Tổng quan hệ thống pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hệ thống pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thuộc hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, vì vậy mang những đặc thù của hệ thống pháp luật này. Trải qua những giai đoạn khác nhau của lịch sử hệ thống pháp luật của hai nước ngày càng được chú trọng và hoàn thiện. Để có thể nhìn nhận một cách tổng quan nhất về hệ thống pháp luật của hai nước trong phạm vi bài viết đề cập đến tổng quan về hệ thống pháp luật Việt Nam và tổng quan hệ thống pháp luật Lào được nhìn nhận dưới góc độ lý luận và đi sâu vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hai nước.
I. TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Hệ thống cấu trúc của hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật gồm hai mặt trong chỉnh thể thống nhất gồm hệ thống cấu trúc của pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
 Hệ thống cấu trúc có ba thành tố cơ bản ở ba cấp độ khác nhau: quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật.
- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung nó được đặt ra để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể.
- Chế định pháp luật: là một nhóm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có tính chất chung, rất gần nhau hoặc có liên quan mật thiết với nhau
- Ngành luật: là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội tương ứng với một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.[1]
Dưới góc độ lý luận, hệ thống pháp luật Việt Nam theo hệ thống cấu trúc gồm có 12 ngành luật: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật tố Tụng hình sự, Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Luật Đất đai, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Tố tụng dân sự và Luật kinh tế.
2.  Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
* Các loại văn bản quy phạm pháp luật:
Theo quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam bao gồm các loại sau đây:
Loại văn bản Thẩm quyền ban hành
Hiến pháp Quốc hội
Bộ luật, luật, nghị quyết Quốc hội
Pháp lệnh, nghị quyết Ủy ban thường vụ Quốc hội
Nghị quyết liên tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Lệnh, quyết định Chủ tịch nước
Nghị định  Chính phủ
Nghị quyết liên tịch Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Quyết định Thủ tướng Chính phủ
Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Thông tư Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Thông tư liên tịch Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Quyết định Tổng Kiểm toán nhà nước
Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Quyết định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Chính quyền địa phương
Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
Quyết định Ủy ban nhân dân cấp huyện
Nghị quyết Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn
Quyết định Ủy ban nhân dân cấp xã
 
* Nội dung các văn bản:[2]
 
Loại văn bản Nội dung
Luật, nghị quyết của Quốc hội
Luật - Quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức khác
- Quyền con người, quyền nghĩa vụ công dân theo quy định của Hiến pháp
- Quy định về các chính sách kinh tế - xã hội của đất nước; chính sách đối ngoại và chính sách quốc phòng, an ninh.
- Quy định về trưng cầu dân ý
- Cơ chế bảo vệ Hiến pháp và các quy định khác.
Nghị quyết của Quốc hội - Quy định về tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
- Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;
- Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
- Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Đại xá;
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
Pháp lệnh Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao
Nghị quyết  - Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
- Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội;
- Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ hợp gần nhất;
- Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
- Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được;
 Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.
Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quy định chi tiết những vấn đề được luật giao
Nghị định - Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
- Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Quyết định  của Thủ tướng Chính phủ - Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
- Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao HHHhhhhhướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử.
Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao
Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Quy định, những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ  - Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.
 Thông tư liên tịch  Quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.
Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước Quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh - Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
- Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
- Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;
- Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
- Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;
- Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.
Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Ban hành quyết định theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã Ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao.
3. Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
- Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
- Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.[3]
II. TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
1. Lĩnh vực pháp luật
Dưới góc độ lý luận hệ thống pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được chia thành 4 lĩnh vực pháp luật cơ bản như sau:
- Quản lý hành chính và tư pháp
- Lao động và tài nguyên thiên nhiên
- Kinh tế và tài chính
- Văn hóa xã hội.
2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Theo quy định tại Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nước Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào hệ thống văn bản được chia thành hai kiểu văn bản như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật chung;
- Văn bản quy phạm pháp luật cá biệt.
a) Các loại văn bản quy phạm pháp luật chung
*  Theo quy định tại Điều 4 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
Loại văn bản Thẩm quyền ban hành
Hiến pháp Quốc hội
Luật Quốc hội
Nghị quyết Quốc hội
Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Sắc lệnh Chủ tịch nước
Nghị định  Chính phủ
Nghị quyết Chính phủ
Chỉ thị, Quyết định Thủ tướng Chính phủ
Chỉ thị, Quyết định, Thông tư Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ
Chỉ thị, Quyết định, Chỉ thị Tỉnh trưởng, Đô trưởng
Chỉ thị, Quyết định, Chỉ thị Trưởng các quận, huyện
Quy chế Bản
 
*  Nội dung các loại văn bản:
Loại văn bản Nội dung
Luật Quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục và biện pháp nhằm điều chỉnh mối quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực hoặc trong một lĩnh vực nào đó có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc và được áp dụng một cách lâu dài do cơ quan có thẩm quyền xây dựng [4]
Nghị quyết của Quốc hội Quyết định về một vấn đề cụ thể đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội liên quan đến kinh tế-xã hội kế hoạch phát triển, kế hoạch ngân sách nhà nước, thực hiện pháp luật và các vấn đề khác theo nhiệm vụ của Quốc hội[5]
Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội Quyết định được thực hiện trên bất kỳ vấn đề đưa vào một cuộc họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, luật pháp bao gồm việc giải thích Hiến pháp, luật và các vấn đề khác theo các quyền và nghĩa vụ của Ủy ban thường vụ quốc hội.[6]
Sắc lệnh Văn bản pháp luật thấp hơn luật xác đinh các nguyên tắc, quy định và biện pháp quản lý các mối quan hệ xã hội hoặc sửa đổi các Điều khoản cụ thể trong luật[7]
Nghị định của Chính phủ - Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết Ủy ban thường vụ Quốc hội, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch chiến lược;
-  Quản lý các mối quan hệ xã hội ở một khu vực nhất định để đáp ứng nhu cầu của Nhà nước về quản lý và quản lý kinh tế - xã hội nơi có điều kiện để đưa ra luật pháp là thiếu sót;
- Thành lập tổ chức và hoạt động của một Bộ và một cơ quan ngang Bộ..[8]
Nghị quyết của Chính phủ Quyết định về một số vấn đề đưa vào xem xét tại cuộc họp Chính phủ như: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,  kế hoạch phát triển quốc gia, kế hoạch ngân sách nhà nước và các vấn đề khác theo sự uỷ nhiệm của Chính quyền.[9]
Lệnh Văn bản pháp luật do người đứng đầu cơ quan Nhà nước yêu cầu các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện một kế hoạch, Luật, Nghị định của Chủ tịch nước và các quy định, vấn đề khác thuộc phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ của họ.[10]
Quyết định Văn bản pháp luật do người đứng đầu cơ quan Nhà nước ban hành quyền thực thi các quyền và nghĩa vụ của mình hoặc để xây dựng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác.[11]
Thông tư/chỉ thị Văn bản pháp luật do người đứng đầu cơ quan Nhà nước ban hành nhằm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Kế hoạch Ngân sách Nhà nước, kế hoạch hoặc các hoạt động nhất định bằng cách cung cấp sự hiểu biết chung, phương thức, thủ tục và việc sử dụng thiết bị, khung thời gian cho việc thực hiện, điều phối và một số vấn đề khác.[12]
Quy chế Quy chế của Bản là văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quản lý Bản đặt ra để tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên hoặc để quản lý, đảm bảo trật tự an toàn xã hội theo phạm vi quyền và nhiệm vụ của mình.[13]
 
b) Văn bản quy phạm pháp luật cá biệt
- Lệnh ban hành Luật;
-  Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định về việc khen thưởng hoặc bổ nhiệm cá nhân được đảm nhiệm một cương vị nào đó hoặc về một công việc cụ thể nào đó;
- Thông báo.
3. Hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật[14]
Hiến pháp, Luật và Pháp lệnh đã được ban hành có hiệu lực thi hành sau 15 trở đi ngày kể từ ngày được đăng Công báo.
- Các văn bản quy phạm pháp luật  khác có hiệu lực thi hành sau 15 ngày trở đi ngày kể từ ngày được đăng Công báo ngoại trừ văn bản quy phạm pháp luật  cấp huyện và cấp Bản có thể đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương hoặc niêm yết bằng hình thức mà nhân dân có thể tiếp cận một cách dễ dàng.
- Văn bản quy phạm pháp luật  gốc đã được niêm yết rồi phải gửi cho các cơ quan có liên quan của Nhà nước trong thời hạn 5 ngày trở đi kể từ ngày được niêm yết. Cơ quan nói trên phải đưa văn bản quy phạm pháp luật  đăng Công báo trong thời hạn 10 ngày trở đi kể  từ ngày nhận được văn bản quy phạm pháp luật  đó ngoại trừ ban hành văn bản quy phạm pháp luật  trong trường hợp cần thiết và khẩn cấp cho có hiệu lực thi hành tức thì kể từ ngày niêm yết trở đi nhưng sau đó phải đưa văn bản quy phạm pháp luật  đăng Công báo.
- Đối với văn bản quy phạm pháp luật  có hiệu lực thi hành trước Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng văn bản quy phạm pháp luật  phải gửi văn bản quy phạm pháp luật  trong phạm vi chịu trách nhiệm của mình cho cơ quan Nhà nước có liên quan để đăng Công báo trong thời gian 02 năm trở đi kể từ ngày 01/01/2013. văn bản quy phạm pháp luật nào không được đăng Công báo trong thời gian nói trên xem như là không có hiệu lực thi hành nữa.
4. Hiệu lực hồi tố của văn bản quy phạm pháp luật[15]
- Văn bản pháp luật có thể có hoặc không có hiệu lực hồi tố.
- Văn bản pháp luật chỉ có hiệu lực hồi tố khi nó được định nghĩa trong các văn bản có liên quan.
- Văn bản pháp luật sẽ không có hiệu lực hồi tố trong các trường hợp sau:
+  Nghĩa vụ pháp lý được xác định trong một luật mới chưa được quy định tại các luật khác;
+ Trách nhiệm pháp lý có mức độ trách nhiệm cao hơn mức quy định trong ban hành pháp luật.
- Pháp luật hình sự không có hiệu lực hồi tố; nói cách khác hiệu lực hồi tố của luật hình sự chỉ có thể thực hiện được khi dựa trên một quyết định và mục đích hợp lý, và phải tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan.
Khi pháp luật hồi tố đòi hỏi Nhà nước quốc hữu hóa tài sản của người khác thì Nhà nước bồi thường cho người đó theo quy định.
Có thể nhận định rằng hệ thống pháp luật của hai nước có những nét tương đồng với nhau cả về tư duy lập pháp và kỹ thuật lập pháp. Những cải cách pháp luật của Lào trong giai đoạn vừa qua cũng được thực hiện trên cơ sở kinh nghiệm cải cách pháp luật của Việt Nam. Mặc dù vậy, giữa pháp luật Lào và Việt Nam cũng có những điểm khác nhau xuất phát từ sự khác nhau của hệ thống chính trị. Trải qua 56 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, giữa hai nước thường xuyên có các chương trình hợp tác đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật, từ đó thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống pháp luật của hai nước.
 
 
 
 

[1] Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột, Nxb Tư pháp (2017) tr.223 - 225
[2] Xem Điều 15 - Điều 30 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
[3] Xem Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
[4] Xem Điều 17 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
 
[5] Xem Điều 59 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
 
[6] Xem Điều 61 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
 
[7] Xem Điều 63  Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
 
[8] Xem Điều 66 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
 
[9] Xem Điều 69 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
 
[10] Xem Điều 72 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
 
[11] Xem Điều 73 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
 
[12] Xem Điều 74  Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
 
[13] Xem Điều 78 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
 
[14] Xem Điều 80 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
 
[15] Xem Điều 81 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
 

Tác giả bài viết: Nhóm tác giả: Ths. Phan Thị Phương Huyền; CN. Đặng Thị Thuần; CN. Lê Thị Ngọc Cẩm; CN. Nguyễn Trường Anh Tú