14:27 ICT Thứ bảy, 18/01/2025 1
     

    Chuyên mục

    thành viên

    Lượt truy cập

    • Đang truy cập: 0
    • Hôm nay: 76521
    • Tháng hiện tại: 2230340
    • Tổng lượt truy cập: 69215491

    Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu khoa học » Nghiên cứu trao đổi

    KINH NGHIỆM DẠY NGHE MÔN TIẾNG ANH

    Thứ sáu - 08/04/2022 08:13

    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    I- LÝ DO CHON ĐỀ TÀI
    Mục tiêu của môn Tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng anh và những phẩm chất trí tuề cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy giáo trình Tiếng Anh dành cho học sinh trung cấp đều được biên soạn theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm (thematic approach) và đề cao các phương pháp học tập chủ động của học sinh.
    Cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được quan tâm và được phối hợp trong các nhiệm vụ của các hoạt động trên lớp.
    Một trong bốn kỹ năng mà người học tiếng Anh nói chung cũng như học sinh Trung cấp nói riêng thường gặp những khó khăn nhất định trong quá trình học đó là kỹ năng nghe.
    Trên thực tế để có được kỹ năng nghe tiếng Anh thì người học ngoại ngữ phải có quá trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội dung nghe khác nhau. Việc dạy và học nghe môn tiếng Anh tuy không còn mới mẽ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh bậc Trung cấp.
    Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo viên dần khắc phục những khó khăn để tiến hành dạy nghe môn tiếng Anh có hiệu quả hơn, học sinh tích cực, chủ động hơn khi tiếp thu, lĩnh hội  kiến thức của bài học.
    II-NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
    Khi nghiên cứu đề tài này, tôi cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
    1. Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn dạy và học tiếng Anh, các kỹ thuật dạy nghe.
    2. Thao giảng, dạy thử nghiệm.
    3. Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi, rút kinh nghiệm.
    4. Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh, để từ đó có sự điều chỉnh bổ sung hợp lý.
    III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    Đề tài xoay quanh vấn đề nghiên cứu giảng dạy và học tập môn nghe tiếng Anh của giáo viên và học sinh bậc Trung cấp. Song đối tượng nghiên cứu điển hình mà tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này là
    học sinh khóa 10 Trường Cao đẳng Luật Miền trung.
    IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
    Với việc nghiên cứu thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp giáo
    viên có được những kinh nghiệm sau:
    1. Cách thức tổ chức một tiết dạy nghe có hiệu quả.
    2. Các bước tiến hành một tiết dạy nghe có hiệu quả.
    3. Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng, kỹ xảo nghe tiếng Anh
    V. PH ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    1. Phương pháp quan sát: Tôi tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp.
    2. Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ của tôi, đồng nghiệp và tôi tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra đư ợc những kinh nghiệm cho tiết dạy.
    3. Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm theo từng mục đích yêu cầu cụ thể một số tiết dạy nghe.
    4. Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra, đánh giá việc nắm nội dung bài của học sinh.
    B- PHẦN NỘI DUNG
    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
    1. Mục đích dạy học:
    Mục đích của việc dạy ngoại ngữ không phải là cung cấp cho học sinh kiến thức
    của ngôn ngữ đó, mà mục đích cuối cùng  của việc  dạy ngoại ngữ là dạy cho học sinh khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ đó. Khả năng giao tiếp của học sinh thể hiện qua các kỹ năng:  Nghe, Nói, Đọc, Viết. Kỹ năng nghe của học sinh được hình thành qua một quá trình học tập rèn luyện trong môi trường Anh ngữ. Ngoài việc học tập ở trường lớp, học sinh phải tự học tập và rèn luyện nghe thông qua các hình thức và các phương thức khác nhau.
    Kỹ năng nghe là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ vào mục đích nghe hiểu bằng tiếng Anh.
    2. Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của tiết dạy nghe.
    a- Giáo viên:
    -Với phương pháp dạy học mới, tích cực thì giáo viên đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển học sinh trong giờ học.
    - Để tiến hành một tiết dạy nghe có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện tốt các yếu tố cơ bản sau:
    + Chọn và sử dụng linh hoạt các kỷ thuật dạy nghe phù hợp với từng nội dung bài dạy
    + Tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý.
    + Sử dụng thành thạo các phương tiện, các thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ dạy nghe.
    +Sáng tạo ra các đồ dùng dạy học phù hợp phục vụ cho tiết dạy.
    +Truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh.
    b- Phương pháp kỹ thuật dạy nghe (Listening Techniques)
    Phương pháp dạy nghe được qui định bởi nội dung dạy nghe, nói cách khác, nội dung bài  dạy nghe chi phối việc lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp, kỹ thuật dạy nghe. Mỗi kỹ thuật dạy học phù hợp với hình thức bài dạy cụ thể (dạy ngữ pháp, dạy nói, dạy viết)
    c. Các phương tiện thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho viêc dạy nghe:
    -Việc sử dụng thiết bị tranh ảnh hỗ trợ cho dạy học đối với môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng được coi là một phương tiện thể hiện một phần nội dung chính của giáo trình. Muốn thực hiện tốt các bài luyện nghe này thì người học phải được nghe các nội dung bài học trong băng. Hơn thế nữa, thiết bị dạy học còn là phương tiện tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thúc đảy động cơ và gây hứng thú học tập.
    - Các thiết bị cần cho môn học:
    + Máy thu phát băng cát sét.
    + Máy ghi âm các bài đọc và nghe theo giáo trình.
    + Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài học trong giáo trình.
    +Các tranh ảnh, đồ dung giáo viên tự tạo…
    d. Học sinh:
    Trong mối tương quan giữa cách dạy và cách học: Giáo viên là người tổ chức, điều khiển, học sinh tự chiếm lĩnh tri thức bằng chính những thao tác, những hành động trí tuệ của riêng mình dưới vai trò điều khiển của giáo viên.
    Để tiết dạy nghe được tốt thì học sinh cần có những kỹ năng cần thiết trong việc nghe hiểu bằng tiếng Anh.
    II- THỰC TRẠNG DẠY NGHE MÔN TIẾNG ANH TRƯỜNG THPT LỆ THỦY.
    1. Ưu đi ểm:
    Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình giảng dạy nhưng chúng tôi đã biết khắc phục vượt lên những khó khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy nghe môn tiếng Anh nhằm đáp ứng mục đích , chương trình giáo trình .
    a. Về phía giáo viên:
    - Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng- kỹ thuật dạy nghe.
    - Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức một tiết dạy nghe.
    - Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học.
    - Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, vì vậy nhiều tiết dạy nghe trở nên sinh động , có sức lôi cuốn và đạt hiệu quả cao.
    - Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình dạy nghe: băng đĩa máy cat sét, đèn chiếu phòng hi-class…
    b. Về phía học sinh:
    - Học sinh dã quen dần vói môn hoc nghe.
    - Nhiều học sinh đã nghe và nhận biết được giọng đọc, nói của người bản ngữ.
    - Phần lớn học sinh đã nghe được những bài nghe có nội dung đơn giản.
    - Một số học sinh đã hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong học tập.
    2.Tồn tại:
    a. Giáo viên:
    -Vẫn còn một số giáo viên gặp một số khó khăn nhất định trong việc thực hiện các thao tác, kỹ thuật dạy nghe, trong việc lựa chọn các kỹ thuật cho phù hợp với từng tiết dạy, từng giai đoạn của tiết dạy, còn ngại sử dụng hoặc sử dụng chưa thành thạo đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy nghe (máy cát sét, đèn chiếu…)                     
    b. Học sinh:
    - Động cơ để nghe hiểu bằng tiếng Anh còn hạn chế.
    -Nhiều em ít có cơ hội để nghe, ít tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng    mà có thể qua đó nghe tiếng Anh.
    -Một số em còn ngại nghe và nói bằng tiếng Anh, cò sợ bị mắc lỗi.
    -Học sinh chưa quen với tốc độ đọc, nói trong băng của người Anh.
    c. Phương tiện đồ dùng dạy học:
    - Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy còn quá ít: tranh ảnh, đài …
    - Chất lượng băng thâu chưa tốt.
    d. Điều tra cụ thể:
    -Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đảm nhận lớp 10A, B, C. Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm. Ngay từ đầu năm học tôi đã định hướng cho mình một kế hoạch và phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh mình trực tiếp giảng dạy. Qua điều tra tôi đã nhận thây rằng hầu hết các em nắm từ vựng không chắc, kỹ năng nghe và giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế. Kết quả điều tra cụ thể như sau:
    Lớp TSHS Giỏi   Khá   T.B   Yếu   Kém  
        SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
    10A  44 4 9 % 6 15 % 19 43% 10 22,% 5 11%
    10B  45 7 16% 9 20% 11 24% 13 29% 5 11%
    10C  45 7 16% 8 18% 10 22% 14 31% 6 13%
    III. MỘT SỐGIẢI PHÁP THỰC TẾ ĐỂ TIẾN HÀNH MỘT TIẾT DẠY NGHE ĐẠT HIỆU QUẢ
    1. Lập kế hoạch cho một tiết dạy nghe:
    a. Đối với giáo viên:
    Để một tiết dạy nghe được tốt thì người giáo viên cần thực hiện các bước sau:
    - Nghiên cứu kỷ các nội dung tiết dạy từ giáo trình, giáo trình là cơ sở quan trọng để giáo viên hoạch định giảng dạy cho tiết học. Việc nghiên cứu kỹ giáo trình sẽ giúp cho việc giáo viên tổ chức, điều khiển tiết dạy nghe đi đúng trọng tâm, trọng điểm, phân bố thời gian cho các bước, các hoạt động một cách khoa học.
    - Nghiên cứu mục đích yêu cầu của tiết dạy: Mục đích, yêu cầu của tiết dạy là đích mà cả giáo viên và học sinh cần phải đạt được sau mỗi tiết học. Đối với tiết dạy nghe,
    thông thường mục đích yêu cầu của tiết dạy là giúp học sinh luyện tập và phát triển các
    kỹ năng: Listening (nghe), Speaking (nói)Reading (đọc) Writing (viết) (trong đó kỹ năng nghe là chủ yếu). Sau khi kêt thúc phần nghe học sinh hiểu được nội dung chính của bài nghe và thực hiện một số yêu cầu hay bài tập ngôn ngữ nào đó.
    - Lựa chọn và phối hợp các kỹ thuật dạy nghe (Listening Techniques) một cách linh hoạt và phù hợp (dựa vào nội dung tiết dạy, đặc điểm, năng lực của lớp học và các giai đoạn trong tiến trình dạy nghe :Pre-listening, While- listening, Post- listening.) Trong mỗi giai đoạn có các kỹ thuật dạy nghe đạc trưng riêng.
    - Sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy nghe:
    * Sử dụng máy cát sét :
    + Trước khi thực hiện dạy học cần chuẩn bị máy tốt, băng rõ và pin dự
    phòng khi mất điện.
    + Phải đảm bảo tính an toàn khi thao tác
    + Xem xét sự cần thiết, hiệu quả mang lại, thời gian cụ thể cho từng công đoạn…
    * Sử dụng tranh minh hoạ:
    + Kênh hình trong SGK: Một trong những thế mạnh của bộ SGK biên soạn theo chương trình mới là có nhiều tranh hình minh hoạ. Việc tận dụng đến mức
    tối đa các tranh hình trong SGK để giúp học sinh hiểu bài học là điều cần chú trọng.
    + Tranh hình minh hoạ phải có sự lien hệ thực tế gần gũi với nội dung bài học.
    + Cần phải lên một giáo án hợp lý, khoa học: Giáo viên cần hoạch định rõ
    hoạt động của thầy, hoạt động của trò, các yêu cầu của từng bài tập, các phương án trả
    lời của học sinh.
    + Trao đổi thảo luận về phương án giảng dạy với đồng nghiệp.
    b. Đối với học sinh:
    Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học tới bằng cách:
    - Ra hệ thống các câu hỏi gợi mở về bài mà các em sắp được học để học sinh có
    thời gian suy nghĩ, tìm hiểu tài liệu.
    - Yêu cầu học sinh thực hiện một số bài tập liên quan đến nội dung tiết dạy.
    - Khuyến khích, động viên học sinh tự tin, chủ động, sáng tạo nêu ra những vấn
    đề, câu hỏi có liên quan đến bài dạy.
    2. Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe
    Tiến trình của một tiết dạy nghe bao gồm ba giai đoạn: Pre-Listening, While-Listening, và Post-Listening. Tiến trình này không những giúp học sinh nắm hiểu bài mà còn giúp các em sử dụng kỹ năng nghe trong giao tiếp thực tế. Song vấn đề tiên quyết là giáo viên cần phải xác định rõ ràng mục đích yêu cầu của từng bài nghe cụ thể để từ đó định hướng cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ trong những giai đoạn tiếp theo.
    a. Pre-Listening: (7 phút)
    (True/ False Prediction, Open Prediction, Ordering, Pre-Questions)
    Đây là giai đoạn giúp học sinh định hướng, suy nghĩ về đề tài hay tình huống trước khi học sinh nghe. Giai đoạn này:
    - Giáo viên nên tạo tâm thế chuẩn bị nghe cho học sinh bằng cách dẫn dắt gợi hỏi về chủ đề bài nghe, yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc từ và đoán xem các em sẽ nghe chủ đề gì, ai sắp nói với ai …
    - Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đoán sơ bộ về nội dung sắp nghe thông qua tranh hay tình huống bài nghe. Có thể các em nói không chính xác với những gì các em sắp nghe nhưng vấn đề đạt ra là các em có hứng thú trước khi nghe.
    - Giáo viên giúp các em lường trước những khó khăn có thể gặp phải về phát âm hay cấu trúc mới, các kiến thức nền.
    - Cuối cùng là giáo viên nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêu lần và hướng dẫn yêu cầu nhiệm vụ khi nghe (chọn đúng, sai, trả lời câu hỏi …)
    b. While-Listening: (20 phút)(Selecting, Delibrate Mistakes, Grids, Listen and Draw, Comprehension Questions)
    Đây là giai đoạn học sinh có cơ hội luyện tập. Ở giai đoạn này, giáo viên đưa ra các dạng bài tập, yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh có thể mắc lỗi ở giai đoạn này vì vậy giáo viên chú ý cần sữa lỗi cho học sinh và đưa ra các phương án đúng.
    Giáo viên bật băng hay đọc 2 đến 3 lần (nếu nội dung khó có thể nhiều lần hơn. Lần đầu giúp học sinh với bài nghe hiểu và bao quát nội dung bài nghe (pendown). Lần thứ hai nghe thông tin chính để hoàn thành bài tập. Lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm. Mục tiêu chính của nghe hiểu là học sinh nghe lấy nội dung chính hay thông tin chi tiết đồng thời hiểu được thái độ quan điểm của tác giả. Do đó giáo viên cho học sinh nghe cả bài để nắm được ý chung cũng như bố cục bài và làm bài tập, sau đó có thể cho nghe lại từng đoạn để nắm kết quả hoặc nghe lại những chỗ khó để khẳng định đáp án. Nên hạn chế cho học sinh nghe từng từ vì làm như vậy sẽ khiến người học có thói quen phải hiểu từng câu từng từ trước khi nghe.
    c. Post-Listening: (10 phút)(Roleplay, Recall the story, Write- it – up, Further practice…)
    Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe. Ở giai đoạn này học sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ đã được luyện tập ở giai đoạn “While – Listening” vào các tình huống giao tiếp thực tế, có ý nghĩa. Sau khi nghe học sinh cần thực hiện một số bài tập như: báo cáo trước lớp hay trong nhóm về kết quả bài tập, các học sinh khác nghe, cho ý kiến nhận xét, hoặc chữa bài cho bạn. Giáo viên cần kết hợp các kỹ năng khác như recall, write-it-up, discussion…
    IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỚC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
    Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã đạt được một số kết quả khả quan. Trước hết những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình ,giáo trình ; học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động, sang tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nỗi nhẹ nhàng, học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng lo ngại khi bước vào giờ học. Đây cũng chính là những nguyên nhân đi đến kết quả tương đối  khả quan của kì I vừa qua:
     
    Lớp TSHS Giỏi   Khá   T.B   Yếu   Kém  
        SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
    10A  44 10 23 % 15 34% 14 32% 5 11% 0 0%
    10B  45 12 27% 15 33% 14 31% 4 9% 0 0%
    10C  45 11 24% 14 32% 13 29% 7 15% 0 0%
     
    V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM                           
    Sau khi áp dụng thành công đề tài này bản thân tôi đã gặt được những kết quả đáng kể và những kinh nghiệm quý báu cho bản than như sau:
    1. Giáo viên phải luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính để giao tiếp. Tuỳ theo khối lớp và đối tượng học sinh, giạo viên có thể sử dụng những câu tiếng Anh ngắn gọn, đơn giản, dể hiểu, dể nhớ, dể thuộc.
    - Giáo viên phải luôn biết khích lệ học sinh sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp bằng kiến thức đã học.
    - Giáo viên không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói. Hãy để các em nghe và nói tự nhiên. Đùng bao giờ buộc học sinh phải dừng nói trong khi học sinh đó đang cố gắng diễn tả ý nghĩ của mình bằng tiếng Anh; làm như vậy sẽ khiến các em cảm thấy sợ khi nghe và nói.
    - Giáo viên nên lồng ghép các hoạt động nghe và nói tiếng Anh với hình thức “vừa chơi vừa học.”
    - Hướng dẫn các em tập nghe tiếng Anh qua đài, Tivi …
    2. Giáo viên cần lôi cuốn, thu hút học sinh bằng các hình thức hoạt động, các kỹ thuật dạy nghe phù hợp cho từng giai đoạn của một tiết nghe.
    3. Sử dụng những đồ dùng dạy nghe phù hợp với nội dung của bài nghe như tranh ảnh, mô hình. Sủ dụng băng, đĩa sáng tạo (thu một bài nghe tiếng Anh vào băng hoặc đĩa 3 đến 4 lần. Điều này rất thuận tiện trong thao tác và tiết kiệm thời gian trên lớp.) .
    4. Ở giai đoạn luyện tập sau khi nghe, giáo viên cần đưa ra các bài tập phù hợp, có tính năng giao tiếp thực tế cao.
    VI. NHŨNG KIẾN NGHỊ:
    Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn, mục đích dạy học cũng như những thành công và hạn chế khi thực hiện đề tài, để góp phần cho việc dạy tiếng Anh nói chung, dạy nghe nói riêng đạt chất lượng ngày càng tốt hơn bản thân tôi có những kiến nghị thiết thực sau:
    * Về phía cơ sở:
    - Các kỹ năng học ngoại ngữ phải được luyện tập theo đặc trưng riêng trong môi trường ngoại ngữ, vì vậy cần phải có phòng bộ môn để tránh gây tiếng ồn cho những lớp học bên cạnh cũng như không bị tác động của những tiếng ồn từ ngoài vào.
    - Hệ thống điện phải được tu sữa để đảm bảo tính hữu dụng và an toàn khi sử dụng.
    - Cung cấp thêm đài, băng cát sét (đài còn ít, băng, đĩa thì chất lượng chưa đảm bảo.)
    * Về phía lãnh đạo cấp trên:
    Cần tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu, học hỏi và rút kinh nghiệm qua các hội thảo chuyên đề.
    C- KẾT LUẬN
    Ở bậc dạy Trung cấp việc dạy nghe môn tiếng Anh trong chương trình là điều kiện tốt để học sinh có thể phát triển một cách đày đủ các kỹ năng ngôn ngữ. Song việc dạy và học tiếng Anh còn “mới” đối với cả học sinh và giáo viên. Cả học sinh và giáo viên đều không thể tránh khỏi những khó khăn. Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường chúng tôi khắc phục dần khó khăn để thực hiện việc dạy và học nghe môn tiếng Anh đạt hiệu quả tốt hơn. Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục thừa kế và phát huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện đề tài, đồng thời không ngừng học hỏi rút kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh của Bộ Lao động Thương binh xã hội.
    CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. SGV, SGK mới của Bộ GD-ĐT.
    2. Sách “ Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học bậc THPT môn tiếng Anh của Bộ GD-ĐT
    3. Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp môn tiếng Anh
    4. English language Teaching Methodology cuả Bộ GD- ĐT 2003.
    5. Đánh giá trong Giáo dục của Bộ GD-ĐT.

    Tác giả bài viết: Ths. Hoàng Thị Tuyết Trinh - Khoa Đào tạo cơ bản
     

    Hỏi đáp pháp luật

    Hình ảnh hoạt động

    • 1
    • 1
    • 1
    • 1
    • 1

    Liên kết website

    Video

    Trường Trung cấp Luật Đồng Hới- Quảng Bình