Để đảm bảo tính khoa học, tính thống nhất trong việc viết và trình bày các tiểu luận thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp thuộc chương trình đào tạo trung cấp Luật, Trường Trung cấp Luật Đồng Hới hướng dẫn như sau:
I. THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC CỦA TIỂU LUẬN
Tiểu luận thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp bao gồm các bộ phận theo trình tự sau:
1. MỤC LỤC (mẫu 01).
2. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (mẫu 02 (nếu có)).
3. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong Phần mở đầu, yêu cầu học sinh trình bày được những nội dung sau:
- Thứ nhất, lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu)
+ Khái quát tính chất, vị trí, tầm quan trọng của vấn đề (đối tượng) nghiên cứu trong đề tài;
+ Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề, …
+ Nghiên cứu này nhằm giải quyết vấn đề gì hoặc trả lời câu hỏi nghiên cứu gì?
- Thứ hai, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng nào?
+ Phạm vi nghiên cứu (ở đâu? thời gian nào?)
- Thứ ba, phương pháp nghiên cứu
Học sinh có thể có một số phương pháp như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp thống kê toán học;
- Phương pháp tổng hợp;
- Phương pháp chuyên gia;
- ….
+ Mục đích sử dụng phương pháp để làm gì?
3.4. Cấu trúc của đề tài (bố cục đề tài)
- Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, tiểu luận có bao nhiêu chương.
- Liệt kê tên từng chương.
4. PHẦN NỘI DUNG
Nội dung được trình bày theo các chương. Số chương của một tiểu luận tùy thuộc vào từng đề tài cụ thể theo đề cương đã thống nhất giữa học sinh và giáo viên hướng dẫn (có thể chia 2 chương).
Mỗi chương chia làm nhiều mục; kết thúc mỗi chương nên có kết luận của chương, kết thúc mỗi mục nên có kết luận nhỏ cho mục đó.
5. PHẦN KẾT LUẬN
Phải khẳng định một cách khái quát, ngắn gọn nhất những nội dung chính của tiểu luận và kết quả đạt được, những đóng góp và đề xuất mới.
6. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nêu các tài liệu tham khảo đã được sử dụng để viết tiểu luận.
7. PHỤ LỤC (nếu có).
Phần phụ lục để dành cho các thông tin sau:
+ Kết quả của các phương pháp (điều tra, phỏng vấn).
II. KỸ THUẬT TRÌNH BÀY CỦA TIỂU LUẬN
1. Kỹ thuật trình bày tiểu luận
- Có thể đánh máy hoặc viết tay trên một mặt giấy A4 (210x297mm); dày từ 15 - 20 trang, đóng thành tập, có dán gáy. Bìa được trình bày bằng giấy cứng theo mẫu (mẫu 03).
- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa.
- Được đánh số trang từ 01 bắt đầu từ phần Mở đầu cho đến hết phần Tài liệu tham khảo. Số thứ tự trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang.
- Nếu đánh máy thì sử dụng Font chữ: Time New Roman, Cỡ chữ (size): 13, khoảng cách giữa các ký tự (character spacing): bình thường, không dùng chế độ nén hoặc dãn; khoảng cách các dòng (line spacing): 1.2 -1.5; định dạng trang (page setup) được quy định như sau: Lề trái 3,0 cm; lề phải 1,5 cm; lề trên 2,0; lề dưới 2,0. (không kể phần phụ lục).
2. Đánh số các chương, mục và tiểu mục
- Các chương: được đánh bằng hệ thống số La Mã.
- Mục lớn được đánh bằng hệ thống số La Mã, các mục nhỏ được đánh bằng hệ thống chữ số Arập.
- Trình bày theo thứ tự hợp lý.
Ví dụ: Chương I KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH - THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH - THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI (Chữ in đậm đứng 13) I. KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI (Chữ in đậm đứng 13) 1. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp kinh doanh - thương mại (Chữ thường đậm đứng 13) 1.1. Khái niệm tranh chấp kinh doanh - thương mại (Chữ thường đậm nghiêng 13) 1.1.1. (Chữ thường nghiêng 13) 1.1.2. (Chữ thường nghiêng 13) a) (Chữ thường đứng 13) b) (Chữ thường đứng 13) * - + 1.2. Đặc điểm tranh chấp kinh doanh - thương mại (Chữ thường đậm nghiêng 13) |
đảm bảo, khoa học, thống nhất, trình bày, tiểu luận, thực tập, nghề nghiệp, tốt nghiệp, chương trình, đào tạo, trung cấp, trường trung, hướng dẫn, thành phần, bao gồm, bộ phận, trình tự, mục lục, danh mục, mở đầu, yêu cầu
Ý kiến bạn đọc