Tuyển sinh trung cấp luật năm học 2019-2020
I. ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN, THỜI GIAN VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Đối tượng dự tuyển
Người đã tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS); trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương trở lên.
2. Thời gian đào tạo trung cấp luật: 02 năm.
Đối với học sinh tốt nghiệp THCS có nhu cầu nhận bằng tốt nghiệp THPT thì học song song hai chương trình: trung cấp luật và trung học phổ thông. Do vậy, ngoài thời gian đào tạo trung cấp luật tối đa 02 năm thì phải học thêm 01 năm chương trình trung học phổ thông.
3. Chương trình đào tạo: Người học chương trình trung cấp ngành pháp luật lựa chọn 1 trong 4 chuyên ngành sau:
a) Chuyên ngành Tư pháp cơ sở
b) Chuyên ngành Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
c) Chuyên ngành Trợ lý giúp việc cho tổ chức hành nghề luật sư
d) Chuyên ngành Trợ lý giúp việc cho tổ chức hành nghề công chứng
Ghi chú: Trong trường hợp số lượng đăng ký học ở mỗi chuyên ngành không đủ 35 chỉ tiêu Nhà trường sẽ thông báo để điều chỉnh sang các chuyên ngành khác.
II. CÁC CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC
1. Chính sách miễn, giảm học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ
a) Miễn 100% học phí với học sinh:
- Học sinh tốt nghiệp THCS;
- Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng;
- Học sinh bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;
- Là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo;
- Là người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện KT-XH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
b) Giảm 70% học phí đối với học sinh là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.
c) Giảm 50% học phí đối với học sinh là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc các bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.
2. Chính sách nội trú theo Quyết định 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ
a) Học sinh người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật được hưởng 100% mức tiền lương cơ sở/tháng (1.390.000 đồng/tháng).
b) Học sinh tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú; học sinh người dân tộc Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo được hưởng 80% mức tiền lương cơ sở/tháng (1.112.000 đồng/tháng).
c) Học sinh người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo được hưởng 60% mức tiền lương cơ sở/tháng (834.000 đồng/tháng).
d) Học sinh là đối tượng theo Điểm a, b và c nêu trên được hỗ trợ một lần số tiền 1.000.000 đồng/khóa đào tạo để mua đồ dùng cá nhân, hỗ trợ 200.000 đồng - 300.000 đồng/năm học tiền đi lại từ nơi học về gia đình và ngược lại; hỗ trợ 150.000 đồng nếu học sinh ở lại Trường trong dịp tết Nguyên đán.
Ghi chú: Mức lương cơ sở áp dụng theo quy định hiện hành.
3. Chính sách hỗ trợ khác của Nhà trường
- Bố trí chỗ ở nội trú miễn phí;
- Hỗ trợ về giáo trình, tài liệu phục vụ học tập; cấp phát đồng phục; trang bị các dụng cụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao; hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng…;
- Có học bổng dành cho học sinh đạt kết quả cao trong học tập.
- Chính sách hỗ trợ đặc biệt dành cho thí sinh tốt nghiệp THCS: theo Quyết định 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ thì chính sách nội trú chỉ áp dụng cho học sinh thuộc đối tượng học 02 năm chương trình trung cấp luật. Do vậy, trong thời gian 01 năm học thêm chương trình văn hóa phổ thông, Nhà trường sẽ có chính sách hỗ trợ đặc biệt, như sau: Miễn tiền ở nội trú, tiền ăn và tiền học phí.
III. LỢI ÍCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
- Đối với học sinh tốt nghiệp THCS, được học song song hai chương trình, đồng thời nhận bằng tốt nghiệp THPT và bằng trung cấp luật.
- Sau khi tốt nghiệp người học có thể đảm nhận các vị trí việc làm tương ứng với mỗi chuyên ngành đào tạo nói trên: Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã; cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách của hệ thống chính trị ở cấp cơ sở; Nhân viên văn phòng, thanh tra - pháp chế, chế độ chính sách, quản lý nhân sự… trong các doanh nghiệp, các tổ chức ngoài xã hội; Trợ lý, nhân viên giúp việc trong tổ chức hành nghề công chứng và luật sư.
- Sau khi tốt nghiệp người học có thể học liên thông lên đại học luật hoặc lựa chọn thi vào những ngành khác ở bậc học cao đẳng, đại học theo quy định.
IV. HÌNH THỨC TUYỂN SINH VÀ THỜI GIAN NHẬP HỌC
1. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển (không phải thi).
Hồ sơ dự tuyển theo mẫu do Nhà trường phát hành, bao gồm:
- Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu);
- Bản sao bằng tốt nghiệp (hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với người tốt nghiệp ngay trong năm dự tuyển);
- Học bạ;
- 02 Giấy khai sinh (bản sao hoặc trích lục khai sinh bản sao);
- Bản sao hộ khẩu thường trú;
- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);
- 02 ảnh 4x6.
2. Thời gian nhập học: Dự kiến tháng 7/2019.
V. ĐỊA CHỈ VÀ SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ
1. Địa chỉ liên hệ: Phòng Đào tạo và Công tác học sinh - Trường Trung cấp Luật Đồng Hới, tổ Dân phố 6, phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
2. Số điện thoại liên hệ: 0232 6252 009; Cô Nguyễn Thị Thư: 0915 120 300; thầy Nguyễn Thanh Tân: 0971 995 117.
Website: https://trungcapluatdonghoi.edu.vn; Email: tcldh@moj.gov.vn.
Ý kiến bạn đọc