21:54 ICT Thứ sáu, 13/12/2024 1
     

    Chuyên mục

    thành viên

    Lượt truy cập

    • Đang truy cập: 0
    • Hôm nay: 105146
    • Tháng hiện tại: 1441105
    • Tổng lượt truy cập: 64370202

    Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu khoa học » Nghiên cứu trao đổi

    Kết quả triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và định hướng triển khai công tác này trong thời gian tới tại Trường Trung cấp Luật Đồng Hới

    Thứ ba - 25/06/2019 21:44

    Th.S Nguyễn Lương Bằng - Khoa Đào tạo nghiệp vụ
    Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng và quan tâm đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật(PBGDPL), bởi chính công tác này là một trong những bộ phận cấu thành của công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng. Xét từ góc độ thực tiễn, thì công tác  PBGDPL là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống, là một trong những mắt xích quan trọng có ý nghĩa đặc biệt của sự tăng cường pháp chế XHCN. Nếu không thực hiện tốt nhiệm vụ PBGDPL thì dù công tác xây dựng pháp luật có tốt đến đâu, hệ thống pháp luật có đầy đủ, hoàn thiện đến bao nhiêu cũng không phát huy hết hiệu lực và hiệu quả thi hành trong thực tế. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác PBGDPL càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nhiều chủ trương, văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch cụ thể, thiết thực để triển khai phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân như: Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân”; Nghị quyết số 61/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về “Thực hiện Chỉ thị số 32”; Đề án 212 của Chính phủ về Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010; năm 2012 Quốc hội đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 Có thể nói, Chỉ thị số 32-CT/TW là cơ sở, tiền đề xây dựng hoàn thiện các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác PBGDPL và như “một luồng sinh khí mới” làm thay đổi nhận thức cũng như ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương, đã huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị tham gia công tác phổ biến giáo dục.
    Bên cạnh hoạt động PBGDPL, nâng cáo ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân thì PBGDPL trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng, góp phần nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của công dân từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường từ đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Trước yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục pháp luật theo tinh thần của Nghị quyết  số 29/NQ-TW, giáo dục pháp luật với vị trí là một bộ phận của giáo dục đào tạo cần phải được đổi mới nội dung, chương trình, đội ngũ giảng viên, giáo viên, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá… để thực hiện được mục tiêu giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện.
    Để triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; tiếp tục thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” (ban hành kèm theo Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ), từ khi thành lập đến nay (năm 2012), với nhiệm vụ của một cơ sở đào tạo chuyên ngành pháp luật, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường xác định PBGPPL không chỉ là công tác nội bộ của Nhà trường mà là “sứ mệnh”, là trách nhiệm của Nhà trường đối với xã hội. Vì vậy, Nhà trường đã thực hiện sâu rộng các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong nội bộ và phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân, được chính quyền địa phương, nhân dân và lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này đánh giá cao. Cụ thể:
    Về thể chế, Chi ủy, Ban Giám hiệu giao nhiêm vụ cho đơn vị trực tiếp quản lý, tham mưu và triển khai thực hiện các hoạt động PBGDPL là Trung tâm Tư vấn pháp luật thuộc Trường, phối hợp với Khoa Đào tạo nghiệp vụ, Chi hội Luật gia tạo với sự tham gia đông đảo của cán bộ, giáo viên và các em học sinh. Nhà trường có 05 báo cáo viên cấp tỉnh, 06 tư vấn viên pháp luật, 20 Luật gia, thành viên câu lạc bộ thực hành nghề luật tạo nên lực lượng đông đảo và có chất lượng tham gia hoạt động PBGDPL.
    Với lợi thế là một cơ sở pháp luật, việc học sinh được đào tạo chuyên sâu pháp luật, công tác PBGDPL rất thuận lợi. Tuy nhiên, học sinh của Trường đa số là các em người dân tộc thiểu số, đến từ vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, mặt bằng về nhận thức, ý thức pháp luật, tác phong, lối sống, sinh hoạt của các em còn nhiều hạn chế, thấp hơn so với mặt bằng xã hội. Chính vì vậy, Nhà trường tập trung vào việc giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.Kết quả sau một thời gian ngắn học tập tại Trường, các em đã có sự thay đổi lớn về nhận thức xã hội, pháp luật và cách sinh hoạt, học tập theo chiều hướng tốt lên, không có học sinh nào vi phạm pháp luật, được gia đình và chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Nhà trường.
    Tổ chức hoạt động tuyên truyền của Nhà trường luôn đi vào thực chất, chuyên sâu, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng thời điểm, căn cứ vào kế hoạch của cấp trên và kế hoạt hoạt động PBGDPL của Nhà trường. Thường xuyên tổ chức các hoạt động nền nếp, định kỳ và đột xuất theo chủ đề, đặc biệt là trong các đợt cao điểm như Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Về hình thức tuyên truyền được thực hiện phong phú, đa dạng, hấp dẫn, thu hút được cán bộ, giáo viên, học sinh và các đối tượng được tuyên truyền, phổ biến khác: Tổ chức thường xuyên các hội nghị phổ biến, nghiên cứu kịp thời các văn bản luật do Quốc hội mới ban hành; Tổ chức nhiều buổi tọa đàm, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, viết tham luận, bài nghiên cứu trên chuyên mục có nội dung tuyên pháp luật trên Website, tạp chí., báo…; bên cạnh trung tâm thư viện của Trường với hàng ngàn đầu sách về pháp luật, Nhà trường còn xây dựng Nhà sách pháp luật phục vụ như cầu của cán bộ, giáo viên, học sinh, cán bộ và nhân dân trên địa bàn; tổ chức duy trì hoạt động thường xuyên hoạt động tư vấn pháp luật, câu lạc bộ thực hành nghề luật, đội xung kích, hợp tác với tổ chức Oxfam thực hiện dự án hỗ trợ pháp lý cho nhân dân tỉnh Quảng Bình; tổ chức các hội thi, hội diễn gắn liền với việc tìm hiểu pháp luật, các đợt tuyên truyền PBGDPL thu hút đông đảo các đối tượng tham gia; thực hiện tư vấn, PBGDPL miễn phí cho nhiều đối tượng đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân vùng sâu, vùng xa (xã Thượng Trạch huyện Bố Trạch, xã Phúc Trạch huyện Bố Trạch, Trại giam Đồng Sơn, các trường PTTH trên địa bàn…); hàng quý phối hợp với TAND tỉnh Quảng Bình, TAND thành phố Đồng Hới tổ chức xét xử lưu động nhiều vụ án hình sự để trực tiếp tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cho học sinh, đồng thời giúp học sinh thực hành kỹ năng nghề nghiệp.
    Nội dung PBGDPL có trọng điểm, gắn với từng đối tượng (cán bộ, giáo viên Nhà trường, nhân dân theo từng địa bàn có điều kiện KT-XH, trình độ văn hóa khác nhau…)
    Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác PBGDPL của Nhà trường vẫn còn một số hạn chế:
    Thứ nhất, hoạt động của PBGDPL của Nhà trường phong phú, đa dạng (đặc biệt là các hoạt động ngoài Nhà trường) nhưng kinh phí hạn chế nên việc triển khai các hoạt động chưa được thường xuyên, liên tục.
    Thứ hai, việc tổ chức hoạt động PBGDPL của Nhà trường nằm trong chương trình hoạt động chuyên môn của một cơ sở đào tạo pháp luật nhưng còn phụ thuộc vào sự phối hợp của chính quyền, cơ quan, đơn vị. Hoạt động này chi có chất lượng và hiệu quả khi có sự phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện của các bên trong tổ chức triển khai thực hiện.
    Thứ ba, ý thức tiếp nhận, nắm bắt nội dung PBGDPL của một số ít đối tượng được tuyên truyền càn thấp.
    Để khắc phục tình trạng trên và tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các quy định của pháp luật về công tác PBGDPL và chương trình, kế hoạch của Bộ Tư pháp, Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” (ban hành kèm theo Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ), Nhà trường đưa ra một số định hướng triển khai công tác PBGDPL thời gian như sau:
    Thứ  nhất, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường tiếp tục chỉ đạo, lãnh đạo cụ thể, sâu sát hơn về công tác PBGDP trong Nhà trường, yêu cầu sự vào cuộc “sâu, rộng”, có chất lượng, của tất cả các đơn vị, các tổ chức trong Nhà trường và các em học sinh. Mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh là một tuyên truyền viên pháp luật.
    Thứ hai, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là tiếp tục hoàn thiện chương trình, giáo trình, tài liệu, mô hình trực quan phục vụ hoạt động giảng dạy và thực hành môn Nghiệp vụ PBGDPL và Hòa giải tại cơ sở, đảm bảo học sinh nắm chắc kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Các em học sinh này chính là các tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương mình sau khi tốt nghiệp.
    Thứ ba, tiếp tục nâng cao chất lượng chuyên môn của cán bộ, giáo viên, tư vấn viên, các luật gia, thành viên câu lạc bộ thực hành nghề luật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo, chất lượng hoạt động PBGDPL.
    Thứ tư, cần tiếp tục xây dựng chương trình, kế hoạch và bám sát triển khai có hiệu quả các hoạt động PBGDPL theo quy định của pháp luật có hiệu quả, nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đội ngũ cán bộ, giáo viên, cán bộ, nhân dân và các đối tượng khác, đặc biệt là thông qua các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, các hội thi, tọa đàm, hội thảo, tổ chức phiên tòa lưu động, gắn hoạt động giảng dạy, học tập pháp luật với rèn luyện kỹ năng cho học sinh nhằm củng cố kiến thức pháp luật đã học trong chương trình chính khóa; tiếp tục xây dựng, củng cố, nhân rộng mô hình “Câu lạc bộ pháp luật” và các loại hình Câu lạc bộ khác tại các nhà trường để tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia sinh hoạt, phổ biến, giáo dục pháp luật.
    Thứ năm, tiếp tục bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu, tạp chí…vào thư viện Nhà trường và Tủ sách pháp luật đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, giảng dạy, PBGDPL của cán bộ, giáo viên, học sinh và của cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn.
    Thứ sáu, tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn để thực hiện có hiệu quả công tác PBGDPL trong và ngoài Nhà trường.
    Thứ bảy, tăng kinh phí cho công tác PBGDPL từ các các nguồn khác nhau: kinh phí Nhà trường, kinh phí xã hội hóa, từ các nguồn tài trợ của các tổ chức dự án, điển hình như tổ chức Oxfam mà Nhà trường đang hợp tác để hỗ trợ pháp lý cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
    Thứ tám, tiếp tục đa dạng hóa hình thức và nội dung PBGDPL: Hội nghị, tò đàm, hội thảo, thi tìm hiểu, thi viết về pháp luật, mô hình các câu lạc bộ, sân khấu hóa, tờ rơi, pano, các phương tiện thông tin hiện đại, phiên tòa lưu động, diễn án, thực hành hoạt động PBGDPL…
    Tin tưởng rằng với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, sự nổ lực, tâm huyết của tập thể cán bộ, giáo viên Nhà trường, sự phối hợp trách nhiệm của cá tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan, công tác PBGDPL của Nhà trường trong thời gian tới sẽ đạt được kết quả cao./

    Những tin cũ hơn

     

    Hỏi đáp pháp luật

    Hình ảnh hoạt động

    • 1
    • 1
    • 1
    • 1
    • 1

    Liên kết website

    Video

    Trường Trung cấp Luật Đồng Hới- Quảng Bình