21:10 ICT Thứ ba, 21/01/2025 1
     

    Chuyên mục

    thành viên

    Lượt truy cập

    • Đang truy cập: 0
    • Hôm nay: 129980
    • Tháng hiện tại: 2741223
    • Tổng lượt truy cập: 69726374

    Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu khoa học » Nghiên cứu trao đổi

    Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế trò chơi học tập

    Chủ nhật - 11/08/2024 14:42

    Nguyễn Hoàng Lê Khanh - Khoa Đào tạo cơ bản
    Công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang thay đổi nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, trong đó có giáo dục. Việc ứng dụng CNTT trong thiết kế trò chơi học tập không chỉ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn làm cho việc học trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Trò chơi học tập (game-based learning) kết hợp giữa yếu tố giải trí và giáo dục, mang lại một phương pháp học tập mới mẻ và hiệu quả.
    1. Vai trò của công nghệ thông tin trong thiết kế trò chơi học tập
    - Tăng tính tương tác: CNTT giúp tạo ra các trò chơi học tập với giao diện trực quan và sinh động, khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh. Nhờ có đồ họa 3D, âm thanh sống động và các hiệu ứng đặc biệt, học sinh có thể tương tác một cách trực tiếp và thực tế với nội dung học tập.
    - Cá nhân hóa học tập: Với sự hỗ trợ của các thuật toán thông minh và dữ liệu lớn (Big Data), các trò chơi học tập có thể được thiết kế để phù hợp với nhu cầu và trình độ của từng học sinh. Điều này giúp học sinh cảm thấy hứng thú và không bị quá tải hoặc nhàm chán.
    - Phát triển kỹ năng mềm: Các trò chơi học tập thường yêu cầu học sinh phải hợp tác, giao tiếp và giải quyết vấn đề. Điều này giúp học sinh phát triển các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, tư duy sáng tạo và quản lý thời gian.
    - Tích hợp các công nghệ tiên tiến: Các công nghệ như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), và trí tuệ nhân tạo (AI) được tích hợp vào trò chơi học tập, tạo ra các trải nghiệm học tập phong phú và đa dạng. Ví dụ, học sinh có thể sử dụng kính VR để khám phá vũ trụ hay sử dụng AR để học về cấu trúc của các cơ quan trong cơ thể.
    2. Một số phần mềm thiết kế trò chơi học tập
    2.1. Kahoot
    Kahoot là phần mềm dạy học trò chơi ra mắt vào năm 2013 là ứng dụng thiết kế trò chơi đã quá quen thuộc với nhiều giáo viên và học sinh tại Việt Nam. Kahoot cho phép người dùng tạo ra các câu hỏi kèm theo hình ảnh, video, âm thanh sống động, sau đó kết nối mọi người với nhau qua link và ID phòng.
    Giáo viên có thể tạo ra những câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm hoặc True/False, thêm hình ảnh, video để tăng tương tác với học sinh trong tiết dạy. Học sinh chỉ cần truy cập vào Kahoot! thông qua việc nhập mã code được cung cấp và bắt đầu trả lời. Điểm số sẽ được cập nhật tại leaderboard. Đây là một cách thú vị giúp các em học sinh có thể nhớ lại những kiến thức đã được nghe giảng, hay những bài lý thuyết khó nhằn cần phải nhớ lâu. Đồng thời, lớp học sẽ trở nên sinh động và kích thích hứng thú học tập của học sinh hơn.
    Kahoot là một phần mềm thú vị giúp người tham dự củng cố kiến thức đã được giảng hoặc những vấn đề được chia sẻ trong hội thảo. Tuy nhiên, nếu dùng tài khoản miễn phí người dùng chỉ có thể tạo được câu hỏi đúng sai với 50 người tham gia trò chơi.
    2.2 Quizizz
    Quizizz là công ty công nghệ giáo dục của Ấn Độ được thành lập vào năm 2015 chuyên cung cấp phần mềm học tập trò chơi trong lớp học giúp học sinh trờ nên hứng thú hơn với việc học. Hỗ trợ trên đa nền tảng nên người dùng có thể dễ dàng truy cập và sử dụng. Với Quizizz, người chơi có thể làm câu hỏi theo tốc độ cá nhân và trò chơi kết thúc khi tất cả người chơi hoàn thành. Bảng thành tích cũng sẽ hiện lên sau mỗi câu trả lời và cũng có bảng xếp hạng người chiến thắng sau khi kết thúc trò chơi.
    Giáo viên có thể tạo dạng câu hỏi bình thường, flashcard bài học, bài tập về nhà thâmj chí các khảo sát học tập. Với Quizizz, người chơi cũng có thể tự tạo ra câu hỏi theo tốc độ cá nhân và kết thúc khi tất cả người tham dự hoàn thành câu trả lời. Giống với Kahoot, bảng thành tích sẽ hiện lên sau mỗi câu trả lời và cũng có xếp hạng cho người chiến thắng. Quizizz hỗ trợ người dùng trên đa nền tảng nên người dùng có thể dễ dàng truy cập và sử dụng ở nhiều thiết bị khác nhau. Một điểm cộng cho Quizizz với tài khoản miễn phí, người dùng có thể tạo ra trò chơi với 100 người tham gia cùng một lúc.
    2.3. Quizlet
    Quizlet ra mắt vào năm 2012 là phần mềm dạy học trò chơi lâu đời nhất và được nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Quizlet là ứng dụng dùng để tạo và học bằng thẻ ghi nhớ (Flashcard) rất phù hợp cho việc học ngôn ngữ, giúp người học có thể ghi nhớ nhanh và lâu hơn các từ vựng và khái niệm.
    Ngoài ra, tính năng Quizlet live cho phép người dùng tạo ra trò chơi ngay bằng các bộ thẻ ghi nhớ đã tạo bằng cách chuyển chúng thành dạng câu hỏi trắc nghiệm. Trò chơi kết thúc khi có người chơi hoàn thành câu hỏi và đến đích đầu tiên. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra sự nhàm chán vì chênh lệch trình độ giữa các bạn học với nhau. Quizlet cũng hỗ trợ trên cả website và ứng dụng điện thoại, nên người chơi có thể dễ dàng truy cập sử dụng. Khác với Kahoot và Quizizz, phiên bản miễn phí không giới hạn người tham gia cùng một lúc. 
    2.4. Wordwall
     Wordwall là một phần mềm tạo ra trò chơi được nhiều giáo viên tin dùng và áp dụng cho dạy học. Nếu bạn đang lo ngại về tốc độ đường truyền không tốt khi nhiều người truy cập cùng một lúc thì Wordwall là một ứng dụng tuyệt vời.
    Wordwall – một công cụ dạy học mà giáo viên có thể tạo nên các bộ câu hỏi và tạo ra các dạng trò chơi khác nhau như trắc nghiệm, quay số, đúng sai, ghép cặp, nối chữ giúp thúc đẩy quá trình dạy học.. Nền tảng được ứng dụng cho các bậc giáo dục từ mầm non đến trung học vì giao diện màu sắc và nhiều hoạt động đơn giản nhưng thú vị. Một số hoạt động phổ biến như Match up, Group sort, Quiz, hoặc thầy cô có thể sử dụng các bộ câu hỏi có sẵn, sau đó gửi link cho các em học sinh để bắt đầu làm bài. Wordwall có khá nhiều hoạt động giúp thúc đẩy quá trình dạy học, thao tác cũng rất đơn giản để sử dụng.
    2.5. Blooket
    Blooket cũng là phần mềm trò chơi học tập đa dạng và thú vị với hơn 10 trò chơi khác nhau. Giáo viên chỉ cần soạn bộ câu hỏi và chọn một trò chơi phù hợp với bài giảng của mình. Ở Blooket, chúng ta cũng có những trò chơi truyền thống như Kahoot và Quizziz, hay các trò chơi mang tính may mắn như tìm vàng và đường đua, đến những trò chơi mang tính chiến thuật xây dựng vương quốc, lâu đài. 
    Tuy nhiên, Blooket không có nhiều dạng câu hỏi, chỉ hỗ trợ một dạng câu hỏi là trắc nghiệm. Với phiên bản miễn phí, giáo viên có thể tổ chức lên đến 60 học sinh tham gia. Lời khuyên dành cho giáo viên là nên chuẩn bị trước câu hỏi từ 30 tới 40 câu để các câu hỏi không bị trùng lập và tạo hứng thú hơn cho học sinh ở các dạng trò chơi đặc biệt.
    Ứng dụng CNTT trong thiết kế trò chơi học tập mang lại nhiều lợi ích và cơ hội để cải thiện chất lượng giáo dục. Trò chơi học tập không chỉ làm cho việc học trở nên thú vị hơn mà còn giúp phát triển các kỹ năng cần thiết cho học sinh trong tương lai. Với sự đầu tư và phát triển hợp lý, trò chơi học tập sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống giáo dục hiện đại.
     

    Hỏi đáp pháp luật

    Hình ảnh hoạt động

    • 1
    • 1
    • 1
    • 1
    • 1

    Liên kết website

    Video

    Trường Trung cấp Luật Đồng Hới- Quảng Bình