá mà nội dung này được quy định trong Luật giá đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
    Ủy ban thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: Luật giá được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Vào thời điểm này, phí đấu giá tài sản đang được quy định tại Pháp lệnh về phí và lệ phí nên Luật giá không có quy định về giá dịch vụ đấu giá tài sản. Luật phí và lệ phí đã được Quốc hội khóa XIII xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 10 (tháng 11/2015) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017, trong đó đã bỏ quy định về phí dịch vụ đấu giá tài sản. Tuy nhiên, trong đấu giá tài sản nhà nước và tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá (tài sản thi hành án, tang vật…) thì thù lao dịch vụ đấu giá do Nhà nước và người có tài sản thanh toán, do vậy, không thể để các tổ chức dịch vụ được thỏa thuận theo cơ chế thị trường như đấu giá tài sản tự nguyện của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, dự thảo Luật đấu giá tài sản được xây dựng theo hướng quy định thay thế phí dịch vụ đấu giá tài sản thành thù lao dịch vụ đấu giá, theo đó, khoản 1 Điều 66 quy định trường hợp đấu giá tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá thì thù lao dịch vụ đấu giá được xác định theo cơ chế giá dịch vụ theo khung do Bộ Tài chính quy định, cơ chế giá dịch vụ khung không áp dụng đối với tài sản tự nguyện bán đấu giá của cá nhân, tổ chức.
    Dự kiến dự án Luật đấu giá tài sản có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2017. Trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2017 đến ngày 01/7/2017 sẽ không có văn bản pháp luật điều chỉnh việc thu phí dịch vụ đấu giá tài sản. Để tránh khoảng trống về mặt pháp lý, đảm bảo xử lý tài sản kịp thời, đặc biệt tài sản nhà nước và tài sản thi hành án, quy định tại khoản 4 Điều 80 cho phép các tổ chức đấu giá tài sản được thu phí dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định pháp luật hiện hành cho đến ngày Luật đấu giá tài sản có hiệu lực thi hành (01/7/2017), đồng thời bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 81 về hiệu lực thi hành đối với quy định tại khoản 4 Điều 80. Do vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ như quy định tại dự thảo Luật.
    Luật Đấu giá tài sản gồm 8 chương, 81 điều, Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2017.



    Tác giả bài viết: Thu Hằng
    Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn)
     

    Hỏi đáp pháp luật

    Hình ảnh hoạt động

    • 1
    • 1
    • 1
    • 1
    • 1

    Liên kết website

    Video

    Trường Trung cấp Luật Đồng Hới- Quảng Bình