16:44 ICT Thứ năm, 23/01/2025 1
     

    Chuyên mục

    thành viên

    Lượt truy cập

    • Đang truy cập: 0
    • Hôm nay: 127254
    • Tháng hiện tại: 3038080
    • Tổng lượt truy cập: 70023231

    Trang nhất » Tin Tức » Điểm báo

    Chỉ có 10 cơ sở giáo dục dưới đây đủ thẩm quyền cấp chứng chỉ ngoại ngữ A2

    Thứ hai - 28/11/2016 01:35

    (GDVN) - Các Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên ra đời đã và đang tạo ra tâm lý lo lắng cho những giáo viên chưa đạt chuẩn.

    Việc xây dựng các Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở các bậc học. 

    Tuy nhiên, khi các Thông tư ra đời đã tạo ra tâm lí hoang mang, lo lắng cho những giáo viên chưa đạt chuẩn. 

    Bởi theo quy định, khi viên chức đã được bổ nhiệm vào ngạch giáo viên chưa đạt chuẩn tính đến ngày Thông tư liên tịch tương ứng có hiệu lực thi hành mà không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng đó thì được bảo lưu và thực hiện chế độ, chính sách ở ngạch hiện giữ trong thời gian không quá 05 (năm) kể từ ngày Thông tư liên tịch có hiệu lực thi hành. 

    Điều này có nghĩa là, sau 5 năm, nếu không hoàn thiện đủ các tiêu chuẩn về Ngoại ngữ thì nhiều giáo viên không biết mình sẽ đi đâu, về đâu?

    Để đối phó với quy định này, thời gian qua, nhiều giáo viên “nháo nhác” tìm học lớp chứng chỉ tiếng Anh A2 (bậc 2 trong khung trình độ quy chuẩn tham chiếu châu Âu - CEFR)... để đạt quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp.

    Đây chính là cơ hội để không ít trung tâm mạo danh liên kết đào tạo và thu tiền rồi tổ chức học và thi chứng chỉ ngoại ngữ, giáo viên cứ đổ xô đi học mà không hề biết chứng chỉ của trung tâm này có được Bộ GD&ĐT công nhận hay không? 

    Mà theo quy định của Bộ GD&ĐT, các sở GD&ĐT, học viện, các trường đại học có thẩm quyền quản lí việc đăng kí và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học của các trung tâm. 

    Các trung tâm ngoại ngữ - tin học thuộc quyền quản lí của các học viện, các trường đại học, cao đẳng khi thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên về ngoại ngữ, tin học ở ngoài trường phải đăng kí hoạt động, được sự đồng ý bằng văn bản và chịu sự kiểm tra, giám sát của sở GD&ĐT tại địa bàn nơi mở khoá đào tạo, bồi dưỡng.

    Các cơ sở giáo dục phải thực hiện đầy đủ yêu cầu về nội dung, thời lượng và cấu trúc kiến thức quy định trong từng chương trình đào tạo, bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT ban hành.

    Hiện nay, Bộ GD&ĐT công nhận 10 cơ sở giáo dục được tham gia rà soát năng lực ngoại ngữ giáo viên tiếng Anh và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, danh sách như sau:

    – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

    – Trường Đại học Hà Nội

    – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế

    – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng

    – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

    – Trung tâm SEAMEO RETRAC

    – Đại học Thái Nguyên

    – Trường Đại học Cần Thơ

    – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

    – Trường Đại học Vinh
    .

    Tác giả bài viết: Thùy Linh
    Nguồn tin: giaoduc.net.vn
     

    Hỏi đáp pháp luật

    Hình ảnh hoạt động

    • 1
    • 1
    • 1
    • 1
    • 1

    Liên kết website

    Video

    Trường Trung cấp Luật Đồng Hới- Quảng Bình