Trước đây, Hiến pháp năm 2003 quy định rất rõ về cơ cấu của Chính phủ, song chủ yếu tập trung vào việc bổ nhiệm, bãi nhiệm và nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ (tại Điều 72, Điều 73) mà không có quy định đối với các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ. Đây là một điểm bất cập khiến cho việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Chính phủ hoạt động kém hiệu quả. Khắc phục những hạn chế này, Hiến pháp năm 2015 giữ nguyên quy định về cơ cấu tổ chức của Chính phủ như quy định tại Hiến pháp năm 2003, nhưng có sự sửa đổi, bổ sung nhất định, đặc biệt là bổ sung vị trí pháp lý, nhiệm vụ quyền hạn của Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tại các Điều 72, Điều 73 và Điều 74. Đây là những thay đổi có ý nghĩa lớn, khắc phục lỗ hổng của Hiến pháp trước đây khi không có quy định riêng về nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng với tư cách là thành viên quan trọng của Chính phủ. Trong đó:
Tổ chức của Chính phủ được ghi nhận tại Điều 71 Hiến pháp năm 2015, bao gồm: “Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ”. Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 8, Điều 9 Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016. Theo các quy định này, cơ cấu của Chính phủ nước CHDCND Lào gồm cơ cấu thành viên và cơ cấu tổ chức. Trong đó:
* Cơ cấu thành viên
- Về số lượng thành viên: Hiến pháp năm 2015 và Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016 đều không quy định cụ thể số lượng thành viên Chính phủ, mà chỉ quy định có tính nguyên tắc theo hướng: Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định nhưng chỉ được “giữ chức không quá hai nhiệm kỳ liền nhau”. Sở dĩ không quy định cụ thể tên gọi và số lượng các Bộ, cơ quan ngang Bộ mà chỉ quy định có tính nguyên tắc vì tên gọi và số lượng Bộ, cơ quan ngang Bộ vẫn do Quốc hội xem xét, quyết định trên cơ sở Thủ tướng thay mặt Chính phủ trình, để đảm bảo được tính năng động, chủ động của Chính phủ và phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là sự sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động của Chính phủ.
- Về cơ cấu thành viên: Điều 71 Hiến pháp năm 2015 và Điều 9 Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016 vẫn kế thừa quy định của Hiến pháp năm 2003 và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2003, quy định Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ; các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Thủ tướng Chính phủ được Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội và có thể bị miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Theo quy định tại Điều 72 Hiến pháp năm 2015, Thủ tướng Chính phủ là một thiết chế độc lập, có nhiệm vụ, quyền hạn riêng, vừa là người đứng đầu Chính phủ, vừa là người đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước, có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia.
Phó Thủ tướng là một chức danh hiến định được ghi nhận tại Điều 73 Hiến pháp năm 2015, theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ là thành viên Chính phủ, giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ. Về hoạt động giúp việc cho Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm cá nhân và tập thể đối với vấn đề được phân công.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ghi nhận tại Điều 74 Hiến pháp năm 2015. Theo đó, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ; giám sát, theo dõi và kiểm tra tất cả các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm; tham gia, phối hợp, ký điều ước và hiệp ước với nước ngoài dưới sự chấp thuận của Chính phủ.
- Về nhiệm kỳ của các thành viên Chính phủ: Để hạn chế sự lạm quyền và chuyên quyền của Chính phủ, mang lại sự đổi mới trong tổ chức, hoạt động của Chính phủ và bước phát triển mới cho đất nước, Điều 71 Hiến pháp năm 2015 quy định: “Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, thành viên của Chính phủ giữ chức ở nơi cũ không được hơn hai nhiệm kỳ liền nhau”. Những quy định này là cơ sở pháp lý để hạn chế sự chuyên quyền mà đặc biệt là quyền hành pháp.
Như vậy, Hiến pháp năm 2015 đã khắc phục những điểm bất hợp lý của Hiến pháp năm 2003 khi quy định về Chính phủ ở chổ quy định rõ ràng cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhưng lại không quy định đầy đủ về nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Chính phủ theo hướng phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, đồng thời mở rộng thêm một số quyền hạn nhất định đối với Thủ tướng, Phó Thủ tướng đã góp phần đề cao vai trò trách nhiệm của các thành viên này, góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt động của Chính phủ. Hơn nữa, những quy định này nhằm bảo đảm để Quốc hội gia tăng sự kiểm soát việc thành lập Chính phủ và việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, đồng thời bảo đảm tính linh hoạt.
Tuy nhiên, cơ cấu thành viên Chính phủ vẫn còn hạn chế về tiêu chuẩn thành viên Chính phủ: Hiến pháp năm 2015 và Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016 chỉ quy định một cách chung chung người đứng đầu Chính phủ, các thành viên Chính phủ đều là thành viên của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào không có quy định yêu cầu thành viên Chính phủ không đồng thời là thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc không đồng thời là đại biểu Quốc hội. Hiến pháp đã quy định Quốc hội có chức năng giám sát mọi hoạt động của Chính phủ, các thành viên Chính phủ là những người bị giám sát nên không thể đồng thời là người thực hiện quyền giám sát. Do vậy, việc thiếu quy định tiêu chuẩn này đã không đảm bảo tính khách quan trong hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của Quốc hội đối với Chính phủ.
* Về cơ cấu tổ chức gồm có Văn phòng Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang Bộ.
- Văn phòng Chính phủ:
Theo quy định tại Điều 11 Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016, Văn phòng chính phủ là cơ quan ngang bộ thực hiện vai trò của Ban Thư ký (tức là cơ quan giúp việc) cho Chính phủ, kiểm tra và tổng hợp tất cả các vấn đề liên quan đến các hoạt động của Chính phủ và các tổ chức trực thuộc Chính phủ.
Theo quy định tại Điều 15 Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016), cơ cấu của Văn phòng Chính phủ gồm: Nội các của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thư ký Chính phủ và các tổ chức trực thuộc Chính phủ.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Chính phủ: Theo Điều 12 Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016) thì Văn phòng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn chính như sau: Chuẩn bị hồ sơ và báo cáo về kết quả của các cuộc họp của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ những vấn đề này được xem xét khi xác định các chính sách, kế hoạch phát triển chiến lược và cơ chế quản lý nền kinh tế, các vấn đề văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giữ gìn cân bằng sinh thái; hỗ trợ hoạt động cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các tổ chức trực thuộc Văn phòng Chính phủ; phối hợp và hợp tác với các cơ quan nội các, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố, Mặt trận xâu dựng tổ quốc Lào và các tổ chức quần chúng ở cấp Trung ương.
- Bộ và cơ quan ngang Bộ:
Theo Điều 17 Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016, Bộ và cơ quan ngang Bộ là các cơ quan của Chính phủ có vai trò thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở tầm vĩ mô đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước từ Trung ương đến địa phương được phân chia thành: Bộ quản lý theo ngành (quản lý những ngành kinh tế, kỹ thuật hoặc sự nghiệp như nông nghiệp, y tế, giao thông vận tải, giáo dục…) và Bộ quản lý theo lĩnh vực công tác (Bộ chức năng cơ bản như: Kế hoạch, Tài chính, Ngân hàng, Khoa học - Công nghệ, Lao động, Nội vụ, Ngoại giao, Quân sự).
Về cơ cấu tổ chức của Bộ và cơ quan ngang Bộ gồm có: Văn phòng Bộ, Vụ, Phòng, Viện và các đơn vị sự nghiệp khác theo Nghị định của Thủ tướng Chính phủ (tại Điều 22 của Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016). Thực tế hiện nay, có thành lập Tổng cục hoặc tương đương tại một số Bộ (Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ). Bộ máy bên trong của Tổng cục có cả Vụ, Phòng, Tổ. Thủ trưởng Tổng cục và tương đương có thể là Bộ trưởng hay Thứ trưởng trực tiếp phụ trách, tùy thuộc vào từng cơ quan không nhất thiết đều có. Một số tổ chức tương đương Tổng cục hoặc tổ chức tương đương Vụ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, sự nghiệp thuộc cơ cấu bộ máy của Văn phòng Chính phủ, có tổ chức đơn vị đóng tại địa phương ở cấp tỉnh như: Ban Phát triển nông thôn - xóa đói giảm nghèo và Ban Kiểm soát ma túy là tương đương với các Sở, Ban ở cấp tỉnh.
Về quyền hạn và nhiệm vụ: Theo Điều 18 Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016, Bộ và các cơ quan ngang Bộ có những quyền hạn và nhiệm vụ như sau: Nghiên cứu soạn thảo và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực mà mình quản lý, trình Chính phủ dự thảo Luật, Nghị quyết, Nghị định theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị để hướng dẫn và đảm bảo quản lý vĩ mô của ngành mình. Thực hiện tổ chức bộ máy quản lý ngành, lĩnh vực; phát triển nguồn nhân lực trong ngành mình; tiêu chuẩn hóa yêu cầu nhân sự trong ngành mình; tổ chức, giám sát, kiểm tra việc tuyển dụng cán bộ - công chức trong ngành mình; thực hiện hợp tác quốc tế theo sự phân công của Chính phủ; tổng kết và báo cáo kết quả công tác trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ...
Xét một cách tổng thể, quy định về Chính phủ nước CHDCND Lào theo Hiến pháp năm 2015 cũng như Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016 đã có những điểm tiến bộ hơn so với Hiến pháp năm 2003 và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2003, đồng thời, có những điểm tương đồng với Chính phủ của nước CHXHCN Việt Nam về vị trí, tính chất, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, vị trí, vai trò của Chính phủ ở Lào chưa được đề cao, cơ cấu số lượng thành viên cũng chưa được quy định cụ thể dẫn đến tổ chức Chính phủ Lào hiện nay khá cồng kềnh.
Trước đây, Hiến pháp năm 2003 quy định rất rõ ràng về cơ cấu của Chính phủ, song chủ yếu tập trung vào việc bổ nhiệm, bãi nhiệm và nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ (tại Điều 72, Điều 73) mà không có quy định đối với các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ. Đây là một điểm bất cập khiến cho việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Chính phủ hoạt động kém hiệu quả. Khắc phục những hạn chế này, Hiến pháp năm 2015 giữ nguyên quy định về cơ cấu tổ chức của Chính phủ như quy định tại Hiến pháp năm 2003, nhưng có sự sửa đổi, bổ sung nhất định, đặc biệt là bổ sung vị trí pháp lý, nhiệm vụ quyền hạn của Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tại các Điều 72, Điều 73 và Điều 74. Đây là những thay đổi có ý nghĩa lớn, khắc phục lỗ hổng của Hiến pháp trước đây khi không có quy định riêng về nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng với tư cách là thành viên quan trọng của Chính phủ. Trong đó: Tổ chức của Chính phủ được ghi nhận tại Điều 71 Hiến pháp năm 2015, bao gồm: “Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ”. Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 8, Điều 9 Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016. Theo các quy định này, cơ cấu của Chính phủ nước CHDCND Lào gồm cơ cấu thành viên và cơ cấu tổ chức. Trong đó: * Cơ cấu thành viên - Về số lượng thành viên: Hiến pháp năm 2015 và Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016 đều không quy định cụ thể số lượng thành viên Chính phủ, mà chỉ quy định có tính nguyên tắc theo hướng: Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định nhưng chỉ được “giữ chức không quá hai nhiệm kỳ liền nhau”. Sở dĩ không quy định cụ thể tên gọi và số lượng các Bộ, cơ quan ngang Bộ mà chỉ quy định có tính nguyên tắc vì tên gọi và số lượng Bộ, cơ quan ngang Bộ vẫn do Quốc hội xem xét, quyết định trên cơ sở Thủ tướng thay mặt Chính phủ trình, để đảm bảo được tính năng động, chủ động của Chính phủ và phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là sự sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động của Chính phủ. - Về cơ cấu thành viên: Điều 71 Hiến pháp năm 2015 và Điều 9 Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016 vẫn kế thừa quy định của Hiến pháp năm 2003 và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2003, quy định Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ; các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Thủ tướng Chính phủ được Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội và có thể bị miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Theo quy định tại Điều 72 Hiến pháp năm 2015, Thủ tướng Chính phủ là một thiết chế độc lập, có nhiệm vụ, quyền hạn riêng, vừa là người đứng đầu Chính phủ, vừa là người đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước, có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia. Phó Thủ tướng là một chức danh hiến định được ghi nhận tại Điều 73 Hiến pháp năm 2015, theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ là thành viên Chính phủ, giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ. Về hoạt động giúp việc cho Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm cá nhân và tập thể đối với vấn đề được phân công. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ghi nhận tại Điều 74 Hiến pháp năm 2015. Theo đó, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ; giám sát, theo dõi và kiểm tra tất cả các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm; tham gia, phối hợp, ký điều ước và hiệp ước với nước ngoài dưới sự chấp thuận của Chính phủ. - Về nhiệm kỳ của các thành viên Chính phủ: Để hạn chế sự lạm quyền và chuyên quyền của Chính phủ, mang lại sự đổi mới trong tổ chức, hoạt động của Chính phủ và bước phát triển mới cho đất nước, Điều 71 Hiến pháp năm 2015 quy định: “Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, thành viên của Chính phủ giữ chức ở nơi cũ không được hơn hai nhiệm kỳ liền nhau”. Những quy định này là cơ sở pháp lý để hạn chế sự chuyên quyền mà đặc biệt là quyền hành pháp. Như vậy, Hiến pháp năm 2015 đã khắc phục những điểm bất hợp lý của Hiến pháp năm 2003 khi quy định về Chính phủ ở chổ quy định rõ ràng cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhưng lại không quy định đầy đủ về nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Chính phủ theo hướng phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, đồng thời mở rộng thêm một số quyền hạn nhất định đối với Thủ tướng, Phó Thủ tướng đã góp phần đề cao vai trò trách nhiệm của các thành viên này, góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt động của Chính phủ. Hơn nữa, những quy định này nhằm bảo đảm để Quốc hội gia tăng sự kiểm soát việc thành lập Chính phủ và việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, đồng thời bảo đảm tính linh hoạt. Tuy nhiên, cơ cấu thành viên Chính phủ vẫn còn hạn chế về tiêu chuẩn thành viên Chính phủ: Hiến pháp năm 2015 và Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016 chỉ quy định một cách chung chung người đứng đầu Chính phủ, các thành viên Chính phủ đều là thành viên của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào không có quy định yêu cầu thành viên Chính phủ không đồng thời là thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc không đồng thời là đại biểu Quốc hội. Hiến pháp đã quy định Quốc hội có chức năng giám sát mọi hoạt động của Chính phủ, các thành viên Chính phủ là những người bị giám sát nên không thể đồng thời là người thực hiện quyền giám sát. Do vậy, việc thiếu quy định tiêu chuẩn này đã không đảm bảo tính khách quan trong hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của Quốc hội đối với Chính phủ. * Về cơ cấu tổ chức gồm có Văn phòng Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang Bộ. - Văn phòng Chính phủ: Theo quy định tại Điều 11 Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016, Văn phòng chính phủ là cơ quan ngang bộ thực hiện vai trò của Ban Thư ký (tức là cơ quan giúp việc) cho Chính phủ, kiểm tra và tổng hợp tất cả các vấn đề liên quan đến các hoạt động của Chính phủ và các tổ chức trực thuộc Chính phủ. Theo quy định tại Điều 15 Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016), cơ cấu của Văn phòng Chính phủ gồm: Nội các của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thư ký Chính phủ và các tổ chức trực thuộc Chính phủ. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Chính phủ: Theo Điều 12 Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016) thì Văn phòng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn chính như sau: Chuẩn bị hồ sơ và báo cáo về kết quả của các cuộc họp của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ những vấn đề này được xem xét khi xác định các chính sách, kế hoạch phát triển chiến lược và cơ chế quản lý nền kinh tế, các vấn đề văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giữ gìn cân bằng sinh thái; hỗ trợ hoạt động cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các tổ chức trực thuộc Văn phòng Chính phủ; phối hợp và hợp tác với các cơ quan nội các, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố, Mặt trận xâu dựng tổ quốc Lào và các tổ chức quần chúng ở cấp Trung ương. - Bộ và cơ quan ngang Bộ: Theo Điều 17 Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016, Bộ và cơ quan ngang Bộ là các cơ quan của Chính phủ có vai trò thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở tầm vĩ mô đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước từ Trung ương đến địa phương được phân chia thành: Bộ quản lý theo ngành (quản lý những ngành kinh tế, kỹ thuật hoặc sự nghiệp như nông nghiệp, y tế, giao thông vận tải, giáo dục…) và Bộ quản lý theo lĩnh vực công tác (Bộ chức năng cơ bản như: Kế hoạch, Tài chính, Ngân hàng, Khoa học - Công nghệ, Lao động, Nội vụ, Ngoại giao, Quân sự). Về cơ cấu tổ chức của Bộ và cơ quan ngang Bộ gồm có: Văn phòng Bộ, Vụ, Phòng, Viện và các đơn vị sự nghiệp khác theo Nghị định của Thủ tướng Chính phủ (tại Điều 22 của Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016). Thực tế hiện nay, có thành lập Tổng cục hoặc tương đương tại một số Bộ (Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ). Bộ máy bên trong của Tổng cục có cả Vụ, Phòng, Tổ. Thủ trưởng Tổng cục và tương đương có thể là Bộ trưởng hay Thứ trưởng trực tiếp phụ trách, tùy thuộc vào từng cơ quan không nhất thiết đều có. Một số tổ chức tương đương Tổng cục hoặc tổ chức tương đương Vụ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, sự nghiệp thuộc cơ cấu bộ máy của Văn phòng Chính phủ, có tổ chức đơn vị đóng tại địa phương ở cấp tỉnh như: Ban Phát triển nông thôn - xóa đói giảm nghèo và Ban Kiểm soát ma túy là tương đương với các Sở, Ban ở cấp tỉnh. Về quyền hạn và nhiệm vụ: Theo Điều 18 Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016, Bộ và các cơ quan ngang Bộ có những quyền hạn và nhiệm vụ như sau: Nghiên cứu soạn thảo và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực mà mình quản lý, trình Chính phủ dự thảo Luật, Nghị quyết, Nghị định theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị để hướng dẫn và đảm bảo quản lý vĩ mô của ngành mình. Thực hiện tổ chức bộ máy quản lý ngành, lĩnh vực; phát triển nguồn nhân lực trong ngành mình; tiêu chuẩn hóa yêu cầu nhân sự trong ngành mình; tổ chức, giám sát, kiểm tra việc tuyển dụng cán bộ - công chức trong ngành mình; thực hiện hợp tác quốc tế theo sự phân công của Chính phủ; tổng kết và báo cáo kết quả công tác trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ... Xét một cách tổng thể, quy định về Chính phủ nước CHDCND Lào theo Hiến pháp năm 2015 cũng như Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) năm 2016 đã có những điểm tiến bộ hơn so với Hiến pháp năm 2003 và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2003, đồng thời, có những điểm tương đồng với Chính phủ của nước CHXHCN Việt Nam về vị trí, tính chất, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, vị trí, vai trò của Chính phủ ở Lào chưa được đề cao, cơ cấu số lượng thành viên cũng chưa được quy định cụ thể dẫn đến tổ chức Chính phủ Lào hiện nay khá cồng kềnh.
Ý kiến bạn đọc