06:55 ICT Thứ tư, 22/01/2025 1
     

    Chuyên mục

    thành viên

    Lượt truy cập

    • Đang truy cập: 0
    • Hôm nay: 34738
    • Tháng hiện tại: 2794309
    • Tổng lượt truy cập: 69779460

    Trang nhất » Tin Tức » Đào tạo » Chương trinh đào tạo Trung cấp luật » Ngành Dịch vụ pháp lý

    Chương trình Đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp ngành Pháp luật 02 năm

    Thứ tư - 19/10/2016 15:23

                 Ngành đào tạo: Pháp luật.
                 Mã ngành: 42380101
                 Thời gian đào tạo: 2 năm:
                 Đối tượng tuyển sinh: Người học đã có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên.
                 Loại hình đào tạo: Chính quy.
                I. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH
                Chương trình trung cấp chuyên nghiệp ngành Pháp luật được thiết kế để đào tạo người học trở thành cán bộ pháp luật có thể làm tốt công tác Tư pháp cấp xã, cán bộ làm việc trong cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện và cấp tỉnh, cán bộ giúp việc Văn phòng luật sư, Văn phòng công chứng, cán bộ tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, các chức danh chuyên môn và lãnh đạo của chính quyền cơ sở…; là người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản trong lĩnh vực luật; có khả năng phục vụ cho các cơ quan của chính quyền cơ sở, các cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tư pháp địa phương, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các doanh nghiệp…; là những người có tác phong công nghiệp, có sức khỏe và khả năng ổn định việc làm hoặc có khả năng thích ứng với cuộc sống; tôn trọng các quy định tại nơi làm việc, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có đủ sức khỏe để làm việc đáp ứng yêu cầu phát triển của bản thân và của nền kinh tế - xã hội.
               Chương trình khóa học bao gồm những kiến thức cơ bản chung như: Giáo dục chính trị, Ngoại ngữ, Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Tin học và các kiến thức cơ sở, chuyên ngành Luật như: Nhà nước và pháp luật; Tổ chức bộ máy nhà nước và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động… của các cơ quan trong tổ chức bộ máy và nền công vụ Việt Nam; khái quát những vấn đề cơ bản về luật nội dung và luật hình thức của pháp luật hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, tài chính, đất đai, môi trường, lao động và an sinh xã hội… Khoá học còn đi sâu cung cấp kinh nghiệm trong thực tiễn tác nghiệp cho các đối tượng đào tạo, phù hợp với công việc của người học sau khi tốt nghiệp ra trường, như kỹ năng nghiệp vụ về hộ tịch, chứng thực; phổ biến giáo dục pháp luật và hoà giải ở cơ sở; xây dựng và soạn thảo văn  bản  hành chính thông dụng; thi hành án; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính ở cấp xã…
                Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc ở nhiều cơ quan, với nhiều vị trí công việc khác nhau: Công chức cấp xã (ở hầu hết các chức danh, kể cả chức danh lãnh đạo), cán bộ Phòng Tư pháp, Sở Tư pháp, cán bộ thi hành án, hoặc làm việc tại các phòng công chứng, văn phòng công chứng, văn phòng luật sư, công ty tư vấn luật, trường học, doanh nghiệp...
    Người học được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp luật có cơ hội học liên thông lên trình độ cao hơn theo quy định của Pháp luật.
                II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
                Đào tạo người học trở thành cán bộ pháp luật có trình độ trung cấp, có sức khỏe, kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ, có thể đảm nhận được tốt nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực pháp luật trong các cơ quan tư pháp địa phương, các cơ quan hành chính, các tổ chức kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội… và đồng thời có khả năng học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu công tác góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
                III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
                1. Khung chương trình đào tạo
                1.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo
    Đào tạo 2 năm (4 kỳ) với khối lượng chương trình đạt 96 đơn vị học trình;
    1.2. Cấu trúc kiến thức
    STT Nội dung Số tiết, ĐVHT
    Số tiết ĐVHT
    1 Các học phần chung 420 21
    2 Các học phần cơ sở 510 28
    3 Các học phần chuyên môn 525 25
    4 Thực tập nghề nghiệp 12 tuần 12
    5 Thực tập tốt nghiệp 10 tuần 10
    Cộng (ĐVHT)   96
    2. Chương trình đào tạo cụ thể
    STT Tên môn học Tổng số tiết/đvht Phân bổ thời lượng dạy học (đvht)
    HK-I
    (LT-TH)
    HK-II
    (LT-TH)
    HK-III
    (LT-TH)
    HK-IV
    (LT-TH)
    I Các học phần chung   420/21  12-3 4-2    
    Học phần bắt buộc
    1 Giáo dục chính trị 75/5 (5-0)      
    2 Tin học 60/3 (2-1)      
    3 Ngoại ngữ 90/5 (2-0) (2-1)    
    Học phần điều kiện
    4 Giáo dục quốc phòng 75/3 (2-1)      
    5 Giáo dục thể chất 60/2 (1-1)      
    Học phần tự chọn (chọn tối thiểu một trong các học phần sau)
    6 Kỹ năng điều hành công sở và giao tiếp công vụ 60/3   (2-1)    
    7 Khởi tạo doanh nghiệp 60/3   (2-1)    
    II Các học phần cơ sở 510/28 4-0 12-4 6-2  
    1 Lý luận về Nhà nước và Pháp luật 30/2 (2-0)      
    2 Luật Hiến pháp 30/2 (2-0)      
    3 Luật Hành chính 45/3   (3-0)    
    4 Luật Hình sự 45/2   (1-1)    
    5 Luật Tố tụng hình sự 45/2   (1-1)    
    6 Luật Dân sự 60/3   (2-1)    
    7 Luật Hôn nhân và gia đình 45/2   (1-1)    
    8 Luật Thương mại 30/2   (2-0)    
    9 Luật Tài chính 30/2   (2-0)    
    10 Luật Lao động và an sinh xã hội 30/2     (2-0)  
    11 Luật Đất đai 45/2     (1-1)  
    12 Luật Tố tụng dân sự 45/2     (1-1)  
    13 Luật Môi trường 30/2     (2-0)  
    III Các học phần chuyên môn 525/25        
    Học phần bắt buộc 435/21   4-2 8-5 1-1
    1 Nghiệp vụ đăng ký và quản lý hộ tịch 60/3   (2-1)    
    2 Nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác hoà giải ở cơ sở 60/3   (2-1)    
    3 Nghiệp vụ chứng thực của UBND cấp huyện và cấp xã 45/2     (1-1)  
    4 Kỹ năng hành chính văn phòng 60/3     (2-1)  
    5 Nghiệp vụ thi hành án dân sự 60/3     (2-1)  
    6 Kỹ năng soạn thảo một số văn bản hành chính thông dụng 45/2     (1-1)  
    7 Nghiệp vụ văn thư, lưu trữ 60/3     (2-1)  
    8 Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính ở xã, phường, thị trấn 45/2       (1-1)
    Học phần tự chọn (chọn tối thiểu hai trong các học phần sau) 90/4       2-2
    9 Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã 45/2       (1-1)
    10 Chính sách công và vấn đề xây dựng và áp dụng chính sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn 45/2       (1-1)
    11 Quản lý môi trường ở chính quyền cấp xã 45/2       (1-1)
    12 Kiểm soát thủ tục hành chính 45/2       (1-1)
    13 Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 45/2       (1-1)
    IV Thực tập nghề nghiệp và Thực tập tốt nghiệp 24 ĐVHT
    1 Thực tập nghề nghiệp         12-0
    2 Thực tập nghề nghiệp         10-0
    Tổng cộng (đvht) 96 ĐVHT
                3. Thi tốt nghiệp
    TT Môn thi Hình thức thi Thời gian (phút) Ghi chú
    1 Giáo dục chính trị Viết    
    2 Lý thuyết tổng hợp (gồm các học
    phần: Luật hành chính, Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật đất đai)
    Viết    
    3 Thực hành nghề nghiệp (rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ về Công tác hộ tịch, Xây dựng văn bản pháp luật, Tuyên truyền pháp luật...) Thi viết hoặc thực hành    
     

     

    Hỏi đáp pháp luật

    Hình ảnh hoạt động

    • 1
    • 1
    • 1
    • 1
    • 1

    Liên kết website

    Video

    Trường Trung cấp Luật Đồng Hới- Quảng Bình